Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Chiến tranh vànhững vấn đề đặt ra cho sáng tạo nghệ thuật
2.1.1. Văn hóa chiến tranh
Chiến tranh là một hoàn cảnh đặc biệt, đó là điều mà bất cứ ai cũng có thể nhận thấy. Paul Fussell, một chuyên gia hàng đầu về văn học chiến tranh, đã đưa ra khái niệm “văn hóa chiến tranh” để xác định những tính chất, đặc điểm của hoàn cảnh đặc biệt này. Trước hết, Paul Fussell đối lập văn hóa chiến tranh với văn hóa thời bình, một môi trường phần nhiều tuân theo lý tính và khả đoán, nơi mọi thứ có thể lý giải và cắt nghĩa theo cách thông thường. Chiến tranh, trái lại, tràn ngập sợ hãi, xương máu, tàn bạo, những hành động phi lý đến nực cười và cả những kết quả đầy mỉa mai. Sự khác biệt hoàn toàn này khiến cho những công dân bình thường rất khó có thể hiểu nổi văn hóa chiến tranh. Ngay cả trong cuộc chiến, theo Fussell, những cá nhân thực sự hiểu sâu sắc về trải nghiệm này, những người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu và đối diện hiểm nguy, cũng chỉ là thiểu số nếu so với phần nhiều những người có can dự nhưng chỉ chứng kiến bên ngoài như các sĩ quan chỉ huy, lính hậu cần, công binh… Khoảng cách giữa những người sống sót “chân chính” qua chiến tranh với những người chứng kiến nhiều khi gây nên những cuộc tranh luận gay gắt giữa một bên là những người thực sự hiểu chiến tranh và bên kia là những người tưởng rằng mình hiểu hay những kẻ được hưởng lợi từ sự hiểu nhầm đó. Vì vậy, văn hóa chiến tranh tạo ra sự một kết nối giữa những người trực tiếp chiến đấu, nhưng lại chia tách họ với những người khác. Giữa hai nhóm người này, sự hòa giải về quan điểm, thái độ nhiều khi trở thành bất khả. Một đặc điểm khác của văn hóa chiến tranh là nó tất yếu phải là một nền văn hóa tuân phục (obedience culture). Vào thời chiến, những nguyên tắc tổ chức quân sự được áp đặt lên toàn bộ xã hội. Trong quân đội, sự tuân lệnh tuyệt đối, không được thắc mắc, ngay cả khi đó có thể là bất công, trở thành điều đầu tiên mà mỗi người lính phải học. Về lâu dài, nền văn hóa tuân phục này triệt tiêu đi tính độc đáo, trói buộc tư
tưởng, khuyến khích sự hòa nhập vô tư và cả sự gian dối trong xã hội. Bên cạnh đó, văn hóa chiến tranh cũng là nền văn hóa duy nhất đề cao sĩ khí, và đây là một đặc điểm quan trọng. Bởi lẽ, trong chiến tranh, những người lính thường trực phải đối diện với nguy hiểm, sợ hãi và những thứ phi nhân tính nhất khiến cho sự hứng khởi và cả hy vọng rất dễ tiêu tan. Khích lệ, cổ vũ, động viên binh lính là một phần cốt yếu trong chiến lược quân sự của mọi cuộc chiến. Trong thời chiến, sự kiểm duyệt là không thể tránh khỏi và nó được hỗ trợ bởi các uyển ngữ chung chung hay những ngôn từ sai lạc được lập trình sẵn nhằm che đậy hay giảm bớt đi những sự thật trần trụi, những điều phản cảm, chướng tai gai mắt. Tất cả được biến thành những câu chuyện huyền thoại về chủ nghĩa anh hùng, chiến thắng và lòng cao thượng; và các sự kiện thảm họa được đưa vào trật tự, tính toàn thể theo một cách hết sức lạc quan. Đặc điểm cuối cùng mà Fussell chỉ ra, văn hóa chiến tranh tất yếu mang tính thù nghịch và lưỡng phân. Trong chiến tranh, chỉ có thể là ta - địch, tốt - xấu, chính nghĩa - phi nghĩa…, không có chỗ cho thỏa hiệp, hòa giải thậm chí ngay cả những đối thoại dù là nhỏ nhất. Vì vậy, chiến tranh rất dễ khơi gợi lên những tình cảm đạo đức, chủ nghĩa dân tộc, sự hiếu chiến, lý tưởng trừu tượng như những nguyên do chính đáng để chiến đấu và tiêu diệt kẻ thù. Những đặc điểm kể trên của văn hóa chiến tranh theo cách Paul Fussell nhìn nhận giúp chúng ta hiểu sâu hơn về chiến tranh và cả những sáng tác văn học nghệ thuật thời chiến. Trong chiến tranh, văn học nghệ thuật luôn có xu hướng bị biến thành những công cụ tuyên truyền, những vũ khí chiến đấu nhằm phục vụ cho các hoạt động chính trị và quân sự. Đó thường là nền văn học “bị chỉ huy”, dù ít hay nhiều, bắt buộc phải tuân theo những nguyên tắc nhất định được đề xướng ra từ trước. Có thể thấy rõ, văn học nghệ thuật thời chiến chịu rất nhiều ràng buộc và gần như không thể phản ánh hiện thực một cách toàn vẹn, khách quan, chân thực. Cá tính nghệ sỹ ít được thể hiện và thay vào đó những mô thức nghệ thuật phổ biến. Những hạn chế đó không phải lỗi của các nhà văn, nghệ sỹ mà thuộc về bản chất tất yếu của chiến tranh; và các sáng tác thời kỳ hậu chiến, trong môi trường hòa bình, sẽ dần khắc phục những điểm yếu cố hữu này.
