Báo chí với sự phát triển của chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XX

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Hội truyền bá quốc ngữ và tác động của nó đến xã hội Việt Nam (1938-1945) (Trang 49 - 59)

Chƣơng 2 SỰ RA ĐỜI CỦA HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ

2.1.3.3. Báo chí với sự phát triển của chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XX

Một phương tiện quan trọng trong quá trình phổ biến và hoàn thiện chữ Quốc ngữ chính là sự xuất hiện của báo chí Quốc ngữ. Đến khi thực dân Pháp xác lập bộ máy cai trị trên toàn bộ lãnh thổ nước ta thì báo chí đã được phổ biến rộng rãi làm phương tiện tuyên truyền chính sách cai trị của chính quyền đô hộ.

Tờ báo chữ Quốc ngữ xuất bản đầu tiên ở Việt Nam là “Gia Định

báo”, ra đời năm 1865. Năm 1869, do Trương Vĩnh Ký điều hành, trước đó

do Ernest Poteau quản lý. Khi Trương Vĩnh Ký điều hành, đã nêu lên ba mục tiêu cho tờ báo: “Truyền bá chữ Quốc ngữ trong nhân dân. Cổ động tân học trong nước. Khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ” [12, tr. 371]. Tờ báo

đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp cổ vũ, quảng bá chữ Quốc ngữ trong

những năm cuối thế kỷ XIX. Cuối thế kỷ XIX, sau Gia Định báo một số tớ

báo chữ Quốc ngữ ra đời như: Phan Yên báo, (1868), Nhật Trình Nam kỳ

(1883), Nam kỳ địa phận (1883). Sang đầu thế kỷ XX, tầng lớp trí thức Việt

Nam nhận thấy chữ Quốc ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với văn hoá và báo chí. Sự phát triển của chữ Quốc ngữ góp phần phát triển báo chí, văn hoá, văn học, nghệ thuật của đất nước. Đồng thời, sự phát triển của báo chí giúp cho chữ Quốc ngữ thêm phần uyển chuyển, trơn tru và nhanh chóng được phổ biến trong đời sống của nhân dân. Và họ đã tìm mọi cách mở rộng, phát triển báo chí Quốc ngữ, xem báo chí là phương tiện truyền tải chữ Quốc ngữ đến với nhân dân lao động. Năm 1907, các nhà Duy Tân trong Đông Kinh nghĩa

thục sử dụng tờ Đại Nam đồng văn nhật báo, sau này đổi thành Đăng cổ tùng

báo được in bằng hai thứ chữ, chữ Hán do Đào Nguyên Phổ phụ trách, chữ

Quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh phụ trách. Trong số đầu tiên, tờ báo đã đăng

tải bài Người An nam nên biết chữ An nam của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, để

tuyên truyền cổ vũ việc học và sử dụng chữ Quốc ngữ trong sinh hoạt hàng ngày. Tờ báo góp phần không nhỏ vào tiến trình phổ biến chữ Quốc ngữ đến

với các tầng lớp nhân dân, nên tác giả Hoàng Tiến trong tác phẩm Chữ Quốc

ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ XX cho rằng, sự ra đời của tờ

Đăng cổ tùng báo là mốc khởi đầu cho cuộc cách mạng chữ viết ở Việt Nam

đầu thế kỷ XX. “Nhìn tổng quát diễn biến của cuộc cách mạng chữ viết kéo dài 10 năm. Bắt đầu từ năm 1907 kết thúc năm 1917. Tính mốc 1907 là năm

tờ Đăng cổ tùng báo do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút ra đời” [168, tr. 83].

Đầu thế kỷ XX, hai tờ báo có nhiều đóng góp vào quá trình phổ biến, hoàn

thiện chữ Quốc ngữ là Đông Dương tạp chí (1913) và Nam Phong tạp chí

(1917). Đông Dương tạp chíNam Phong tạp chí được xuất bản tại Hà Nội,

cách viết, cách phát âm có phần chuẩn hơn các tờ báo ở Nam kỳ và cách viết cũng tương đối thống nhất, dùng từ dễ hiểu, loại bỏ nhiều phương ngữ.

