Chƣơng 2 SỰ RA ĐỜI CỦA HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ
2.1.2.3. Chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XIX
Ở thế kỷ XIX, chữ Quốc ngữ tiếp tục hoàn thiện do công lao của nhiều nhà trí thức, tiêu biểu nhất là giáo sĩ Taberd người Pháp. Năm 1820, Taberd sang Việt Nam truyền đạo đã sử dụng các tài liệu về chữ Quốc ngữ của các
nhà truyền giáo đi trước, nhất là tham khảo cuốn “Từ điển Annam – Latinh”
(1772) của Pigneau de Béhaine để biên soạn cuốn “Từ điển Annam – Latinh”
(1838). Trong cuốn từ điển Annam – Latinh, Taberd sắp xếp chữ Nôm theo mẫu tự a b c, số lượng chữ Nôm cũng phong phú hơn so với từ điển của Pigneau de Béhaine. Phần lớn số lượng chữ Nôm vẫn giữ nguyên cách viết như trong từ điển của Pigneau de Béhaine, nhưng đã có những chữ viết khác khoa học và phù hợp hơn.
Từ việc khảo sát chữ Quốc ngữ trong cuốn “Từ điển Annam – Latinh” của
Taberd cho thấy cách viết chữ Quốc ngữ không khác mấy so với chữ Quốc ngữ ngày nay. Taberd cải tiến chữ Quốc ngữ trong từ điển của Pigneau de Béhaine để có thể thức như chữ Quốc ngữ ngày nay. Chính những phát triển của chữ Quốc ngữ trong cuốn từ điển của Taberd 1838, nên một thời gian dài các sách vở viết
bằng chữ Quốc ngữ đều thống nhất lấy “Từ điển Annam – Latinh” 1838 làm
chuẩn. Sự chỉnh lý chữ Quốc ngữ trong cuốn “Từ điển Annam – Latinh” 1838
đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của chữ Quốc ngữ. Bởi vì, từ thực tế cho thấy, chữ Quốc ngữ không còn thay đổi nào đáng kể. Sau cuốn từ điển Annam – Latinh 1838, có xuất hiện một cuốn từ điển của Huỳnh Tịnh Của là
“Đại Nam quấc âm tự vị”, xuất bản năm 1895 hay những tài liệu chép tay bằng chữ Quốc ngữ cũng không thấy sự khác biệt nào quá lớn so với từ điển của Taberd 1838. Tuy vậy, khi so sánh chữ Quốc ngữ trong từ điển của Taberd với chữ Quốc ngữ trong các cuốn từ điển ra đời sau này vẫn có khác nhau ở cách sử dụng âm
“i” và “y”. Trong “Từ điển Annam – Latinh” 1838, có một số trường hợp dùng
“i” mà ngày nay dùng “y”, ví như; Viết chữ “duiên”, “huình”, “khuia”, ngày nay viết là “duyên”, “huỳnh”, “khuya”.
Đến thế kỷ XIX, chữ Quốc ngữ không chỉ là phương tiện để các nhà truyền giáo thuyết giảng, chép kinh sách và giao lưu với người dân bản địa, mà còn trở thành phương tiện cho các nhà văn, nhà thơ, nhà báo thỏa sức sáng tác và đưa vào dạy ở các trường học. Từng bước lan truyền ra ngoài phạm vi giáo dân, trở thành phương tiện để người Việt biểu hiện tư tưởng, tình cảm và cảm xúc. Chính quá trình lan rộng của chữ Quốc ngữ trong xã hội là điều kiện để chữ Quốc ngữ hoàn thiện hơn, trơn tru hơn và trở thành thứ chữ ưu việt cho công cuộc xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí và hiện đại nền văn hoá Việt Nam thời cận, hiện đại.
Như vậy, chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XVII vẫn còn nhiều hình thức chữ viết khác với ngày nay, hay ngày nay không còn dùng nữa. Đến thế kỷ XVIII,
Pigneau de Béhaine biên soạn cuốn “Từ điển Annam – Latinh” năm 1772,
chữ Quốc ngữ tiếp tục được cải tiến và phát triển. Trong từ điển của Pigneau de Béhaine có ghi thêm chữ Nôm bên cạnh chữ Quốc ngữ. Sang thế kỷ XIX, Taberd đã kế thừa cuốn từ điển của Pigneau de Béhaine và tiếp tục chỉnh lý
chữ Quốc ngữ, biên soạn cuốn “Từ điển Annam – Latinh”, năm 1838. Trong
cuốn “Từ điển Annam – Latinh”, Taberd ghi cả phần chữ Nôm, phần chữ
Quốc ngữ và không có các chữ tục trong dân gian. Như thế, các nhà truyền giáo đã bắt đầu chú ý đến tầng lớp trí thức Nho giáo người Việt. Pigneau de Béhaine và Taberd đều hướng về ngôn ngữ của giới trí thức nhà Nho.
Trong quá trình sáng chế và hoàn thiện chữ Quốc ngữ có sự đóng góp lớn lao của tầng lớp trí thức Việt Nam, nhất là các thầy giảng. Các nhà truyền đạo khi đến Việt Nam nhận được sự giúp đỡ của nhiều người bản xứ. Những người Việt Nam đã giúp đỡ các giáo sĩ nói tiếng Việt và làm thông ngôn. Giáo sĩ Francisco de Pina, dù tự học tiếng Việt thành thạo, giảng thuyết không cần thông ngôn, nhưng chỉ dừng lại ở dạng lời nói. Đến năm 1618, Pina bắt đầu nhận được sự trợ giúp của một giáo dân người Việt có tên rửa tội là Phê rô và bắt đầu nghiên cứu việc sử dụng mẫu tự La tinh ghi âm tiếng Việt. Theo trích dẫn của Roland Jacques “người ấy, có một người con trai mười sáu tuổi, là thanh niên lanh lợi và thông minh nhất trong vùng; anh này lại viết tiếng Hán rất đẹp, được dân chúng hâm mộ vô cùng… Anh tên thánh rửa tội là Phê rô, nhờ có tài hay chữ nên giúp linh mục rất nhiều trong việc dịch kinh Pater noster, Ave Maria, Credo và Mười điều răn ra tiếng địa phương” [148, tr. 83]. Trong các công trình của Pina nghiên cứu về tiếng Việt và Latinh hoá tiếng Việt có sự “giúp đỡ của một số ít học sinh Việt Nam quy tụ chung quanh ông” [148, tr. 85]. Đến giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes cũng nhờ sự giúp đỡ của một em bé 13 tuổi dạy tiếng Việt. Chính Rhodes đã khẳng định, nhờ có em bé này mà trong một thời gian ngắn ông có thể phân biệt được các dấu
trong tiếng Việt. Trong cuốn “Từ điển Việt - Bồ - La”, Rhodes cũng nói đến
sự đóng góp của những người Việt. “Tuy nhiên trong công việc này ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô sinh và Đông kinh” [1, tr. 3]
Như vậy, quá trình sáng tạo và hoàn thiện chữ Quốc ngữ của các giáo sĩ người châu Âu, có sự đóng góp to lớn của nhiều người Việt Nam. Nhưng, do các nguyên nhân khác nhau, tên tuổi của họ không được ghi lại rõ ràng, mà chỉ có tên thánh.