Chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XVIII

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Hội truyền bá quốc ngữ và tác động của nó đến xã hội Việt Nam (1938-1945) (Trang 34 - 35)

Chƣơng 2 SỰ RA ĐỜI CỦA HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ

2.1.2.2. Chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XVIII

Chữ Quốc ngữ tiếp tục được hoàn thiện về hình thức chữ viết trong thế kỷ XVIII, cách viết hầu như không khác nhiều so với hiện nay qua các tài liệu

viết tay của Pili Phê Bỉnh và cuốn “Từ điển Việt – Latinh” (1772).

Thế kỷ XVIII, Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), một linh mục người

Pháp sang truyền đạo ở Việt Nam đã biên soạn cuốn “Từ điển Việt – Latinh”,

năm 1772. Qua cuốn “Từ điển Việt – Latinh”, chữ Quốc ngữ đã có nhiều biến

đổi so với cuốn “Từ điển Việt - Bồ - La” của Alexandre de Rhodes. Chữ Quốc

ngữ trong từ điển của Pigneau de Béhaine chịu ảnh hưởng của cách phát âm ở miền Nam, như có chữ “lầm” mà không có chữ “nhầm”, có chữ “lanh” mà không có chữ “nhanh”, có chữ “nhơi” mà không có chữ “nhân” và không còn xuất hiện các phụ âm “mnh”, “ml”, “bl”, “tl”. Chữ Quốc ngữ trong từ điển của Pigneau de Béhaine hoàn chỉnh hơn rất nhiều so với chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XVII “chữ Quốc ngữ của Bê hen khác xa với chữ Quốc ngữ của Đờ rốt (1651),

của Văn Tín (1659)…. Dạng chữ Quốc ngữ của Bê Hen khoa học hơn, trơn bén hơn, phản ánh một thứ tiếng Việt Nam bộ gọn gang hơn, đơn giản hơn và trong sáng hơn”[190, tr. 280].

Như vậy, chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XVIII đã có nhiều biến đổi so với chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XVII. Những bất ổn trong từ dạng thời Alexandre de Rhodes đã cơ bản được chỉnh lý và hoàn chỉnh, đặt nền móng vững chắc cho việc tiếp tục hoàn thiện thứ chữ viết này ở thế kỷ XIX.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Hội truyền bá quốc ngữ và tác động của nó đến xã hội Việt Nam (1938-1945) (Trang 34 - 35)