Đông Dương tạp chí, do Nguyễn Văn Vĩnh điều hành, dưới sự tài trợ của chính quyền thuộc địa. Tạp chí ra hàng tuần với sự tham gia công tác của những cây bút xuất sắc nhất về Tây học, như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn và những cây bút xuất sắc về Nho học, như Phan Kế Bính,

Nguyễn Đỗ Mục. Trên Đông Dương tạp chí đăng tải nhiều nội dung luận bàn

về cái hay, cái đẹp, cái lợi ích của chữ Quốc ngữ so với chữ Hán, chữ Nôm,

qua đó khuyến khích nhân dân theo học. Đông Dương tạp chí nêu ra mục

tiêu: “Phổ biến văn hoá Tây phương, cổ động học chữ Quốc ngữ, giới thiệu kiến thức thực nghiệm như canh nông, công nghệ…” [192, tr. 137]. Vì thế, các bài có nội dung phê phán những hạn chế của chữ Hán, chữ Nôm và lối học khoa cử, hay là bàn về tính tiện ích của chữ Quốc ngữ, về cách in ấn, cách thống nhất trong khi nói và viết, hay những bài viết về sự cần thiết tiếp nhận chữ Quốc ngữ một sản phẩm của phương Tây ảnh hưởng đến Việt

Nam…được đăng tải liên tục. Từ những nội dung đó, Đông Dương tạp chí đã

góp phần quan trọng trong sự nghiệp cổ vũ, khuyến khích việc học chữ Quốc ngữ từ cách đánh vần, viết chính tả, cách phát âm đến tư thế ngồi viết.

Những bài luận bàn về chữ Quốc ngữ trên Đông Dương tạp chí, góp

phần tích cực trong tiến trình cổ vũ, phổ biến và xác lập vị trí chủ đạo của chữ Quốc ngữ trong xã hội Việt Nam. Tác giả Đỗ Quang Hưng cho rằng, đỉnh cao

của chữ Quốc ngữ không gì khác chính là tờ Đông Dương tạp chí. Báo làm

nhiệm vụ dạy chữ Quốc ngữ cho người dân, hoàn thiện văn phạm và hệ thống chữ Quốc ngữ, bên cạnh việc thực hiện chức năng báo chí rất hay. Trong khi,

tác giả Hoàng Tiến cho rằng, tờ Đông Dương tạp chí là mốc kết thúc của cuộc

cách mạng chữ viết ở Việt Nam và là sự thắng lợi vĩnh viễn của chữ Quốc ngữ đối với chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp.

Người đóng góp lớn vào quá trình truyền bá chữ Quốc ngữ trên Đông

Dương tạp chí là chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh. Ông và những cộng sự trong tạp

