Sự cấp thiết thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Hội truyền bá quốc ngữ và tác động của nó đến xã hội Việt Nam (1938-1945) (Trang 59 - 145)

Chƣơng 2 SỰ RA ĐỜI CỦA HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ

2.2.1. Sự cấp thiết thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ

Trong thời gian cai trị nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp đã thi hành chính sách giáo dục nhỏ giọt làm công cụ vững chắc, mạnh mẽ phục vụ cho mục đích thống trị. Chính quyền đô hộ muốn đẩy nhân dân Việt Nam vào vòng ngu dốt nên đã kìm hãm việc học và không cho người Việt học những điều tiến bộ, phù hợp với quy luật. Nguyễn Ái Quốc đã nhận xét: “Thực dân Pháp cố tâm huỷ bỏ Hán học, vì chúng thấy là nguy hiểm cho sự thống trị của chúng, vì chúng biết rằng Hán học có thể đưa Việt Nam những tư tưởng tiến bộ phương Tây thông qua Trung Quốc và Nhật Bản. Người ta có thể tưởng rằng để đẩy lùi ảnh hưởng của nước ngoài, người Pháp sẽ thay thế vào đó bằng nền giáo dục của họ. Không phải thế đâu. Thâm ý của họ là đẩy người dân Việt Nam vào vòng ngu dốt” [172, tr. 19].

Việc thực hiện chính sách giáo dục nhỏ giọt, chính quyền Pháp đã đẩy nhân dân Việt Nam rơi vào tình trạng mù chữ. Số trường học mà người Pháp xây dựng chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. “Nhân dân Đông Dương khẩn khoản đòi mở thêm trường học, vì trường học thiếu một cách nghiêm trọng. Mỗi năm vào kỳ khai giảng, nhiều phụ huynh phải đi gõ cửa, chạy chọt mọi nơi thần thế, có khi chịu trả gấp đôi tiền nội trú, nhưng vẫn không tìm được chỗ cho con học. Và hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu dốt vì nạn thiếu trường” [116, tr. 426]. Cùng với chính sách giáo dục, người Pháp đã thực hiện nhiều âm mưu, thủ đoạn làm bần cùng hoá người dân, làm cho người Việt lo ăn không lo nổi, thì làm sao nghĩ đến việc học. “Xin các ngài hãy tưởng tượng một cảnh gia đình thợ thuyền; chồng suốt ngày cặm cụi, vợ ở nhà cũng ghánh mướn, gồng thuê con nheo nhóc một đàn, đứa lớn trông đứa bé phó thác mặc giời. Trong lòng người mẹ mỗi khi gặp con người khác,

thế nào chẳng thèm thuồng. Nhưng thèm thuồng mà chép miệng! Một tập giấy giá tới 3 hào, một ngòi bút giá tới 3 xu, người mẹ nghèo kia chép miệng là phải, chép miệng mà tiếc, chép miệng mà bùi ngùi, chép miệng mà thất vọng. Tuy cái thất vọng ấy chỉ thoáng qua, nhưng vô cùng đau đớn, vì đó là một ý muốn hay mà không toại, hy vọng nhỏ mà không được thành” [9, tr. 7]. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, trọng người có chữ lại rơi vào tình trạng “cứ trong 100 người dân thì có 3 trẻ em từ 8 tuổi đến 16 tuổi được đi học và 2 người lớn biết chữ, còn 95 người nữa thất học” [19, tr. 5]. Hay riêng năm 1940, “số trẻ em đến tuổi đi học là 3,5 triệu, số học sinh ở cấp tiểu học cả trường công lẫn trường tư được 605.000 người, nghĩa là trong 100 đứa trẻ mới được non 18 đứa đi học. Trong khi đó cả chính phủ, các tổ chức từ thiện, không ai lo việc học cho người lớn mù chữ. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, trong suốt thời gian Pháp thuộc, từ 95% đến 98% dân số Việt Nam sống trong cảnh tối tăm đầu óc” [79 tr. 329].

Qua những số liệu trên có thể khẳng định, trong quá trình cai trị Việt Nam, người Pháp cố tình thực hiện nhiều thủ đoạn làm cho người Việt Nam sống trong cảnh ngu dốt để dễ bề cai trị.

Trước nạn thất học của dân tộc, nhiều nhân sĩ trí thức đã đứng lên gây dựng, cổ vũ phong trào Truyền bá Quốc ngữ, chống nạn thất học, nâng cao dân trí, nhanh chóng cuốn hút đông đảo nhân dân, nhất là tầng lớp thanh niên trí thức tham gia hưởng ứng.

