Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.2. Những truyền thống khác biệt
4.2.1. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo của người Việt
Sự hình thành quốc gia - dân tộc của người Việt gắn liền với những cuộc chiến tranh bảo vệ mảnh đất thiêng liêng mà bao thế hệ đã truyền đời sinh sống. Ý thức về một cộng đồng chung dần được củng cố trong suốt chiều dài lịch sử, rắn chắc và vững vàng hơn sau mỗi lần chống chọi ngoại xâm. Tinh thần yêu nước bồi đắp qua thời gian lâu dài chung sống cố kết, bảo vệ đất đai, phong tục mà tổ tiên truyền lại và ước vọng về một tương lai tươi sáng tốt đẹp cho các thế hệ mai sau.Mạch nguồn tiếp nối không ngừng nghỉ đó hình thành nên căn cốt của dân tộc, tạo lập nên một thứ chủ nghĩa yêu nước đặc trưng của người Việt, là điểm tựa tinh thần vững mạnh cho con người trong những hoàn cảnh gian khó ngặt nghèo,góp phần to lớn vào sự trường tồn và độc lập của quốc gia.Lòng yêu nước nồng nàn đó kết tinh trong văn chương nghệ thuật, trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác hồn thiêng non sông đất nước, không ngừng mở rộng và lan tỏa trong tâm thức dân tộc.Bài thơ thần Nam quốc sơn hà được Lý Thường Kiệt dõng dạc đọc bên bờ sông Như Nguyệt khẳng định niềm kiêu hãnh của một đất nước có chủ quyền bất khả xâm phạm được sự bảo chứng và giám hộ từ trời cao linh thiêng, được đại diện cai quản bởi bậc đế vươngchí tôn cao cả. Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo nhấn mạnh tới lòng kiêu hãnh và trọng trách lớn lao của tầng lớp quý tộc trước sự tồn vong của giang sơn gấm vóc, hiệu triệu ý chí quật cường và tinh thần chiến đấu uy dũng của tướng lĩnh và quân sĩ, vang vọng tới từng thôn xóm bình dân tạo nên một bức tường thành kiên cố của quần chúng đủ sức chống đỡ sức mạnh tưởng như vô địch của
quân thù.Nguyễn Trãi, với bản Bình Ngô đại cáo bất hủ, nhận ra bản chất vì dân của cuộc chiến tranh vệ quốc chính nghĩa. Nhân dân tạo nên bờ cõi, phong tục, làm ra văn hóa, lịch sử, là gốc quý của quốc gia xã tắc. Khi nhân dân bị xâm hại và bóc lột tàn bạo, bị chà đạp và đầy đọa dã man thì đội quân nhân nghĩa phải thay trời hành đạo, đòi lại lẽ phải công bằng, khẳng định chính nghĩa, diệt bạo trừ gian cứu giúp nhân dân. Bài hịch hùng tráng của hoàng đế Quang Trung trước trận tiền đi từ những điều giản dị nhỏ bé như cái răng, cái tóc để rồi khái quát được hào khí của đội quân dẹp loạn cứu nguy sơn hà, làm sáng tỏ rạng ngời chủ quyền của một quốc gia anh hùng lẫm liệt. Trước sức mạnh và ưu thế vượt trội về mọi mặt của thực dân Pháp, sau những đợt phản kháng ngoan cường trong vô vọng, dân tộc đành tạm thời chịu khuất phục nhưng ngọn lửa bất diệt của tinh thần ái quốc vẫn không thể bịdập tắt. Giữa cảnh nô lệ ngoại bang với nhữngcấm đoán và đàn áp điên cuồng, tình yêu nước vẫn cuồn cuộn chảy trong văn chương của biết bao những chí sĩ từ Nguyễn Đình Chiểu qua Phan Bội Châu đến Trần Tuấn Khải. Một dòng văn học cách mạng với đủ các tư tưởng, khuynh hướng nhưng thống nhất trong mục tiêu đấu tranh giành độc lập cho nước nhà phát triển mạnh mẽ và tác động không nhỏ tới đời sống của toàn xã hội. Cách mạng tháng Tám thành công, tại quảng trường Ba Đình, HồChủ tịch đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra một quốc gia mới của người Việt trước toàn thể quốc dân đồng bào, một văn bản kết tinh trong đó truyền thống yêu nước, tinh thần quật cường của dân tộc; dưới ánh sáng của những giá trị phổ quát toàn nhân loại, một quốc gia như Việt Nam không thể không có quyền độc lập, nhân dân Việt Nam không thể không có quyền sống trongtự do và hạnh phúc.Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài hơn ba mươi năm là sự thử thách lớn lao đối với toàn dân tộc, chủ nghĩa yêu nước của người Việt, trong khó khăn thử thách, lại càng ngời sáng vinh quang.Trong suốt những năm tháng trường kỳ tranh đấu, văn học khẳng định, ngợi ca tình yêu nước, coi đó như một chủ đề chính yếu để phản ánh và khai thác. Tình yêuTổ quốc, ý thức công dân, trách nhiệm với vận mệnh đất nước, giống nòi trở thành lý tưởng chung của cả cộng đồng và mỗi cá nhân. Những sáng tác hậu chiến, đặc biệt là dòng tiểu thuyết viết về chiến
tranh, vì vậy, kế thừa cả một truyền thống lâu dài và sừng sững trong lịch sử và văn mạch dân tộc, làm sáng tỏ hơn truyền thống thiêng liêng và hào hùng đó.