hiện đại nền văn hoá dân tộc. Ông đăng tải nhiều bài viết trên Đông Dương

tạp chí bàn về các vấn đề như: “Chữ Quốc ngữ”, “Cách viết chữ Quốc ngữ”,

“Chữ Nho nên để hay nên bỏ”, “Tiếng An nam”…, qua đó, phân tích, lý giải sự cần thiết phải sử dụng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm. Ông mong muốn nhân dân bỏ chữ Hán mà học ngay lấy chữ Quốc ngữ, vì chữ Hán khó học, tốn nhiều thời gian, không phải ai cũng học được. “Chữ Nho chỉ còn nên giữ lại để mà dạy ở khoa trung đẳng nam học mà thôi…Bây giờ trẻ con xin nhất quyết đừng cho học chữ Nho nữa, mà các tràng Pháp Việt cũng xin bỏ lối dạy chữ Nho đi” [168, tr. 148]. Theo ông, người biết chữ Quốc ngữ đọc được, hiểu được, mà người không biết chữ khi nghe người biết chữ đọc cũng hiểu ngay. Và khẳng định, việc học chữ Quốc ngữ người thông minh thì học vai ngày, người kém thông minh học một tháng cũng có thể đọc thông, viết thạo. Trong khi học chữ Hán và chữ Nôm mất nửa đời người, mà trăm người học, không được một người hay, học được hay cũng chỉ ích lấy một mình. Nguyễn Văn Vĩnh nhận thấy, công việc phổ biến chữ Quốc ngữ chỉ một mình ông không thể mang lại nhiều thành công. Ông đã kêu gọi “những bậc tài hoa, những người có học thức trong nước, phải chuyên vào nghề văn quốc ngữ” và đề xuất “nào báo quốc ngữ, nào sách học quốc ngữ, nào thơ quốc ngữ, nào văn chương quốc ngữ, án kỳ, hành trình, tiểu thuyết, nghị luận, tờ bồi việc quan, đơn từ kiện tụng, nên làm bằng toàn chữ Quốc ngữ hết cả” [168, tr. 158]. Ngoài việc kêu gọi, cổ vũ mọi người tham gia học và sử dụng chữ Quốc ngữ, Nguyễn Văn Vĩnh đưa vấn đề ngữ pháp ra bàn luận để cố gắng hoàn thiện chữ viết này. Ông nêu vấn đề đặt câu, chấm câu, cách viết, cách nói thống nhất trong cả ba miền “nay bản quán lấy việc cổ động cho chữ Quốc ngữ làm chủ nghĩa, tưởng cũng đem hết các khuyết điểm, các nơi không tiện ra mà bàn lại” [191; tr 8]. Nguyễn Văn Vĩnh đã sống ở cả ba miền đất nước, có điều kiện khảo sát giọng nói ở từng địa phương, nhất là những khác biệt giữa cách viết, cách đọc của các miền. Ở miền Nam và miền Bắc thường lẫn

giữa các chữ “ch” với “tr”, “x” với “s”, “gi” với “d” …và ông đã liệt kê “1. “gi” đổi thành “tr”. “Trả” để thay “giả”, “trai gái” để thay “giai”, “trăng gió” để thay “giăng”, “trao đổi” để thay “giao”, “trầu không” để thau “giầu”…2. “s” đổi thành “tr”. “trống mái” để thay tiếng “sống”. 3. “d “đổi ra “nh”. “nhọ” để thay tiếng “dọn”, “nhơ bẩn’ để thay tiếng “dơ”…4. “nh”đổi ra “l”. “Lạt” để thay “nhạt”, “lời” để thay “nhời”…5. “ng” đổi ra “v””[168, tr. 171 - 172]. Nguyễn Văn Vĩnh mong mỗi miền viết những từ, những câu chuẩn thì chữ Quốc ngữ mới trở nên trơn tru, rõ ràng và dân tộc mới có một văn tự thống nhất trong toàn quốc.

Vai trò của Nguyễn Văn Vĩnh đối với chữ Quốc ngữ và văn Quốc ngữ được nhà văn Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Nguyễn Văn Vĩnh là một người rất có công với quốc văn, nhưng không phải chỉ nhờ ở những sách dịch trên này mà ông có công ấy. Ông có công lớn với quốc văn là vì ông đã đứng chủ trương một cơ quan văn học vào buổi mà đối với văn chương, mọi người còn bỡ ngỡ. Ông lại hội họp được những cây bút có tiếng, gây nên được phong trào yêu mến quốc văn trong đám thanh niên trí thức đương thời, vì ngoài một vài quyển tạp chí có giá trị, thanh niên hồi xưa không làm gì có những sách quốc

văn như bây giờ để đọc. Mà Đông Dương tạp chí hồi đó như thế nào? Người

Tây học có thể thấy trong đó những tinh hoa của nền cổ học Trung Hoa mà nước ta đã chịu ảnh hưởng lâu đời; người Hán học có thể thấy trong đó những tư tưởng mới của Tây phương là những tư tưởng mà người Việt Nam ta cần phải biết rõ để mà thâu thái. Những bài bình luận, những bài tham khảo về Đông phương và Tây phương đăng liên tiếp trong Đông Dương tạp chí, ngày nay giở đến người ta vẫn còn thấy là những bài có thể dựng thành những bộ sách biên tập rất vững vàng và có thể giúp ích cho nền văn học Việt Nam hiện đại và tương lai”[125, tr. 52 - 53].

