Bản chấtxâm lược vànhững huyền thoại của người Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tiểu thuyết về chiến tranh việt nam thời hậu chiến trong văn học việt nam và mỹ (Trang 131 - 138)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. Những truyền thống khác biệt

4.2.2. Bản chấtxâm lược vànhững huyền thoại của người Mỹ

Thất bại cay đắng tại Việt Nam, lần đầu tiên trong lịch sử từ ngày lập quốc một quốc gia đầy tự tôn và kiêu hãnh hứng chịu sự nhục nhã và đau đớn đến nhường đó, khiến nước Mỹ bừng tỉnh khỏi những ảo tưởng tự mê về chính nền văn hóa và truyền thống của đất nước mình. Những huyền thoại được tạo dựng trong lịch sử, không ngừng bồi đắp qua những thành công và thắng lợi, tạo ra sự tự tin vào những giá trị và sức mạnh không thể lay chuyển hay đánh bại của một quốc gia trẻ trung, mạnh mẽ, năng động, và hiếu thắng. Với vị thế siêu cường lãnh đạo một nửa thế giới đạt được sau Thế chiến II, niềm tin vào tính ưu việt không thể chối cãi của nước Mỹ càng trở nên sâu đậm và sự ngộ nhận tai hại về vai trò, sứ mạng và những khả năng của một đế quốc non trẻ và bồng bột đã là nguyên nhân chính yếu xô đẩy cả một quốc gia vào một cuộc bắn giết phi nghĩa và vô ích. Nhìn nhận một cách sâu xa, sự sa lầy và gục ngã của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam không đơn thuần chỉ là sai lầm của giới lãnh đạo chính trị và quân sự của nước Mỹ mà còn đằng sau đó còn là cả một truyền thống văn hóa và lịch sử phải chịu trách nhiệm về những tội lỗi ghê gớm mà nó đã gây ra. Nói như Martin Luther King, cuộc chiến tại Việt Nam thực chất chỉ là một triệu chứng của một căn bệnh thâm cố trong tinh thần nước Mỹ. Hai tiếng “Việt Nam” như một hồi chuông thức tỉnh toàn bộ nước Mỹ, khiến cho mọi con người có lương tri của xứ sở này phải tự phản tư về những điều căn cốt đã làm nên bản sắc của quốc gia này. Tại sao một quốc gia tự nhận mình là đại diện chân chính của văn minh nhân loại nắm giữ ngọn lửa dẫn đạo của tự do, hạnh phúc, công bình và bác ái, tự xưng là kiểu mẫu để toàn thế giới học tập và noi theo lại có thể mang những núi bom đạn trút xuống đầu những dân tộc bé nhỏ, yếu ớt hơn, lại có thể tiến hành một cuộc xâm lược vũ trang sắt máu, tàn phá đời sống thường nhật vốn yên bình của cư dân bản địa, tận diệt và phá hủy mọi nguồn sống sở tại, gây ra những tai ương khủng khiếp cho nhiều thế hệ con người?Tại sao một quốc gia từng đi đầu trong lịch sử hiện đại của nhân loại, tiến hành một cuộc cách

mạng độc lập đầu tiên giành lấy quyền sống, tự do, mưu cầu hạnh phúc cho mọi con người, chỉvì những mưu mô, tính toán lợi ích vị kỷ, lại có thể chà đạp lên khát vọng thống nhất, độc lập một quốc gia khác và gieo rắc biết bao đau thương và chết chóccho một dân tộc vốn dĩ không hề gây phương hại gì đến họ? Tại sao những người lính nhân danh cứu chuộc và bảo vệ, đến từ một xứ sở văn minh, phồn thịnh, đạo đức và hào hiệp, với những khẩu hiệu đẹp đẽ chiếm lấy trái tim và khối óc của người dân, lại có thể gây ra những hành động phá hoại, cưỡng bức, giết chóc đáng ghê tởm đến vậy? Cuộc chiến tại Việt Nam và những hệ quả của nó đặt ra vô vàn những câu hỏi sâu sắc, nan giải về chính người Mỹ, chính truyền thống văn hóa và lịch sử của người Mỹ. Xoáy sâu vào sự tra vấn những huyền thoại huyễn hoặc tồn tại lâu dài và mạnh mẽ trong truyền thống, các sáng tác thời hậu chiến vạch trần sự ảnh hưởng cùng những tác động ghê gớm của những giá trị Mỹ, những sự hoang tưởng tập thể đã khiến cả một đất nước đi vào con đường lầm lạc, cũng như phê phán, thách thức những yếu tố thuộc về căn cước này.