Bên cạnh một chủ nghĩa yêu nước xuyên suốt trong lịch sử hình thành và tồn tại của quốc gia - dân tộc, người Việt còn có một truyền thống nhân đạo sâu sắc thấm nhuần trong đời sống xã hội và hành xử cá nhân. Là một dân tộc hình thành trong gian khó, luôn phải đối chọi với những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt cùng sự bấp bênh thường trực trong sinh hoạt, chiến tranh loạn lạc xảy ra liên miên đe dọa sự tồn vong của mỗi cá nhân và cả cộng đồng, người Việt sớm có tinh thần đùm bọc, che chở, yêu thương lẫn nhau.Từ trong gia đình, nơi thôn xóm, rồi rộng hơn là làng là nước, lối sống trọng tình nghĩa, cảm thương xót xa cho những số phận bất hạnh, kém may mắn, mà bàng bạc đằng sau đó là một sự nhạy cảm đặc biệt với thân phận nổi trôi của kiếp người, đã trở thành một phong tục, tập quán tốt đẹp in hằn trong tâm thức.Người ta dạy nhau bằng những lời truyền miệng đầy nhân ái, rằng anh em như thể tay chân, hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau, rằng phải biết lá lành đùm lá rách, nhường cơm xẻ áo,thương người như thể thương thân, đến ý thức về một cộng đồng chung cũng được thể hiện qua sợi dây tình cảm người trong một nước phải thương nhau cùng. Không chỉ yêu thương, trân trọng những người thân thiết, những người cùng chung sống, cùng giống nòi, đạo lý nhân văn của dân tộc còn trải rộng ra cho cả người ngoài, cả những kẻ xâm lược, cướp nước. Đánh thắng quân thù rồi thì cao thượng cấp xe, cấp thuyền cho tàn binh về lại cố quốc, người lạ bỏ xác thành đống thành gò thì nhân nghĩaxây đền, xây miếu hương hỏa cho những vong hồn cút côi. Tinh thần nhân đạo trở thành lẽ sống ở đời, là nguồn sáng ấm áp của tình người sưởi ấm cuộc sống đầy nhọc nhằn, gian khó. Trong văn chương nghệ thuật, từ bài ca dao dân dã xót thương những thân phận bé mọn hẩm hiu phiêu dạt nổi trôi giữa thế gian tới những khúc ngâm lột tả nỗi sầu khổ nơi lầu son gác tía, từtác phẩm thanh tao miêu tả số phận bất hạnh của những bậc tài tình đến bài văn tế thập loại chúng sinh bỏ mạng nơi đường hoang đất vắng, tất cả đều toát lên một lòng nhân ái bao la cùng cái nhìn cảm thông, chia sẻ với mọi kiếp người. Chủ nghĩa nhân đạo hòa quyện rất đẹp với chủ nghĩa yêu nước như hai
nguồn mạch tâm linh tốt đẹp cao cả, hai điểm tựa tinh thần vững chãi cho sức sống trường tồn mãnh liệt của dân tộc, kết tinh sáng ngời trong văn học suốt chiều dài lịch sử. Trong thời kỳ chiến tranh, khi tình yêu nước bỏng cháy được phát huy cao độ mà song hành với đó là lòng căm thù quân giặc được đẩy lên tới tận cùng thìtinh thần nhân đạo trong các sáng tác lại có phần hạn chế. Trước những tội ác to lớn của kẻ thù, sự cảm thông, thương xót đối phương trở nên vô lý. Ở mức cực đoan,với kẻ thù không được phép nhân đạo vì kẻ thù không phải là người, không xứng đáng được đối đãi như con người. Với phe ta, chỉ những tình cảm nhân đạo giúp ích cho cuộc chiến, khích lệ, động viên tinh thần con người thì mới được phép tồn tại trong tác phẩm.Ngay những kiểu nhân đạo “chung chung”, không phân biệt rõ ràng chính tà, sai đúng cũng không được phép thể hiện. Chủ nghĩa nhân đạo thời chiến thực chất không phải là một thứ chủ nghĩa nhân đạo hoàn thiện, nó một chiều và có phần thiên lệch. Cuộc chiến đấu quá ác liệt, quá camgo khi đối mặt trực tiếp với kẻ thù hung bạo dường như khiến cho lòng nhân của chúng ta buộcphải có giới hạn. Chúng ta dường như đã quên mất một lẽ phải chân chính của dân tộc, điều mà nhà thơ Việt Phương đã thấm thía nhận ra trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
