Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu giao an sinh 9 cn doc (Trang 65 - 67)

Các chất đồng vị phóng xạ được tích luỹ trong khí quyển rồi xuống đất; chất đồng vị phóng xạ có trong lòng đất hay ở vật dụng xung quanh ta thường xuyên phân rã, rồi xâm nhập vào cơ thể động vật, thực vật và con người (ở mô xương, mô máu, tuyến sinh dục) gây ung thư và các đột biến Các hoá chất có thể gây đột biến gấp rất lần chất phóng xạ. Do vậy phải đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và chống ô nhiễm môi trường

Củng cố

Hs đọc phần tóm tắt cuối bài

BTVN: Trả lời câu hỏi trong SGK

******************************************

TUẦN 16 - TIẾT 31. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

I. Mục tiêu

- Nhận biết được công nghệ di truyền tế bào là gì, gồm những công đoạn chủ yếu nào

- Phân tích được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm

- Nêu được phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô trong chọn giống Rèn kĩ năng quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ

II. Phương tiện:

- Tranh phóng to hình 31.1 - 3 SGK

III. Phương pháp

- Nêu vấn đề - Quan sát

- Nghiên cứu SGK

IV. Tiến trình bài giảng

1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài giảng

Gv – Hs Mở bài:

Gv: cho hs đọc mục I SGK, thực hiện bài tập của mục I

Gv: giải thích việc ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô trên trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ các tính trạng của cơ thể gốc đã trở thành một ngành kĩ thuật có quy trình xác định, được gọi là công nghệ tế bào

Hs đọc SGK, nghe gv phân tích, trao đổi nhóm và cử đại diện trình bày

Bảng

Bài 31. Công nghệ tế bào

I. Khái niệm công nghệ tế bào

- Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với kiểu gen của cơ thể gốc được gọi là công nghệ tế bào

- Người ta phải: Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể mẹ, rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo (để tạo thành mô non). Sau đó, kích thích mô non bằng hoocmôn sinh trưởng để nó phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh Chuyển tiếp:

Gv: yêu cầu hs trình bày lại quá trình nuôi cấy mô (dựa trên hình 31.1a, b, c, d SGK)

Hs nghiên cứu SGK, quan sát tranh hình 31.1 – 2SGK, thảo luận nhóm, nêu lên được:

Gv cho hs đọc SGK, quan sát hình 31.3 thảo luận nhóm để nêu lên được:

II. Ứng dụng công nghệ tế bào

1. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân

giống) ở cây trồng

- Quy trình nuôi cấy mô

- Thành tựu nuôi cấy mô, đặc biệt là các kết quả nuôi cấy mô ở trong nước: Nhân giống khoai tây, dứa, phong lan....

2. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn

giống cây trồng

- Thành tựu dung hợp tế bào trần trên thế giới và ở Việt Nam

Gv cho hs đọc SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

? Nêu những ưu điểm và triển vọng của phương pháp vi nhân giống

3. Nhân bản vô tính ở động vật

- Phương pháp vi nhân giống cho ra giống nhanh, năng suất cao và chi phí thấp. Có triển vọng mở ra khả năng cung cấp các cơ quan thay thế cho bệnh nhân hoặc nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm (có nguy cơ tuyệt chủng)

Củng cố: Hs đọc phần tóm tắt cuối bài

BTVN: Trả lời câu hỏi trong SGK.

****************************************

TUẦN 16 - TIẾT 32. CÔNG NGHỆ GEN

I. Mục tiêu:

Hs có khả năng:

- Nêu được khái niệm kĩ thuật di truyền và các khâu trong kĩ thuật gen - Xác định được các lĩnh vực ứng dụng kĩ thuật gen

- Nêu lên được : Công nghệ sinh học là gì?

- Xác định được các lĩnh vực chính của công nghệ sinh học Rèn kĩ năng quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ

II. Phương tiện:

- Tranh phóng to hình 32.1 - 2 SGK

III. Phương pháp

- Nêu vấn đề - Quan sát

- Nghiên cứu SGK

IV. Tiến trình bài giảng

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Bài giảng

Gv – Hs

Mở bài:

Gv: Yêu cầu hs quan sát hình 32.1 – 32.2 SGK, tìm hiểu SGK để trả lời các câu hỏi sau:

? Người ta sử dụng công nghệ gen vào mục đích gì

Bảng

Bài 32. Công nghệ gen

Một phần của tài liệu giao an sinh 9 cn doc (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w