Sự bành trướng của Hoa Kỳ, như một đế quốc, cả về phương diện lãnh thổ lẫn ý thức hệ, dựa chủ yếu trên tín điều về một thứ chủ nghĩa ưu biệt kiểu Mỹ (American exceptionalism) cho rằng mô hình xã hội của quốc gia này là duy nhất, độc đáo, ưu việt hoàn toàn so với phần còn lại của nhân loại và trách nhiệm, sứ mệnh lịch sử của nước Mỹ là phổ biến, lan tỏa những giá trị cao cả đó trên phạm vi toàn thế giới. Khởi phát từ một cộng đồng di dân nhỏtừ Anh ở phía Đông Bắc của nước Mỹ ngày nay, dần tiêu diệt gần như toàn bộ người da đỏ bản địa, giành độc lập từ tay mẫu quốc và đánh bại các đế quốc khác trong cuộc đua tranh chấp đất đai của lục địa mới, rồi sau đó lợi dụng tình thế rối ren, xung đột ở châu Âu và toàn thế giới để vươn lên vị thế quốc gia dẫn đầu, Hoa Kỳ ngay từ trong phôi thai đã tự xác lập cho mình một tinh thần ham mê chinh phục và ý chí làm chủ, dẫn đầu mãnh liệt. Ngay từ khi còn là một thuộc địa của đế quốc Anh vào đầu thế kỷ 17, với một dân số ít ỏi và sống trong một điều kiện thiếu thốn giữa hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, một trong những người lãnh đạo đầu tiêncủa nước Mỹ thời sơ khai, John Winthrop, với đức tin nồng nhiệt và viễn kiến đầy tham vọng dựa trên một lời tiên

