Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng, giải pháp giữ gìn và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trường ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 34)

7. Kết cấu của luận án

1.3.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng, giải pháp giữ gìn và phát

gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trường

Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, phát triển nền KTTT định hƣớng XHCN đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân đã đƣợc cải thiện đáng kể. Tuy vậy, tác động của mặt trái nền KTTT cũng ảnh hƣởng đến việc giữ gìn và phát huy BSVH dân tộc nói chung và văn hóa dân tộc Tày nói riêng. Vì thế, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về BSVH dân tộc Tày:

Công trình nghiên cứu “Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc” của tác giả Hoàng Quyết - Tuấn Dũng [107] đã phân tích sâu sắc về đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Tày ở chiến khu Việt Bắc với những phong tục tập quán đặc trƣng nhƣ tục lệ đặt tên làng, về nhà ở, trang phục, thờ cúng tổ tiên, lễ cƣới từ xa xƣa cùng với những nét văn hóa độc đáo trong các lễ hội nhƣ lễ hội Lồng Tồng, ném còn, hát Lƣợn đối đáp của ngƣời Tày. Cuốn sách rất có ý nghĩa đối với những ngƣời làm công tác văn hóa xã hội tại các địa phƣơng có đồng bào dân tộc Tày sinh sống trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, công trình nghiên cứu đã giúp tác giả luận án hiểu thêm về yếu tố văn hóa tinh thần trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Tày.

Tác giả Hoàng Văn Páo với “Lễ hội Lồng Tồng của người Tày bản Chu, xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn” [99] đã phác họa sinh động về nét đẹp trong Lễ hội Lồng Tồng của ngƣời Tày qua các nghi thức và các hoạt động nổi bật trong lễ hội. Đồng thời, nhà nghiên cứu đã khẳng định, trong sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Tày không thể thiếu Lễ hội Lồng Tồng đƣợc tổ chức vào đầu năm mới với mong ƣớc cầu một năm mới mƣa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Đây là dịp để đồng bào dân tộc Tày và nhân dân các địa phƣơng sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể hiện tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. Từ đó, tác giả khẳng định Lễ hội Lồng Tồng là món ăn tinh thần ý nghĩa trong cuộc sống của đồng bào dân tộc Tày ở bản Chu, xã Hƣng Đạo, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.

Tác giả Hoàng Nam với công trình nghiên cứu “Văn hóa các dân tộc vùng

Đông Bắc” [93] đã khái quát về môi trƣờng địa lý tự nhiên, môi trƣờng lịch sử nhân

văn; đặc điểm kinh tế - xã hội truyền thống và trình bày rất sinh động về văn hóa vật thể; văn hóa phi vật thể, trong đó tác giả đã phân tích tiếng Tày và tiếng Nùng rất gần nhau cả về ngữ âm, từ vựng và cả cú pháp. Trong giao tiếp thƣờng ngày giữa ngƣời Tày và ngƣời Nùng, dân tộc nào nói tiếng dân tộc đó, không cần phiên dịch mà vẫn hiểu nhau hoàn toàn, do vậy trong quá trình giao tiếp ở trong vùng Đông Bắc, tiếng Tày, tiếng Nùng đã từ lâu trở thành tiếng phổ thông trong vùng, đƣợc các dân tộc khác sử dụng làm phƣơng tiện giao tiếp cho toàn vùng thấp Đông Bắc. Tác giả cho rằng, tiếng nói của các dân tộc Tày và Nùng đã phát triển khá cao, hệ thống từ vựng của các thứ tiếng này tƣơng đối phong phú, đủ sức phản ánh những nội dung liên quan đến các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội thời kỳ tiền công nghiệp. Mặt khác, tác giả đã khẳng định nhân tố văn hóa mới trong văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc, đó là hệ quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng với những thành tựu tốt đẹp trong quá trình giao lƣu văn hóa trong vùng. Đồng thời, tác giã đã phân tích, nhận định về xu hƣớng phát triển của văn hóa nói chung, văn hóa ngƣời Tày ở vùng Đông Bắc nói riêng.

Công trình khoa học “Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc

Kạn” của các tác giả Hà Văn Viễn - Lƣơng Văn Bảo - Lâm Xuân Đình [133] đã

khái quát truyền thống văn hóa của các dân tộc sinh sống trong địa bàn tỉnh Bắc Kạn, trong đó có dân tộc Tày. Đây là dân tộc chiếm 52,9% dân số trong toàn tỉnh Bắc Kạn nên văn hóa truyền thống của ngƣời Tày có sức lan tỏa và ảnh hƣởng tới các dân tộc khác, nhất là trong quá trình giao thoa văn hóa giữa các vùng miền của đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay.

Với bài viết “Bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số trong giai

sắc của văn hóa dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Tày. Đồng thời, tác giả khẳng định các yếu tố văn hóa đặc sắc của từng dân tộc, từng vùng kết hợp lại với nhau tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Tác giả cho rằng, hiện nay đồng bào dân tộc thiểu số đã sản xuất theo phƣơng thức tiến bộ, phƣơng thức sản xuất này cũng biểu hiện cuộc sống văn hóa đƣợc nâng cao hơn. Vì vậy, nhu cầu về văn hóa của đồng bào cũng đổi mới và tăng lên rõ rệt. Điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành của đồng bào dân tộc đƣợc cải thiện, lối sống và nếp sống có nhiều thay đổi. Đây là những trung tâm kinh tế và văn hóa có khả năng phát triển nhiều hơn nữa đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào dân tộc Tày ở Đông Bắc nói riêng.

