III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính
TUẦN 7 TIẾT 13 DI TRUYỀN LIÊN KẾT
I. Mục tiêu:
Hs có khả năng:
- Giải thích được thí nghiệm của Moogan
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt đối với chọn giống - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ
II. Phương tiện :
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài giảng
Gv- Hs
Mở bài:
Gv nêu câu hỏi (ôn lại kiến thức cũ)
? Thế nào là phân tích lai. Gv: Treo tranh phóng to hình 13 SGK yêu cầu Hs quan sát và tìm hiểu SGK để trả lời các câu hỏi sau:
? Tại sao dựa vào kiểu hình 1 : 1 Moogan lại cho rằng các gen quy định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên một NST (liên kết gen)
Bảng
Tiết 13. Di truyền liên kết.
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn kết quả phép lai phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp - Vì ruồi cái thân đen, cánh cụt , chỉ cho 1 loại giao tử bv, còn ruồi đực F1 cũng chỉ cho 2 loại giao tử BV và bv (không phải là 4 loại giao tử như do truyền độc lập). Do đó ,các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên một NST và liên kết với nhau.
? Di truyền liên kết là gì. Gv: Yêu cầu Hs nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi : ý nghĩa cả di truyền liên kết là gì ? Gv gợi ý : Trong tế bào số gen lớn hơn số NST rất nhiều vậy có nhiều gen cùng nằm trên một NST
Khi phát sinh giao tử các gen cùng nằm trên 1 NST đều được đi về một giao tử (theo NST) tạo thành nhóm gen liên kết.
- Di truyền liên kết là một nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST, cùng phân ki trong quá trình phân bào.
- Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST. Nhờ đó ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau.
Củng cố và BTVN: Câu hỏi 1:
Đánh dấu + vào câu trả lời đúng:
Cho 2 thứ đậu thuần chủng là hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhân, có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ : 1 hạt trơn không tua cuốn : 2 hạt trơn có tua cuốn : 1 hạt nhân, có tua cuốn.
Kết quả phép lai được giải thích ntn?
a. Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3: 1 b. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau c. Hai cặp tính trạng di truyền liên kết *
d. Sự tổ hợp lại các tính trạng ở P
BTVN: Trả lời tất cả các câu hỏi trong SGK.
*********************************************
TUẦN 7- TIẾT 14 THỰC HÀNH QUAN SÁT HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ. I. Mục tiêu:
Hs có khả năng:
- Nhận được dạng NST ở các kì phân lớn - Rèn kuyện kĩ năng quan sát hình vẽ II. Phương pháp dạy học:
- Kính hiển vi
- Tiêu bản cố định NST của một số loại động vật thực vật III. Tiến trình dạy học:
Gv: chia nhóm Hs, mỗi nhóm (5- 6HS) và giao cho mỗi nhóm 1 kính hiển vi và một hộp tiêu bản mẫu
Gv: yêu cầu Hs thực hành theo nhóm và theo dõi giúp đỡ các nhóm
Gv: lưu ý Hs trong tiêu bản có các tế bào ở các kì khác nhau ( kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối) và có thể nhận biết được thông qua vị trí của các NST
trong tế bào. Ví dụ, nếu thành hàng ở mạt phẳng xích đạo của thói phân bào thù đó là kì giữa .
Nếu NST phân thành 2 nhóm ở gần 2 cực tế bào thì đó là kì cuối.... Gv: yêu cầu Hs vẽ vào vở của NST quan sát được
Gv có thể chọn mẫu tiêu bản quan sát rõ nhất của các nhóm Hs tìm được để cả lớp quan sát.