tri trong Kinh Thánh, đã khẳng định hào sảngrằng vùng đất và con người của mình chính là “một thành bang trên đỉnh đồi” (a city upon a hill), là ánh sáng của thế giới, nơi mọi con mắt sẽ phải chú mục vào.Dưới sự bảo trợ của Thượng Đế, một quốc gia mới được thành hình trên một vùng đất mới gần như hoàn toàn nguyên sơ với khát vọng xây dựng một đất nước tươi đẹp nhất, vĩ đại nhất, đáng sống nhất trong lịch sử loài người. Cuộc cách mạng giành độc lập thoát khỏi sự kiểm soát của đế quốc Anh và thời kỳ kiến quốc sau đó càng củng cố những giá trị độc đáo của Hoa Kỳ. Đến khoảng giữa thế kỷ 19, sự bành trướng ra khắp lục địa của nước Mỹ, mà thực chất là một quá trình xâm chiếm và sáp nhập các vùng đất kề cận, được biện minh bằng một chủ thuyết về một “vận mệnh hiển nhiên” (manifest destiny) cho rằng nhiệm vụ lan tỏa lối sống tốt đẹp vượt trội của nước Mỹ là đương nhiên và tất yếu. Nước Mỹ đã không mấy khó khăn trở thành một đại cường trong toàn châu lục. Nhờ được bảo vệ, che chắn bởi hai đại dương lớn và sự khôn khéo về ngoại giao, nước Mỹ tránh được hai cuộc đại thế chiến và nghiễm nhiên vươn lên thành siêu cường trên toàn thế giới. Câu chuyện đầy hấp dẫn về sự thành công của một quốc gia non trẻ nhưng luôn giữ vị thế của người chiến thắng và sứ mệnh cao cả phải truyền bá những giá trị tối hảo của nước Mỹ được kết tinh trong chủ trương mở rộng Biên Giới Mới (New Frontier) của tổng thống John F. Kennedy, một thứ biên giới tưởng tượng vượt qua hàng ngàn dặm trường đến tận một xứ sở Viễn Đông là Việt Nam thông qua sự hậu thuẫn một chế độđồng minh. Miền Nam Việt Nam trở thành một phần của huyền thoại xuyên suốt lịch sử của nước Mỹ, một mảnh đất tiền đồn của tự do, được xây dựng theo một hình mẫu tối hảo cần được bảo vệ và che chở khỏi sự gây hấn và xâm lược của một thứ chủ nghĩa tàn bạo. Đó là nhiệm vụ mà lịch sử và cả Thiên Chúa đã giao phó cho nước Mỹ.Huyền thoại đẹp đẽđó đã trở thành một tín điều với vô số những tín đồ lạc quan, mộ đạo cho đến khi tan vỡvới sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa cùng bộ máy quân sự hùng hậu đứng đằng sau chống đỡ. Nước Mỹ bàng hoàng nhận ranhững giới hạn của sức mạnh tưởng như không gì ngăn cản nổi của quốc gia dẫn đầu và cả những tội ác ghê gớm đằng sau lớp vỏ hào nhoáng của những lý tưởng cao đẹp.Philip Caputo, trong tác phẩm Vùng đất Anh-điêng

(Indian Country), tạo lập nên một ẩn dụ song trùng đầy ám ảnh về cuộc chiến tại Việt Nam và quá khứ đẫm máu thường bị lãng quên của nước Mỹ. Tác phẩm xoay quanh cuộc đời của một người Mỹ da trắng Christian Starkmanntừ thời niên thiếu, đến tuổi trẻ bị chôn vùi trong chiến tranh Việt Nam, và đời sống vật vã khốn khổ thời hậu chiến như một sự trừng phạt của quá khứ. Cha của Christian, Lucius,quen thân với thầy pháp da đỏLouis, người cuối cùng còn nắm giữ cả một truyền thống cổ xưa đang bên bờ vực suy tàn trong quên lãng.Christian trải qua thời niên thiếu êm đềm, tươi đẹp với cậu bạn người da đỏ Bonny George, cháu trai của Louis. Những tháng ngày vô tư lự cùng leo núi, lội suối và câu cá trong một thế giới tự nhiên nguyên sơ kì vĩ gắn kết hai cậu bé trở thành những người anh em thân thiết nguyện vào sinh ra tử vì nhau. Đến tuổi trưởng thành, trước tiếng gọi của cuộc chiến tại Việt Nam, Christian và Bonny cùng đầu quân tham chiến. Trong một trận đánh ác liệt, Christianđiện đàm cho máy bay thả bom trải thảmtheo tọa độ và kết quả không ngờ tới là những đồng đội cùng đơn vị của anh chết cháy vì dính những trái bom được thả, trong đó có Bonny, người bạn trung thành vàtận tụy. Sau chiến tranh, với mặc cảm tội lỗi của một người sống sót, Christian không dám trở lại vùng đất lưu giữ tuổi thơ mình và gặp gỡ Louis, người ông của Bonny, đang sống đơn độc trong cô quạnh những ngày tháng cuối của cuộc đời như một dấu vết cùng tận của nền văn minh bản địa. Thế nhưng Christian không bao giờ thoát khỏi cái địa ngục chết chóc đeo bám không lúc nào ngưng trong tâm trí mình. Những giấc mơ về trận bom napalm mà máy bay Mỹ trút xuống cánh rừng trong đó những thân người cháy rụi, cả lính Bắc Việt và lính Mỹ, ngùn ngụt trước mắt Starkmann, những tiếng kêu cứu thảm thiết không lời đáp lại, và cả cái chết oan uổng, ghê rợn của người bạn thân thiết nhất Bonny, cứ trở đi trở lại trong sự đau đớn, dằn vặt, và hối hận quằn quại. Sang chấn tâm lý của chiến tranh đãgây ra những tổn thương tinh thần vĩnh viễn cho Christian và đời sống hậu chiến của anh ngập tràn những thất bại vì những di chứng tai hại đó. Anh mất đi công việc mưu sinh và thậm chí cả vợ con, gia đình.Sau một thời gian điều trị trong bệnh viện, giữa sự mất phương hướng và tuyệt vọng, Christian quyết định trở lại mảnh đất gắn liền với tuổi thơ mình, đi tìm