2.2.2. Cuộc vận động thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ

Trước vấn nạn mù chữ của dân tộc, cùng với yêu cầu thiết tha được đi học chính đáng của nhân dân lao động, các nhân sĩ trí thức nhận thấy cần phải tiếp tục công cuộc Truyền bá Quốc ngữ nhằm xoá nạn mù chữ, nâng cao dân trí. Ý tưởng của các nhân sĩ trí thức bắt gặp chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương đang tìm mọi biện pháp nâng cao dân trí đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng. Ngay khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chú

trọng đến công tác xoá nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân lao động mà chủ yếu là giai cấp nông dân và công nhân. Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931, ở những nơi có chính quyền cách mạng đều tổ chức mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân, tạo nên không khí: Lớp học Quốc ngữ, tối về chăm học. A, B, C, ...miệng đọc thanh thanh. Trong các nhà tù, những chiến sĩ cách mạng tiếp tục thực hiện khẩu hiệu của Đảng “biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng”. Nhất là, bước sang thời kỳ 1936 – 1939, xuất hiện các điều kiện thuận lợi, Đảng cho xuất bản sách, báo công khai, tuyên truyền chủ trương, đường lối cách mạng đến với quần chúng nhân dân. Muốn nhân dân đọc, hiểu được những nội dung về cách mạng trên các sách, báo cần phải tiếp tục công cuộc Truyền bá Quốc ngữ, xoá nạn mù chữ nên việc tổ chức mở lớp học Quốc ngữ ngày càng được Đảng đặc biệt quan tâm. Trên các báo của Đảng xuất hiện nhiều bài tuyên truyền về sự cấp thiết phải thanh toán nạn mù chữ, tiếp tục nâng cao dân trí cho nhân dân lao động. Trong Nghị quyết toàn thể Đại biểu hội nghị của Đảng bộ Bắc kỳ vào tháng 8 năm 1938 đã nêu rõ: “Giao thiệp với các trí thức và tai mắt đề nghị lập ra các chi nhánh của Hội Truyền bá Quốc ngữ, đi quyên tiền, cổ động hội viên, mượn các đình, chùa, các trường học…để tổ chức các lớp dạy học” [39, tr.

156].Trong cuốn “Hồi ký” của tác giả Trần Huy Liệu cho thấy, lúc này Đảng

Cộng sản Đông Dương đặc biệt quan tâm đến vấn đề nâng cao dân trí, xoá nạn mù chữ và tiến tới thành lập một tổ chức chống nạn mù chữ mà vai trò nòng cốt là các nhân sĩ trí thức. “Theo nghị quyết của Đảng, để tiến tới một tổ chức chống nạn thất học, chúng tôi, một số đồng chí đã họp với một số nhân

sĩ để bàn về việc này” [111, tr. 214]. Trong cuốn “Chặng đường nóng bỏng”,

tác giả Hoàng Quốc Việt nhớ lại “chúng tôi nhận thấy sách báo của ta tuy ra nhiều nhưng số độc giả là người lao động cùng khổ thì hãy còn rất ít vì anh em này không biết đọc, biết viết. Hai anh em liền nảy ra ý kiến của Phan Thanh đến gặp cụ Nguyễn Văn Tố, mời cụ đứng ra xin lập một hội gì đó làm

cho dân hết mù chữ, có vậy mới đưa lý luận vào phong trào cách mạng được” [189, tr. 149]. Qua hồi ký của Trần Huy Liệu và Hoàng Quốc Việt có thể khẳng định, lúc này ý tưởng của các nhân sĩ trí thức đã bắt gặp chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương về việc xoá nạn mù chữ, nâng cao dân trí cho nhân dân lao động nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng.

Giới trí thức cùng với một số đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương họp bàn và quyết định thành lập một hội chống nạn mù chữ. Buổi họp có các ông Phan Thanh, Bùi Kỷ, Nguyễn Văn Tố, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, Trần Trọng Kim, Trần Huy Liệu…đã đi đến quyết định xin phép nhà cầm quyền

Pháp thành lập Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ và cử ông Nguyễn Văn Tố đứng ra

lo việc này. Bởi lẽ, Nguyễn Văn Tố có uy tín đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là trí thức, lại chưa bị nhà cầm quyền nghi ngờ về thái độ chính trị. “Thực dân Pháp chẳng những yên tâm về thái độ không chống đối của ông, mà còn kiêng nể uy tín của ông trong quần chúng” [62, tr. 40].