“Bác không bằng lòng gọi trận đánh chết nhiều người là “đánh đẹp” Con xóa chữ “đẹp” đi như xóa sự hạn hẹp của lòng con
Thêm hiểu lòng Người đối với quân thù như sắt thép Mà tình thương mênh mông mong ôm hết mọi linh hồn”
(Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương)
Những sáng tác hậu chiến, trong đó nổi bật là các tác phẩm tiểu thuyết, với một độ lùi thời gian cần thiết và tâm thế điềm tĩnh hơn, dần khắc phục được điểm yếu này.Cảm hứng nhân đạo xuyên suốt trong nhiều sáng tác, thể hiện được toàn vẹn và thấm thía một chân lý nghệ thuật: yêu nước và nhân đạo không mâu thuẫn nhau; chiến tranh và thương yêu không loại trừ nhau. Một tác phẩm nghệ thuật chân chính về chiến tranh phải kết hợp được hai truyền thống bất diệt đó của dân tộc.
Tiểu thuyếtNăm 1975 họ đã sống như thế của Nguyễn Trí Huân, như nhiều tác phẩm khác hoàn thành sau ngày khải hoàn, tái dựng lại không khí sôi sục của
giai đoạn cuối cuộc chiến. Những năm tháng chiến đấu mòn mỏi trên chiến trường, trải qua bao gian khổ khó khăn, hy sinh vất vả, những người lính, với tình yêu nước nồng nàn và lý tưởng son sắt, vẫn giữ vững ý chí chiến đấu ngoan cường,hoàn thành những nhiệm vụ được giao phó. Điều gì đủ sức mạnh để nâng đỡ người lính trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất, điều gì khiến cho biết bao con người xả thân lao vào một chiến đấu lâu dài với kẻ thù cường bạo và hùng mạnh, điều gì đã kết nối từ những người lính lớn tuổi thâm trầm từng tham gia chiến dịch Điện Biên năm xưa tới những cậu lính mới trẻ trung hoạt bátnếu không phải là một tình cảm yêu nước mãnh liệt đủ sức chống đỡ cho cả một cộng đồng, cả một dân tộc vượt qua mọi nghịch cảnh, gian truân để đi đến ngày chiến thắng cuối cùng.Tình yêu nước chân đích của chúng ta làm nên tính chính nghĩa của cuộc chiến này, điều mà kẻ thù hoàn toàn thiếu vắng thì chúng ta dư dật tràn đầy, điều mà kẻ thù cảm thấy vô nghĩa thì với chúng ta đó là lẽ sống, niềm tin.Những ngày tháng sau cùng của cuộc chiến, với chiến dịch Hồ Chí Minh quyết đoán và thần tốc, gây nên một không khí hứng khởi đặc biệt cho mọi người lính, giống như một sự vỡ òa và thăng hoa của biết bao cảm xúc kìm nén bấy lâu:
Đó là những ngày vui sướng và hào hứng nhất trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Người, xe như nối thêm, dài bất tận trên các ngả đường đổ về Sài Gòn. Bộ đội vừa hành quân vừa hát. Những bài hành khúc về Bác Hồ, về đất nước, khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” chưa bao giờ vang lên đầy hào khí và trang nghiêm đến thế [11, tr. 234].
Chiến tranh, sau tất cả, trở thành một ngày hội tưng bừng và khí thế của lòng yêu nước và nhiệt huyết giành độc lập, thống nhất đất nước. Trong từng bước hành quân của mỗi người lính, trong thế tiến của mỗi đoàn quân đều mang dáng hình đất nước đang dần hiển lộ, một đất nước đã phải trải qua biết bao gian lao khó nhọcvới vô vàn những máu xương, nước mắt để được vẹn toàn. Trong đầu những người lính như Mạc đã vui sướng hiện lên những ước vọng về tương lai được xây dựng lại đất nước đàng hoàng to đẹp hơn hay như Thức ý thức được trách nhiệm của thế hệ anh và cả thế hệ sau vẫn phải cống hiến và hy sinh cho quê hương xứ sở, cho mảnh đất
đã hứng chịu quá nhiều đau đớn, tổn thương này được thực sự độc lập, thực sự tự do.Đất nước mãi mãi trường tồn, đất nước thật thiêng liêng lớn lao nhưng cũng thật gần gũi máu thịt,đất nước của hôm nay và cả mai sau, của những người đã nằm xuống, những người đang sống và cả những người chưa sinh ra.