ông Louis để thú tội và xin tha thứ. Louis không trách cứ mà chỉ cho Starkmann thấy cuộc đời là một món quà, một bài ca và một lời nguyện cầu; không nên tự dằn vặt và thấy xấu hổ về những chuyện đã qua. Christian như được giải thoát và hồi sinh khi được nghe những lời minh triết từ ông thầy pháp già thâm trầm. Anh cảm nhận thấy một cuộc sống mới giữa vùng đất của tuổi thơ, sự trong trắng hồn nhiên và vô tư, thanh sạch. Toàn bộ tác phẩm như cuộc hành trình mang tính biểu tượng của một nhân cách Mỹ, nhận thức lạitội tổ tông (original sin) của dân tộc mình. Người Mỹ đã xây dựng quốc gia của họ ngày hôm nay trên xương máu của những người da đỏ bản địa, đó là sự thật lịch sử không thể chối cãi. Sự phồn vinh, thịnh vượng của nước Mỹ đầy huê dạng với những mỹ hiệu cao đẹp, từ khởi thủy, đã gắn liền với sự đàn áp và tiêu diệt đầy tàn bạo những nền văn hóa, những dân tộc yếu kém hơn. Và chiến tranh Việt Nam chỉ là một sự nối dàicủa truyền thống tội lỗi đó.Chừng nào người Mỹ chưa thức ngộ ra điều này thì chừng đó địa ngục và những bóng mavẫn lơ lửng trên đầu họ.

Truyền thống văn hóa phương Tây gắn chặt chiến tranh với hình tượng những người anh hùng đầy dũng mãnh và nam tính. Chiến tranh là nghi thức trưởng thành, là môi trường đào luyện và thử thách của các đấng bậc nam nhi. Từ trong thần thoại và truyền thuyết, qua những sáng tác thiên tài kiến tạo và kết tinh giá trị

văn minh như Iliad của Homer, những con người như Achilles hay Hector đã nổi

bật lên trong chiến tranh như những nhân cách đẹp đẽ, cao thượng nhất.Dù biết trước ngay từ khi chưa tham chiến rằng sẽ phải chết, nhưng vì vinh quang đời đời và danh dự thiêng liêng, vì trọng trách nặng nề nhưng đầy hãnh diện của người đàn ông đứng mũi chịu sào, họ vẫn cầm vũ khí, lao vào cuộc chiến và kiên cường, anh dũng chiến đấu để khẳng định giá trị của bản thân mình. Thành bang Sparta, với những chiến binh nam giớiđược tách khỏi gia đình từ thuở thiếu niên, sống trong tập thể với kỷ luật sắt đá của quân ngũ, đã lưu dấu vào lịch sử bằng sự can đảm và lòng quả cảm khôn cùng trong trận đánh ở Thermopylae khi đức vua Leonidas thống lĩnh chỉ khoảng ba trăm binhlính chống đỡ lại sự tấn công của hàng vạn quân sĩ xâm lược từ Ba Tư. Họ chiến đấu tới hơi thở cuối cùng để bảo vệ lẽ sống cao