Các thao tác thực hành thoa tác trên kính hiển vi:
1. Đặt tiêu bản lên kính, dùng vật kính với bội giác bé để lựa chọn điểm quan sát đạt yêu cầu. Tiếp đến là chuyển sang bội giác lớn để quan sát tiếp
2. Khi nhận dạng được NST Hs trao đổi theo nhóm để xác định được vị trí của NST ở kì nào của quá trình phân bào
********************************************
CHƯƠNG II. ADN VÀ GEN TUẦN 8 - TIẾT 15. ADN I. Mục tiêu:
Hs trình bày được:
- Xác định được thành phần hoá học của ADN - Nêu được tính đặc thù và đa dạng của ADN - Mô tả được cấu trúc không gian của ADN
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ, kĩ năng thảo luận nhóm
II. Phương tiện:
- Mô hình cấu tạo phân tử ADN - Tranh phóng to hình 15 sgk III. Phương pháp
- Nêu vấn đề - Quan sát
- Nghiên cứu sgk IV. Tiến trình bài giảng 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài giảng
Gv-Hs Mở bài:
Gv: treo tranh phóng to hình 15 sgk cho hs quan sát, yêu cầu hs đọc sgk để thực hiện bài tập trong sgk:
? Yếu tố nào quy định tính đặc thù của ADN
? Tính đa dạng của ADN được giải thích ntn
Gv: gợi ý: ADN là đa phân tử được cấu tạo từ 4 loại nucleotit A, T, G, X
Bảng
Bài 15. ADN
I. Thành phần hoá học của ADN
- Tính đặc thù của ADN là số lượng thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotit quy định
- Do sự sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotit đã tạo nên tính đa dạng của ADN
Hs nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm, đại diện trình bày
Gv: nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến
Gv: Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho sự đa dạng và đặc thù của các loài vật. ADN chủ yếu tập trung trong nhân và có khối lượng ổn định, đặc trưng cho loài
Chuyển tiếp:
Gv: cho hs quan sát tranh phóng to hình 15 sgk và phân tích cho hs thấy rõ: ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải), ngược chiều kim đồng hồ. Mỗi chu kì xoắn cao 34 A0 gồm 10 cặp nucleotit.
Đường kính vòng xoắn là 20 A0
Gv: yêu cầu hs thực hiện bài tập sgk phần II
Hs quan sát, nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm, đại diện trình
II. Cấu trúc không gian của phân tử ADN
- Các loại nucleotit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung (NTBS), A của mạch đơn này liên kết với T của mạch đơn kia bằng hai liên kết hidro, G của mạch đơn này liên kết với X của mạch đơn kia bằng 3 liên kết hiđro và ngược lại
bày
Gv: nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến
Gv: như vậy khi biết trình tự sắp xếp các nucleotit của mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sắp xếp các nucleotit trong mạch đơn kia
? Theo NTBS, có nhận xét gì về tỉ lệ các nucleotit trong phân tử ADN
Từng hs độc lập suy nghĩ trả lời. Dưới sự hướng dẫn của Gv, hs nêu lên được
- Trình tự đơn phân trên mạch tương ứng là: T-A-X-X-G-A-T-X-A-G
A + G = T + X
Tỉ lệ: GA++TX trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho loài
Củng cố:
Chọn câu trả lời đúng: Câu 1:
a. ADN được tạo ra từ các nguyên tố C, H, O, N, P*
b. ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân*
c. ADN có kích thước lớn, có thể đạt tới khối lượng hàng chục triệu đơn vị cacbon*
d. Đơn phân của ADN là nucleotit gồm 4 loại (A, U, G, X) Câu 2:
a. Trong phân tử ADN, 4 loại nucleotit (A, T, G, X) liên kết với nhau theo chiều dọc*
b. ADN có cấu tạo đặc thù là nhờ các nucleotit sắp xếp theo trình tự nhất định với số lượng lớn
c. Do tính chất bổ sung của 2 mạch ADN, nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch thì suy ra được trình tự đơn phân của mạch còn lại*
d. Về số lượng và tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN là: A = T, G = X nên A + G = T + X*
Câu 3: Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quy định:
a. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotit trong phân tử* b. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào
d. Cả b và c Câu 4:
Theo NTBS thì những trường hợp nào sau đây là đúng: a. A + G = T + X*
b. A + T = G + X c. A = T, G = X*
d. A + T + G = A + X + T* e. A + X + T = G + X + T BTVN: Trả lời câu hỏi sgk
************************************************