Trong Miền cháy, Nguyễn Minh Châu đặt những con người của phe ta vào
một tình thế thử thách nhiều khó khăn sau khi đã chiến thắng kẻ thù. Đối diện với vùng đất mới giải phóng đầy bộn bề,người dân còn hoang mang, hoài nghi, e ngại, những người chiến sĩ cách mạng phải hành xử ra sao và rộng hơn là chúng ta, những người chiến thắng, phải làm gì để thực sự kết thúc một cuộc chiến tranh đã kéo dài quá lâu và gây ra quá nhiều đau thương tang tóc. Câu trả lời sinh động và thuyết phục nhất được thể hiện qua hành động của mẹ Êm, minh chứng hùng hồn cho tinh thần nhân đạo đầy bao dung và vị tha của quân dân ta. Chính trị viênHiển thuyết giảng cho tên địch về lẽ phải và tình thương, về lòng tốt và sự cao thượng vô ngần của người mẹ cách mạng, kẻ mà chính hắn đã giết chết người con trai cuối cùng của bà:
Cái người mà anh và các anh đã giết đến người con cuối cùng của người ta, chính người đó, hiện giờ đang nuôi nấng thằng Sinh của anh (…). Khi chúng tôi đưa thằng bé về đây, chúng tôi phải nói dối bà cụ rằng nó bị lạc cha mẹ. Bà cụ vốn có tính hay thương trẻ con. Hôm đó thằng bé bị cảm sơ qua nhưng bà cụ lại sợ chúng tôi, bộ đội toàn đàn ông, không chăm sóc đầy đủ được cho nó, nên nhất định bế về nhà để trông nom, thế rồi nuôi luôn. Bây giờ thì bà cụ biết nó là con ai rồi. Biết rồi! Biết nó là con kẻ đã giết con trai mình rồi! Nhưng bà cụ vẫn quyết định nuôi nó, vẫn thương yêu nó [7, tr. 477].
Tình yêu thương, lòng nhân đạo sâu sắc của bà mẹ chiến sĩ đối lập hoàn toàn với sự tàn bạo man rợ, phi nhân tính, táng tận lương tâm của kẻ thù:
Tôi nghe đồng chí phụ trách trại cải tạo đang ngồi đây vừa nói rằng anh gốc quê ở Quảng Trị. Thử hỏi anh đã biết gì về những con người và cái đất đã sinh ra anh? Bọn Mỹ đem đến cho anh và lũ các anh một đời sống
thừa mứa vật chất, đặt vào tay một khẩu súng, và trang bị cho các anh một quan niệm nhìn người của chó sói, còn hơn chó sói, bởi chó sói cũng không nhìn đồng loại của nó như anh đã nhìn đồng bào của anh, như một đám người chỉ đáng tiêu diệt hết cho sạch mặt đất! Đấy chính là quan niệm của bọn Mỹ nhìn dân Việt Nam trong những cuộc ném bom, những cuộc tàn sát. Và Mỹ đã thất bại! (…). Chúng tôi cũng phải có thời gian để lấp cái hào ngăn cách chia đôi dân tộc Việt Nam mà Mỹ đã đào ra. Chính chúng tôi, những người cộng sản mà các anh thù ghét, đang làm việc đó, song song với việc hàn gắn vết thương chiến tranh, cả trên mặt đất và cả trong lòng người. Của đứa con của anh, cũng là một vết thương[7, tr. 477-478].
Với một luận đề đanh thép về tinh thần nhân đạo trong cuộc chiến tranh vĩ đại của nhân dân ta, Nguyễn Minh Châu muốn làm nổi bật lên một thông điệp rõ ràng rằngsức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc này không phải là súng đạn, không phải là bạo lực hay lòng căm thù mà chính là tình yêu thương vĩ đại, tình yêu thương vô hạn mà biểu hiện rõ ràng nhất của nó là sự hy sinh đến tận cùng tột độ, lòng bao dung nhân ái vị tha với ngay cả những kẻ thù đáng căm hận nhất. Chính tình yêu với sức mạnh lớn lao không gì đánh bại được của nó, mà biểu tượng tuyệt đích là hình ảnh người mẹ nhân dân, đã chiến thắng sức mạnh bạo lực tột cùng của những người Mỹ hiếu chiến.Chúng ta chiến thắng vì chúng ta nhìn thấy nhân tính