thượng của thành bang mình và khẳng định sự bất diệt của quê hương Hy Lạp. Đời sống của người La Mã gắn chặt với chiến tranh, đến mức mà tại Rome, người ta đã dùng từ “bella” (chiến tranh) như một tính từ để chỉ cái đẹp; trong quan niệm của người La Mã, chiến tranh đồng nghĩa với cái đẹp và những người anh hùng chiến trận là hình mẫu được xã hội yêu quý, tôn sùng, và ngưỡng vọng bậc nhất.Giai đoạn trung thế kỷ, hình ảnh người anh hùng can đảm vô song trong chiến trận được mang thêm ánh hào quang linh thiêng của đức tin tôn giáo; những hiệp sĩ, tầng lớp quý tộc đặc biệt được trọng vọng, chiến đấu vì lý tưởng cao cả của Thiên Chúa, hành xử cao thượng,lịch lãm, luôn bênh vực kẻ yếu, chống lại những bất công sai trái. Chiến tranh tôi luyện nên những con người đẹp đẽ nhất. Cùng với sự hình thành của các quốc gia hiện đại ở phương Tây, tinh thần dân tộc dâng cao với những hình tượng chiến binh - người chinh phụckhôi vĩ như Napoléon, sự tiếp nối của cả một truyền thống sùng bái anh hùng và quân bị kể từ những đại đế Alexander, Caesar hay Charlemagne. Hai cuộc Thế chiến khủng khiếp khiến cho châu Âu vỡ mộng về chiến tranh, như một cơ hội để khẳng định bản lĩnh nam giới, nhưng ở nước Mỹ, quốc gia non trẻ, mảnh vỡ còn lành lặn của nền văn minh từ lục địa già, chiến tranh và hình ảnh người anh hùng đầy mê hoặc của nó vẫn có sức khuyến dụ ghê gớm đối với những thanh niên trai trẻ. Thế hệ người Mỹ trưởng thành trong thời kỳ hậu Thế Chiến II được nuôi dưỡng bằng những tác phẩm điện ảnh đề cao bạo lực, tô đậm hình tượng những nhân vật mạnh mẽ, nam tính trong những cuộc đối đầu cam go, quyết liệt, nhưng luôn chiến thắng trong danh dự. John Wayne, một diễn viên đẹp đẽ, cao lớn, phong trần, người chuyên đóng phim về cao bồi miền Tây và sau đó tham gia những tác phẩm ca ngợi chiến công kì vĩ của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc Thế Chiến, trở thành ngôi sao điện ảnh sáng chói, thần tượng của biết bao cậu bé mới lớn. Một hình mẫunam giới lý tưởng hòa trộn nét ngang tàng, hoang dã, phóng khoáng của những chàng trai miền sơn cước, thấm đậm văn hóa vùng biên – đặc trưng căn cốt đầy hào sảng của người Mỹ, cùng với sự dũng mãnh, kỷ luật của người lính trong quân ngũtạo nên những mơ mộng lãng mạn và đẹp đẽ về bổn phận, trách nhiệm cũng như vinh quang của người đàn ông mà nơi thử thách và thể hiện

tốt nhất là trên chiến trường.Là một người chủ chiến thuần thành, John Wayne tích cực vận động cho chiến tranh Việt Nam và đảm nhận vai diễn chính trong tác phẩm điện ảnh đậm đặc màu sắc tuyên truyền Đội đặc nhiệmđược công chiếu năm 1968, thời điểm cao trào nhất của sự hiện diện quân đội Mỹ tại Việt Nam, như một lời tổng động viên, cổ vũ thanh niên tham chiến. Bộ phim khắc họa những người lính Mỹ nhân hậu, dũng cảm, can trường chiến đấu chống lạiđám du kích cộng sản man

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tiểu thuyết về chiến tranh việt nam thời hậu chiến trong văn học việt nam và mỹ (Trang 131 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)