Chiến tranh là hoàn cảnh bất thường, thậm chí nghịch dị, của đời sống con người. Nhưng để phát động một cuộc chiến và huy động sức người của cả một cộng đồng, một quốc gia, mọi chính quyền, mọi bộ máy tuyên truyền đều phải tìm cách bình thường hóa chiến tranh, biến chiến tranh trở thànhthường tình, hữu lý.
Sau chiến thắng tại Điện Biên và những đàm phán tại hiệp định Genève, trên đường trở về tiếp quản thủ đô, Hồ Chí Minh cùng đội quân chiến thắng đã ghé thăm Đền Hùng như một động thái chính trị xác lập tính chính danh và sự kế thừa truyền thống lịch sử của chính quyền mới. Trong bài nói chuyện thân tình giữa lãnh tụ và bộ đội, ý tưởng về một quốc gia thống nhất, một chủ quyền liên tục khởi thủy từ các đời Hùng Vương được xác lập và đi cùng với đó là sự khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, giữ lấy nước nhà bằng hành động cụ thể là xây dựng quân đội mạnh mẽ cũng như đề phòng sự hiện diện của đế quốc Mỹ ở miền Nam và trên thế giới ngay cả trong tình cảnh hòa bình.Trước những biến động của tình hình thực tế khi chính quyền Ngô Đình Diệm phản bội thỏa thuận hiệp thương hai miền của hiệp định Genève và đàn áp tàn khốc những người cộng sản ở miền Nam, sự lật đổ gia tộc họ Ngô được hậu thuẫn bởi CIA khiến cho tình hình chính trị Việt Nam Cộng hòa rơi vào một chuỗi bất ổn cũng nhưsự tăng cường không ngừng ảnh hưởng và số lượng quân đội Mỹ tại miền Nam, giải pháp hòa bình ôn hòa ngày càng trở nên không thực tế và đường lối chiến tranh bạo động dần trở thành quan điểm chính thống được ủng hộ rộng rãi; phát động chiến tranh để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trở thành yêu cầu cấp bách của thời đại. Mộttruyền thống đấu tranh chống ngoại xâm xuyên suốt lịch sửđược tái hiện bởi những công trình nghiên cứu lịch sử, tư tưởng và văn chương với những tên tuổi học giả thấm nhuần quan điểm và phương pháp luận Mácxít; với ý tưởng căn cốt lấy từ gợi dẫn của Hồ Chủ tịch, một lịch sử dựng nước và giữ nước trở thành diễn giải chính thống, được mặc nhiên thừa nhận và phổ biến rộng rãi. Toàn bộ truyền thống anh dũng, hào hùng, bất khuất đó hướng đến một thực tế trước mắt là sự đối đầu với đế quốc Mỹ, kẻ thù lớn mạnh, hung bạo nhất của thời đại. Trong quá khứ, Việt Nam đã chiến đấu và chiến thắng những đại cường quốc sừng sỏ nhất như Tống, Minh, Nguyên, Thanh, Nhật, Phápvà
ngày hôm nay, Việt Nam sẽ tiếp tục chiến đấu và chiến thắng đế quốc Mỹ. Lịch sử cũng đồng thời là sự phát triển của tinh thần cách mạng của nhân dân lao động, giai cấp công nông, từ những cuộc khởi nghĩa nông dân chống phong kiến thời trung đại tới những cuộc khởi nghĩa yêu nước chống lại thực dân Pháp thời cận hiện đại, một ý thức hệ vô sản dần dần trưởng thành trong suốt lịch sử và với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cùng cuộc Kháng chiến chống Pháp, một nhà nướccủa nhân dân lao động, vì lợi ích của quảng đại quần chúng, được lãnh đạo bởi một chính đảng đi theo con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin sẵn sàng đương đầu với quốc gia đầu sỏ của thế giới tư bản trong một cuộc chiến giải phóng nhân loại, làm lại loài người, thiết lập một thế giới đại đồng hạnh phúc. Một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa được xây dựngvới mục tiêu quan trọng nhất là bồi đắp tình yêu Tổ quốc, đề cao lý tưởng xã hội chủ nghĩa, ý thức trách nhiệm công dân, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tinh thần hy sinh