Góp phần vào thắng lợi của phong trào cách mạng 1939 – 1945

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Hội truyền bá quốc ngữ và tác động của nó đến xã hội Việt Nam (1938-1945) (Trang 145 - 147)

Chƣơng 2 SỰ RA ĐỜI CỦA HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ

4.2.3. Góp phần vào thắng lợi của phong trào cách mạng 1939 – 1945

Hội Truyền bá Quốc ngữ ra đời và hoạt động trong bối cảnh lịch sử dân tộc có nhiều biến đổi sâu sắc. Đặc biệt là phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đang phát triển mạnh mẽ, bước vào thời kỳ mới, thời kỳ vấn đề dân tộc được đặt lên trên hết và trước hết. Nhất là, Đảng ta tập chung chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám 1945 nổ ra và giành thắng lợi. Tiêu biểu cho sự chuẩn bị, Đảng thành lập mặt trận Việt Minh nhằm tập trung hết thảy mọi giai tầng trong xã hội vào mặt trận, tạo nên một đội quân chính trị hùng hậu cho cách mạng.

Trước tình hình ấy, Hội Truyền bá Quốc ngữ cũng nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động, tiếp tục công cuộc xoá nạn mù chữ, nâng cao dân trí để quần chúng nhân dân lao động tìm đọc các sách, tài liệu cách mạng và hiểu được những chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng, từ đó đi theo Đảng, đi theo cách mạng. Các hội viên, giáo viên luôn tận tâm, tận lực tìm mọi cách vượt qua khó khăn, thử thách thúc đẩy phong trào Truyền bá Quốc ngữ, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ sâu rộng của dư luận, cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân. Do đó, phong trào ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ

trong nhân dân, nên nó mang tính chất quần chúng sâu sắc và tính chất cách mạng cũng không ngừng nâng cao.

Năm 1940, phát xít Nhật thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Chính quyền cai trị của người Pháp ngày càng rệu rã, bất lực trước sức mạnh của người Nhật. Lúc này, chính quyền thực dân Pháp không đủ khả năng kiểm soát mọi mặt ở Đông Dương. Trong khi, phát xít Nhật đang tranh thủ sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, nhất là của giới trí thức Việt Nam. Trước điều kiên, hoàn cảnh mới, Hội Truyền bá Quốc ngữ thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích theo Điều lệ hoạt động tiếp tục thúc đẩy, mở rộng phong trào Truyền bá Quốc ngữ, thu hút, tập hợp các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là các tầng lớp trí thức tiểu tư sản vừa truyền bá Quốc ngữ, vừa tham gia vào các phong trào cách mạng. Trong lúc, ảnh hưởng của mặt trận Việt Minh ngày càng mạnh mẽ, rộng khắp mọi nơi là điều kiện để Hội Truyền bá Quốc ngữ phát triển thành cao trào, đẩy mạnh công cuộc chống nạn thất học, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng của toàn dân. Chính vì thế, phát xít Nhật ngoài việc quảng bá văn minh, cổ động học tiếng Nhật thì tìm mọi cách ngăn cản, đàn áp Hội Truyền bá Quốc ngữ.

Các hội viên, giáo viên và học viên của Hội đã trưởng thành về nhiều mặt sau quá trình hoạt động truyền bá Quốc ngữ. Nhờ vậy, nhiều hội viên, học viên của Hội sớm trở thành những thành viên cứu quốc trong mặt trận Việt Minh và được đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản. Họ không quản khó khăn, hy sinh, vất vả tiếp tục tuyên truyền chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng đến với nhân dân. Ngoài ra, phong trào Truyền bá Quốc ngữ đã cung cấp cho cách mạng, cho Đảng nhiều cán bộ trung kiên “tôi được biết trường hợp của tôi không phải là cá biệt. Phong trào truyền bá Quốc ngữ trong cả nước đã tập dượt và cung cấp cho Đảng không ít cán bộ hoạt động cách mạng trong thời kỳ cách mạng.” [62, tr. 75].

Trong nạn đói năm 1944 - 1945, Đảng phát động phong trào cứu đói, thành lập tổ chức “cứu trợ nạn đói ở Bắc kỳ”. Hội viên, học viên của Hội

Truyền bá Quốc ngữ là lực lượng tham gia đông đảo trong phong trào cứu đói, góp phần không nhỏ khắc phục nạn đói cho quần chúng nhân dân nghèo ở miền Bắc. Đến khi, toàn quốc tổng khởi nghĩa, đội ngũ giáo viên, học viên và học viên của Hội cũng tham gia tích cực trong các cuộc đấu trang vũ trang, đấu tranh chính trị giành chính quyền từ các thành thị về đến nhiều vùng nông thôn, từ đồng bằng cho đến các huyện, các tỉnh miền núi. Tại các khu vực miền núi, nhiều địa phương chưa thành lập được tổ chức Việt Minh, các hội viên, giáo viên Truyền bá Quốc ngữ đã kêu gọi và tập hợp quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh lật đổ chính quyền đế quốc, tay sai, thành lập chính quyền cách mạng. Nhiều Hội viên, giáo viên nhờ có uy tín trong thời gian truyền bá Quốc ngữ đã được nhân dân tín nhiệm bầu vào chính quyền lâm thời.

Ngoài ra, sau cách mạng Tháng Tám 1945, nhiều yếu nhân trong Hội Truyền bá Quốc ngữ đã tham gia vào chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiêu biểu nhất là Hội trưởng Nguyễn Văn Tố làm Trưởng ban Thường trực Quốc Hội (Chủ tịch Quốc hội), Bộ trưởng Bộ Cứu tế, nhiều hội viên, giáo viên tiếp tục tham gia sự nghiệp chống nạn thất học, nâng cao dân trí và phổ biến chữ Quốc ngữ trong phong trào Bình dân học vụ.

Như vậy, Hội Truyền bá Quốc ngữ ra đời được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng, nhất là tầng lớp thanh niên trí thức tiểu tư sản. Trong đó, các chiến sĩ cộng sản, như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Đặng Thai Mai và một bộ phận nhân sĩ trí thức, như Nguyễn Văn Tố, Bùi Kỷ, Hoàng Xuân Hãn, Vũ Đình Hòe làm hạt nhân thu hút. Hội hoạt động công khai, hợp pháp từ miền Bắc đến miền Nam, gây dựng và tập hợp được một lực lượng quần chúng yêu nước, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của phong trào cách mạng 1939 - 1945.

4.2.4. Để lại tiền đề, cơ sở cho phong trào Bình dân học vụ tiếp tụcthực hiện sự nghiệp xoá nạn mù chữ sau cách mạng Tháng Tám 1945

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Hội truyền bá quốc ngữ và tác động của nó đến xã hội Việt Nam (1938-1945) (Trang 145 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)