Ngày 19 tháng 5 năm 1938, Nguyễn Văn Tố gửi đơn xin thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ lên Thống sứ Bắc kỳ Saten. Đồng thời, các nhà sáng lập tổ chức buổi cổ động vào ngày 25 tháng 5 năm 1938 nhằm chuẩn bị dư luận rộng rãi trong quần chúng nhân dân, hưởng ứng tôn chỉ, mục đích của Hội và làm hậu thuẫn cho việc xin phép thành lập Hội. Buổi cổ động được tổ chức trọng thể tại trụ sở Hội quán Hội thể thao An Nam trên phố Khúc Hạo, Hà Nội. Để thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng mục đích, tôn chỉ của Hội, những nhà sáng lập chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, từ hình thức đến nội dung. Tham gia buổi diễn thuyết gồm đầy đủ các thành phần trong xã hội, như tầng lớp trí thức, nhà báo, thanh niên, sinh viên, công chức, nhân dân lao động thất học. “Rất đông người đến dự: Cái sân quần của Hội Việt Nam Thể dục hoá chật hẹp đối với số mấy nghìn người dự các giới. Đã đành là các anh chị em lao động đến rất nhiều, trong bất cứ một công cuộc xã hội nào anh chị em lao động, tiểu thương đều nhiệt liệt tham gia. Về phần tư sản và tiểu tư sản

đến nghe diễn thuyết cũng rất đông; các anh chị em xinh tươi nhã nhặn, rất nhiệt thành làm công việc mà ban tổ chức giao phó” [169, tr.1]. Để nhà cầm quyền Pháp không gây khó khăn cho việc thành lập Hội, các nhà Truyền bá Quốc ngữ đã mời một số quan chức người Pháp tham gia buổi diễn thuyết. Trước lời mời không thể từ chối, Vinay đại diện cho Thống sứ Bắc kỳ, Hoàng Trọng Phu đại diện cho Tổng đốc Hà Đông đã đến dự. Và sự có mặt của hàng nghìn người trong buổi diễn thuyết theo lời kêu gọi của Hội đã thể hiện lòng mong mỏi, thiết tha được học tập của nhân dân lao động thất học.

Mở đầu buổi diễn thuyết, Nguyễn Văn Tố đại diện cho những nhà sáng lập Hội phát biểu trước tiên. Lời mở đầu ông cảm ơn những người đã quan tâm đến mục đích của Hội mà đến dự buổi cổ động. Trong bài phát biểu Nguyễn Văn Tố đã khái quát quá trình ra đời, phát triển của chữ Quốc ngữ, phân tích sự tiện ích của nó trong công cuộc nâng cao dân trí, xoá nạn mù chữ và quyết đem thứ chữ mà các cố đạo người châu Âu cùng sự trợ giúp của các thầy giảng người Việt sáng tạo ra truyền bá rộng rãi trong nhân dân. Sau đó ông nêu lên tôn chỉ, mục đích và hành động của Hội, đồng thời kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân tham gia giúp Hội: “Chúng tôi cảm ơn các ngài, các bạn đã tới đông như vậy tỏ thiện cảm đối với Hội mới. Giúp Hội các bạn sẽ thấy tỏ rằng, liên hiệp vì một tấm tình chung đối với sự hiểu biết và sự hành động, các bạn là một đội binh, một đội chiến sĩ tranh đấu cho công cuộc hay ho ý nghĩa... Các bạn nên đem lại cho chúng tôi ít phần yêu chuộng lý tưởng, ít phần lực lượng trẻ trung, ít phần dũng cảm làm việc hay, các bạn nên đem lại cho chúng tôi sự nhiệt tâm của những người quên mình vì công cuộc đương theo đuổi…” [169, tr.1].

Tiếp sau Nguyễn Văn Tố đến luợt Phan Thanh lên diễn thuyết về mục đích và phương pháp hành động của Hội. Nhưng trước hết, ông nêu lên tình trạng thất học của nhân dân Việt Nam và cấp thiết phải tổ chức công cuộc chống nạn mù chữ. “Bây giờ cần kíp lắm rồi, chúng ta cần tổ chức một liên

đoàn to lớn để chống lại cái đại họa kia: Sự dốt nát của nhân dân. Vì đại đa số không thể đi đến trường mà học được, trường học cần phải đi tới họ. Trường học phải tăng gia, phải thâm nhập vào các thôn xóm và các khu thợ thuyền. Trường học phải đem vào các túp lều tranh, các xưởng máy một chút ánh sáng hiện giờ là độc quyền của một thiểu số. Quần chúng lao khổ đau thương có quyền được hưởng ánh sáng ấy…” [169, tr.1.] Cuối cùng, Phan Thanh khẳng định: Công cuộc to tát lắm, nhưng chúng tôi nhìn bằng con mắt lạc quan, tin chắc rằng không phải riêng chúng tôi theo đuổi nó.