vô điều kiện cho quê hương xứ sở, cho chế độ của dân, do dân, vì dân. Một nền văn nghệ được định hướng ca ngợi kì công vinh quang của chiến tranh chống Pháp, sự vĩ đại lớn lao của Đảng và lãnh tụ trong việc mang đến ánh sáng, tự do, độc lập cho đất nước, dân tộc,xoáy sâu vào nỗi đau chia cắt đất nước, sự tàn bạo của kẻ thù ở bên kia bờ Hiền Lương cùng một tinh thần quyết chiến quyết thắng, không nao núng sợ hãi khi đối đầu với một đội quân hùng mạnh và vượt trội về mọi mặt. Chiến tranh đã được chuẩn bị bởi cả một nền văn hóa hướng đến sự vũ trang về tinh thần cho con người, đặc biệt là thế hệ thanh niên. Chiến tranh không có gì đáng sợ mà là điều đáng mong ước, đáng tự hào, đáng xung phong đi tới. Trước tiếng gọi của Tổ quốc, của chế độ, những người trẻ tuổi sẵn sàng viết thư máu để được vào chiến trường, nơi đào luyện, rèn giũa, thử thách tốt nhất nhân cách, lý tưởng và khả năng của thanh niên.
Bước ra khỏi Thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất không trực tiếp chịu sự tàn phá củacuộc chiến. Dù chịu một tổn thất về nhân mạng không nhỏ nhưng nước Mỹ, với tiềm lực kinh tế và nội lực mạnh mẽ cùng vị thế “kho đạn của nền dân chủ” (arsenal of democracy) mà tổng thống Roosevelt đã xác lập, chính thức trở thành siêu cường số một trên thế giới.Theo thời gian,chủ nghĩa bài cộng
sản trong lòng nước Mỹ trở nên gay gắt và phong trào tố cộng, bắt cộng vô cớ lan rộng gây ra những mâu thuẫn xung đột ngày càng bức bối.Thế hệ bùng nổ dân số (Baby Boom), sinh trưởng sau Thế Chiến II, có điều kiện học hành và hưởng thụ những tiện nghi sinh hoạt tốt hơn đặc biệt là sự phổ biến của truyền hình đại chúng tới từng hộ gia đình. Những sách vở, phim ảnh về cuộc đại chiến thế giới mà cha ông họ từng tham dự và chiến thắng đầy vinh quang đã trở thành những dẫn nhập đầu đời đầy hấp dẫn về chiến tranh cho thế hệ thanh niên mới lớn, mà theo quan điểm của Paul Fussell, một cựu binh từng trải: “Suốt năm mươi năm qua, cuộc chiến của phe Đồng Minh đã được tẩy rửa và lãng mạn hóa bởi những kẻ cảm tính, ái quốc bất thường, những kẻ ngu ngốc và những kẻ khát máu đến độ không còn nhận ra nó được nữa” [99, tr.ix].Julian Smith, trong chuyên luậnNgoảnh mặt đi:
Hollywood và Vietnam, đi xa hơn khi cho rằng Việt Nam là “cuộc chiến được tạo ra
từ phim ảnh đầu tiên của nước Mỹ… cuộc chiến đầu tiên sinh ra từ thái độ được ủng hộ, và có lẽ thậm chí được tạo ra, bởi hàng loạt các bộ phim về Thế chiến II khắc họa sự toàn năng của quân đội Hoa Kỳ” [120, tr. 4]. Các giá trị, mục tiêu, và bản chất chiến tranh được miêu tả trong những bộ phim này cho thấy rằng, đối với người Mỹ của những năm 1960, chiến tranh Việt Nam là một bản sao của Thế chiến II, “Cuộc chiến vĩ đại” như cách gọi của nhân vật truyền hình Archie Bunker [148, tr. 4].Sau thắng lợi trong cuộc bầu cử, tổng thống John F. Kennedy thổi vào nền chính trị Hoa Kỳ những năm đầu thập niên 60 một luồng gió mới mẻ, tươi trẻ, đặc biệt hấp dẫn và kích thích với thế hệ thanh niên đang trưởng thành. Vị tổng thống tài hoa, lịch lãm, xuất thân danh gia vọng tộcvới ngoại hình của một tài tử điện ảnh, trong bài diễn văn nhậm chức của mình đã nói những lời hùng hồn về những hiểm nguy đe dọa tới sự tồn vong của nhân loại trong thời đại mới, trách nhiệm của công dân, niềm tự hào dân tộc và sứ mạng cao cả của Hoa Kỳ, quốc gia dẫn đầu thế giới:
Chúng ta không thể quên rằng chúng ta ngày hôm nay là hậu duệ của Cuộc Cách Mạng đầu tiên [của nhân loại]. Hãy để thế giới biết rằng từ đây, với cả đồng minh và kẻ thù, ngọn đuốc [của cuộc cách mạng] đã được chuyển giao cho một thế hệ người Mỹ mới, sinh trưởng trong thế
kỷ này, rắn rỏi qua chiến tranh, được rèn giũa bởi thời kỳ hòa bình khó khăn và cay đắng, kiêu hãnh về di sản tổ tiên và không bao giờ chấp nhận sự chà đạp những giá trị nhân quyền mà quốc gia này đã luôn tận hiến, và sẽ tận hiến ngày hôm nay ở đây và trên toàn thế giới. Hãy để tất cả mọi quốc gia, dù muốn tốt hay xấu cho chúng ta, biết rằng chúng ta sẽ trả bất cứ giá nào, chịu đựng bất cứ gánh nặng nào, đối diện bất cứ khó khăn nào, ủng hộ bất cứ đồng minh nào, chống lại bất cứ kẻ thù nào, để đảm bảo sự trường tồn và thắng lợi của tự do (…).Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho chúng ta, hãy hỏi chúng ta đã làm gì cho Tổ quốc[120]. Nhà văn - cựu binh Ron Kovic, tác giả của hồi ký Sinh vào ngày Quốc Khánh (Born on the Fourth of July) viết lại niềm xúc động, hân hoan của bản thân
và cả thế hệ ông khi được nghe những lời hùng hồn đó trực tiếp qua vô tuyến truyền hình:
Rất nhiều người chúng tôi đã tin bài diễn văn nhậm chức của John F. Kennedy, “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho chúng ta, hãy hỏi chúng ta đã làm gì cho Tổ quốc”. Hàng triệu người chúng tôiđã xúc động sâu sắc bởi những gì John F. Kennedy nói vào ngày tháng 1 năm 1961 hôm đó. Tôi ngồi xem tại nhà tôi, số 227 Đại lộ Toronto ở Massapeque và nước mắt chảy dài trên má tôi vì tôi nhận ra rằng mình đã tìm ra ý nghĩa của cuộc đời này. Tôi cảm thấy trách nhiệm phải phụng sự đất nước mình [124, tr. 30-31].
Niềm tự hào vào quá khứ oanh liệt, vinh quang của cha ông trong cuộc Thế chiến, cũng như những lý tưởng phụng sự Tổ quốc được nuôi dưỡng bởi nền văn hóa hậu chiến của Mỹ đã trở thành động lực để thanh niên trai trẻ tình nguyện tham gia chiến tranh tại một xứ sở xa xôi và hoàn toàn xa lạ với bản thân họ. Rất nhiều người Mỹ đã hăm hở lao vào chiến tranh, bằng tất cả sựtrong sáng, ngây thơ của tuổi trẻ.
Trong chiến tranh, xã hội luôn có khuynh hướng quân sự hóa,mọi mặt đời sống chịu ảnh hưởng bởi mô hình quản lýquân đội, trong đó có văn hóa; kiểm soát
lĩnh vực văn hóa phục vụ cho những nỗ lực tuyên truyền, vận động thời chiến là một khâu then chốt trong chiến lược quân sự. Một xã hội trải qua tình trạng chiến tranh càng lâu dài thì khuynh hướng quân sự hóa càng thể hiện rõ nét và cao độ. Văn hóa chiến tranh, về bản chất, là một nền văn hóa bị quân sự hóa, phát triển theo nhữngđịnh hướng quân sự.
Kể từ sau chiến thắng vang dội của Hồng Quân tại Trung Quốc, đường lối cách mạng và kháng chiến của Việt Nam đã có được một hình mẫu thành công gần gũi, tương tự để học tập. Chính trị thống soái văn nghệ trở thành nguyên lý bất khả tư nghị, được mặc nhiên thừa nhận.Bên cạnh quân sự, mặt trận võ bị, mặt trận văn hóa được đề cao, được coi như một “chiến trường” song song mà anh chị em nghệ sỹ là chiến sĩ như cách diễn giải của Hồ Chí Minh. Văn hóa, đặc biệt là văn nghệ, được tổ chức lại như một đội quân nằm trong guồng máy chung của cách mạng, chiến tranh, trở thành một thứ vũ khí cổ vũ, động viên toàn thể nhân dân cả nước tham gia vào công cuộc đấu tranh giành độc lập, chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược.Về lập trường, văn hóa, văn nghệ có nhiệm vụ đề cao lập trường của giai cấp vô sản và quảng đại quần chúng nhân dân lao động, kết tinh cao nhất ở tính đảng