Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Những công trình nghiên cứu trên có đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về Hội Truyền bá Quốc ngữ, song còn hết sức sơ lược và khái quát. Nhất là, chưa tái hiện được bức tranh toàn cảnh, sinh động và có hệ thống, từ quá trình ra đời, tồn tại, hoạt động của Hội, cũng như những tác động, ảnh hưởng của Hội đến xã hội Việt Nam. Hơn nữa, những công trình nghiên cứu trên chưa nghiên cứu sâu sắc về các vấn đề như:
- Các phong trào Truyền bá Quốc ngữ trước thời Hội Truyền bá Quốc ngữ.
- Bối cảnh lịch sử trong nước cần thiết phải thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ.
- Các giai đoạn hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ và xác định kết quả hoạt động của từng giai đoạn.
- Các chi hội của Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động trên khắp cả nước. - Những thuận lợi và khó khăn mà Hội Truyền bá Quốc ngữ phải đ- ương đầu.
- Những tác động của Hội Truyền bá Quốc ngữ đến xã hội Việt Nam chủ yếu trên các mặt như: Phổ biến chữ Quốc ngữ, nâng cao dân trí, xóa nạn mù chữ, bãi bỏ những hủ tục lạc hậu trong xã hội, đóng góp vào thắng lợi của phong trào cách mạng 1939 – 1945, nhất là, Hội đã để lại những tiền đề, cơ sở và ý tưởng cho phong trào Bình dân học vụ sau này tiếp tục thực hiện sự nghiệp truyền bá chữ Quốc ngữ.
- Các yếu tố ảnh hưởng, tác động dẫn đến sự thành công của Hội. Cho nên việc nghiên cứu toàn diện, khách quan và hệ thống về Hội Truyền bá Quốc ngữ, cũng như những tác động của Hội đến xã hội Việt Nam vẫn còn là đề tài mới mẻ.