Sau tờ “Đông Dương tạp chí” là sự ra đời của tờ “Nam Phong tạp chí”

Phạm Quỳnh phụ trách phần chữ Quốc ngữ, Nguyễn Bá Trác phụ trách phần chữ Hán. Tạp chí nhanh chóng cuốn hút nhiều cây bút xuất sắc thời đó, như Nguyễn Bá Học, Lê Dư, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Hữu Tiến… tham gia cộng tác.

Trong sự nghiệp cổ vũ, truyền bá chữ Quốc ngữ trên Nam Phong tạp

chí là sự kế tiếp và phát triển mạnh mẽ hơn của tờ Đông Dương tạp chí. Các

tác giả trên Nam Phong soạn thảo từ điển, dịch sách nước ngoài ra chữ Quốc ngữ và đề nghị sử dụng chữ Quốc ngữ trong công văn, giấy tờ, đưa chữ Quốc ngữ vào dạy trong trường học. Nam Phong cũng góp công lớn trong việc xây dựng và hệ thống hoá, chuẩn hoá kho từ vựng, bổ sung các thuật ngữ khoa học, kỹ thuật hiện đại. Các bài có liên quan đến chữ Quốc ngữ, như: “Công văn phải dùng bằng chữ Quốc ngữ”, “Quốc ngữ Cổ”, “Khảo về chữ Quốc ngữ”, “Quốc ngữ quốc văn”, “Phan Châu Trinh đối với chữ Quốc ngữ” hay “Sự tiến hoá của tiếng An nam”, “Tiếng An nam có cần phải thống nhất không”, “Văn Quốc ngữ”, “Văn chương Quốc ngữ”, “Bảo tồn Quốc ngữ”…được đăng tải liên tục trên Nam Phong, nhằm góp phần phổ biến chữ Quốc ngữ đến với nhân dân. Những đóng góp to lớn của tạp chí Nam Phong và cá nhân chủ bút Phạm Quỳnh đối với sự nghiệp phổ biến chữ Quốc ngữ đã được Nguyễn Đức Thuận, so sánh họ với các nhà Duy tân trong Đông Kinh nghĩa thục. “Các chí sĩ trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục trước đây và ông chủ bút Nam Phong tạp chí sau này làm một công việc có tính chiến đấu, “đối đầu” với mưu đồ của Pháp, là phổ biến chữ Quốc ngữ, xây dựng chữ Quốc ngữ

hoàn chỉnh…Sau này cho thấy, công việc của Đông Kinh nghĩa thục và Nam

Phong tạp chí, trên nhiều phương diện đã thành công” [123, tr. 108].

Nổi bật nhất trong Nam Phong tạp chí, là chủ bút Phạm Quỳnh. Ông đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp truyền bá, cổ vũ nhân dân sử dụng chữ Quốc ngữ thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm và xây dựng một nền quốc văn cho