Tiếp đến, bà Vũ Ngọc Phan, thay mặt giới nữ lên trình bày về tầm quan trọng của việc biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ đối với phụ nữ. Bà đã khái quát tình trạng mù chữ của phụ nữ ở Việt Nam và “đang cần người hướng dẫn! Chúng ta được cái may hơn chị em bình dân; vậy truyền bá nền phổ thông giáo dục cho chị em được cao hơn là nghĩa vụ của chúng ta đó” [169, tr.1]. Kết thúc bài diễn thuyết, bà Vũ Ngọc Phan khẳng định, sự ra đời của Hội Truyền bá Quốc ngữ là một cấp thiết, đáp ứng yêu cầu thiết tha mong mỏi của nhân dân lao động thất học.

Cuối buổi cổ động là bài phát biểu của Trần Văn Giáp nhắc lại mục đích và chương trình hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ. Một là, lập các lớp học cho tất cả mọi người không lấy tiền. Hai là, làm sách in cho học trò không lấy tiền. Ông kết luận: “Mục đích và chương trình của Hội chúng ta tuy tóm lại chỉ có mấy điều nhưng công việc to tát lắm và lại cần kíp nữa, chủ yếu làm sao mở được nhiều lớp vào buổi tối cho người học không lấy tiền và phát giấy bút, sách vở miễn phí để nhanh chóng phần đông những người thất học biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ, học những điều cần thiết cho đời sống hàng ngày. Có như thế mới nâng cao trình độ dân trí, mới tránh được mọi sự ngu dốt”. Sau cùng, Trần Văn Giáp hô hào, cổ vũ mọi người tham gia ủng hộ sự nghiệp của Hội. “Xin anh em mỗi người một tay, mỗi người hy sinh một chút. Đó là nghĩa vụ chung của mọi người, việc công ích này thật không nên trì

hoãn, xin anh em kịp hưởng ứng để chúng ta chóng cùng nhau làm việc. Làm việc cho quốc dân tránh khỏi sự không biết Quốc ngữ” [169, tr.1].

Trước yêu cầu chính đáng được đi học của nhân dân cùng với những nỗ lực của tầng lớp trí thức Việt Nam buộc Thống sứ Bắc kỳ không thể khước từ, chấp nhận ký giấy công nhận sự hoạt động hợp pháp của Hội vào ngày 29 tháng 7 năm 1938. “Trước sức ép của tình hình và dư luận hồi đó, Thống sứ Bắc kỳ không thể bác bỏ đơn và ký giấy chính thức cho Hội hoạt động công

khai kể từ ngày 29tháng 7 năm 1938” [62, tr. 6].

Trên giấy tờ chính thức của phủ Thống sứ Bắc kỳ thì tên Hội, tiếng Pháp là “Association pour la diffusion du Quốc ngữ”, tức là “Hội Truyền bá học Quốc ngữ” ” hay “Hội Truyền bá Quốc ngữ”, thêm chữ “học” là có ý để với cái tên ôn hoà cho chính quyền người Pháp dễ chấp nhận. Vì thế, trong buổi đầu tất cả các giấy tờ của Hội đều mang tên “Hội Truyền bá học Quốc

ngữ”. Nhưng mục đích của Hội không dừng lại việc “dạy cho đồng bào Việt

Nam biết đọc, biết viết tiếng của mình”, mà còn “để dễ học những điều

thường thức”. Do đó, Hội thường được gọi là “Hội Truyền bá Quốc ngữ”, đứng

đầu là ông Nguyễn Văn Tố.

2.2.3. Điều lệ hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ

Trong cuốn Điều lệ hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ do Thống

sứ Bắc kỳ phê duyệt ngày 29 tháng 7 năm 1938, bao gồm 33 điều khoản, bao quát các vấn đề sau:

Tên Hội và Hội quán. Hội viên trong Hội.

Vào Hội, ra Hội, xoá tên, đuổi ra khỏi Hội. Việc quản trị và những điều khoản tạm thời. Chức vụ các Hội viên trong ban Trị sự Việc họp ban Trị sự.

Tài sản của Hội.

Sửa đổi điều lệ và khi giải tán Hội. Vấn đề tên Hội và Hội quán.

Trang mở đầu cuốn Điều lệ, tại khoản 1, nêu ra tôn chỉ và mục đích của

Hội Truyền bá Quốc ngữ “nay dựng lên một Hội, đặt tên là Hội Truyền bá học Quốc ngữ”, nhằm “cốt truyền bá học chữ Quốc ngữ, dạy cho đồng bào Việt Nam biết đọc, biết viết tiếng của mình, để dễ học những điều thường

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Hội truyền bá quốc ngữ và tác động của nó đến xã hội Việt Nam (1938-1945) (Trang 59 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)