đất nước. Trong bài “Khảo về chữ Quốc ngữ”, đăng trên Nam Phong tạp chí,

các nhà truyền giáo người châu Âu sáng tạo ra chữ Quốc ngữ nhằm phục vụ cho công việc giảng kinh, truyền đạo. Đồng thời, nêu lên quá trình ảnh hưởng, phát triển của chữ Quốc ngữ đến với nhân dân, nhất là từ khi thực dân Pháp sử dụng nó trong công việc hành chính. Phạm Quỳnh phân tích, lý giải về sự tiện ích của chữ Quốc ngữ, mà các nhà Duy Tân Đông Kinh nghĩa thục đã nêu ra hồi đầu thế kỷ XX và nêu lên sự cần thiết phải sử dụng chữ Quốc ngữ cho nhân dân Việt Nam “ngày nay chữ Quốc ngữ đã nghiễm nhiên thành thứ chữ Viết, cái văn tự chung của dân tộc Việt Nam vậy. Học vừa dễ vừa mau, dùng vừa hay vừa tiện, thật là một cái lợi khí để truyền bá sự học trong quốc dân. Nay chúng ta được dùng cái chữ thần diệu đó…” [143, tr. 335]. Ngoài ra, Phạm Quỳnh không khoan nhượng trước một bộ phận người Việt Nam có tư tưởng xem thường chữ Quốc ngữ, cho chữ Quốc ngữ không đáng học, không thể bằng chữ Pháp “chữ Quốc ngữ được thí nghiệm trong ba trăm năm được tiện lợi như thế, vậy mà còn có người bài bác, bao phen vận động muốn sửa đổi lại. Những nhà muốn cải cách ấy chỉ có câu nệ rằng trong chữ Quốc ngữ có nhiều vần không hợp với tiếng Pháp, nhưng tiếng Pháp là tiếng Pháp, Quốc ngữ là Quốc ngữ” [143, tr. 335]. Không dừng lại việc bàn luận về tính tiện ích của chữ Quốc ngữ trong công cuộc nâng cao dân trí, chủ bút Nam Phong nêu lên mối quan hệ giữa chữ Quốc ngữ với tiếng Việt và sử dụng chữ Quốc ngữ ghi âm tiếng Việt có thành văn chương, như các thứ tiếng khác. Thời của Phạm Quỳnh việc cổ vũ sử dụng chữ Quốc ngữ viết sách là một khó khăn lớn do quan điểm “phàm văn tự, có khó khăn mới thâm thuý. Nay chữ Quốc ngữ dễ quá, đứa bé lên năm, học trò sơ học mở quyển sách ra cũng đọc lau láu được ngay, thì cái văn chương sản xuất bằng thứ chữ ấy tất là thô thiển bỉ tiện, không xứng đáng là văn chương được” [144, tr. 337] mà không biết rằng “chính chữ Quốc ngữ là cái bè để cứu vớt bọn ta trong bể trầm luân vậy”

[146, tr. 59]. Nhưng chủ bút Nam Phong với niềm tin “hậu vận nước Nam ta

thuật, diễn thuyết và cổ động cho chữ Quốc ngữ phát triển trong xã hội. Trước nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam nên sử dụng chữ Pháp làm quốc văn, Phạm Quỳnh đã phân tích, lý giải cả chữ Hán, chữ Pháp và kết luận hai thứ chữ trên không thể dùng làm quốc văn được “chữ Hán cũng như chữ Pháp, chỉ có một số người học làm một chuyên khoa, không thể cho quốc dân học làm quốc văn được” và ông khẳng định “chỉ duy còn có chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ nói sao viết vậy. Mà cách viết ấy học rất mau, chỉ sáu tháng một năm là biết được cả” [143, tr. 338]. Phạm Quỳnh xem chữ Quốc ngữ là một thứ chữ “mầu nhiệm” cho nhân dân Việt Nam mở mang dân trí và tin rằng vận mệnh chữ Quốc ngữ sẽ gắn chặt với tiếng Việt, quốc văn cũng nhờ đó mà mỗi ngày một phát triển. Cuối cùng ông khẳng định, chữ Quốc ngữ là công cụ tuyệt diệu giải phóng trí tuệ và thâu thái các khoa học mới cho nhân dân.

Với “Tạp chí Nam Phong” và cá nhân Phạm Quỳnh có nhiều đóng góp

cho sự trưởng thành, tiến hoá của chữ Quốc ngữ và bước đầu xây dựng một nền quốc văn cho dân tộc, kết hợp giữa giá trị cổ truyền và hiện đại, giữa văn hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Hội truyền bá quốc ngữ và tác động của nó đến xã hội Việt Nam (1938-1945) (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)