Trong bài viết “Một số vấn đề cấp bách trong bảo tồn, phát huy văn hóa các

dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc” của tác giả Phạm Thị Hoàng Hà [47] đã phân

tích các lý do dẫn đến việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số chƣa tốt. Ở Yên Bái chỉ có 14,8% ý kiến cho rằng các di sản văn hóa dân tộc thiểu số ở địa phƣơng đƣợc bảo tồn tốt, có 83,4% ý kiến cho rằng các di sản văn hóa dân tộc thiểu số nguyên hiện trạng, không bảo tồn, không phá hỏng. Trong đó, có 1,6% ý kiến khẳng định các di sản văn hóa dân tộc thiểu số không đƣợc bảo tồn. Tác giả cũng khẳng định, với thực trạng này, các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số chƣa đƣợc làm giàu và phát huy. Đó là những biểu hiện đáng lo ngại về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số và thực hiện bình đẳng trên lĩnh vực này giữa các dân tộc.

Cuốn sách “Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số ở Đông Bắc Việt Nam” [5] của tác giả Trần Bình đã giới thiệu về tập quán mƣu sinh của các dân tộc qua 9 chƣơng. Tác giả đã khái quát chung về môi trƣờng vùng Đông Bắc Việt Nam, phân tích về tập quán mƣu sinh của các dân tộc nhƣ dân tộc Tày, dân tộc Hà Nhì, dân tộc Dao, dân tộc Sán Chay... Từ các nội dung nêu trên, tác giả đã đƣa ra một vài nhận xét chung về các dân tộc thiểu số và tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy BSVH dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Tác giả Ma Ngọc Dung với cuốn sách “Văn hóa ẩm thực của người Tày ở Việt Nam” [20] đã khái quát về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và nguồn lƣơng thực, thực phẩm của ngƣời Tày, tác giả nghiên cứu những nét đặc sắc về món ăn, đồ uống, thức hút và ăn trầu của đồng bào dân tộc Tày. Đồng thời, tác giả nêu cách ứng xử xã hội trong ăn uống của ngƣời Tày. Bên cạnh đó, tác giả đã phân tích sự biến đổi tập quán ăn uống của ngƣời Tày và đề xuất những giải pháp bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong ăn uống. Từ việc nghiên cứu văn hóa ẩm thực của ngƣời Tày, tác giả cho rằng, giữ gìn và phát huy các giá trị trong văn hóa ẩm

thực cũng hết sức cần thiết nhƣ việc bảo tồn các loại hình văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần khác, bởi nó là một phần giá trị văn hóa truyền thống, do đó cần phải phát huy những yếu tố đặc sắc trong văn hóa ẩm thực. Công trình nghiên cứu rất có ý nghĩa đối với tác giả luận án khi tìm hiểu về văn hóa vật chất của dân tộc Tày.

Tác giả Nguyễn Thị Yên với công trình nghiên cứu “Hiện trạng và vai trò của các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng trong đời sống của người Tày - Nùng các tỉnh miền

núi Đông Bắc Việt Nam” [138] đã sƣu tầm, nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề

liên quan đến tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời Tày - Nùng. Đồng thời, nhà nghiên cứu đã phân tích sự hình thành và biến đổi của các hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngƣỡng của ngƣời Tày - Nùng làm cơ sở cho việc điều tra, khảo sát thực tế sinh hoạt văn hoá của nhóm dân tộc Tày - Nùng, khẳng định vai trò và tác động của nó trong đời sống xã hội hiện tại, từ đó đƣa ra những kiến nghị đóng góp cho công tác xây dựng đời sống văn hoá tinh thần của ngƣời Tày - Nùng ở miền núi Đông Bắc Việt Nam.

Tác giả Vƣơng Xuân Tình với bài viết “Biến đổi văn hóa các tộc người vùng Đông Bắc từ góc nhìn sử dụng ngôn ngữ” [124] đã xem xét sự biến đổi văn hóa qua một thành tố của nó, đó là ngôn ngữ. Góc tiếp cận của bài viết là chỉ xem xét việc sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng các tộc ngƣời Kinh, Nùng, Dao, Tày, Sán Dìu biến đổi theo các xu hƣớng khác nhau dƣới tác động của việc giao lƣu, tiếp xúc ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ hiện nay. Tác giả bài viết đánh giá chung về sử dụng ngôn ngữ trong môi trƣờng gia đình và cộng đồng ở dân tộc Tày không cao. Từ đó, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong công cuộc đổi mới.

Cuốn sách “Lễ hội Lồng Tồng của người Tày huyện Định Hóa, Tỉnh Thái

Nguyên (truyền thống và biến đổi)” của tác giả Dƣơng Thị Lê 2010 [78] đã khắc họa

chi tiết hoạt động tổ chức Lễ hội Lồng Tồng tại xã Phú Đình (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên) đƣợc diễn ra vào ngày mồng 10 tháng giêng hàng năm của đồng bào dân tộc Tày sinh sống trên vùng chiến khu xƣa ATK Định Hóa. Trong đó, tác giả đã trình bày về quan niệm, các nghi thức và hình thức tổ chức lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày tại “thủ đô gió ngàn” năm xƣa. Đây là một lễ hội truyền thống đặc sắc của bà con vùng cao, đƣợc tổ chức sau một năm vất vả với công việc đồng áng, để mừng thành quả lao động đã đạt đƣợc của mình, đồng thời tạ ơn trời đất, thần linh, tổ tiên và cầu cho một năm mới mƣa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, hạnh phúc. Tác giả đã phân tích giá trị và sự biến đổi trong lễ hội hiện nay với phần lễ không có sự thay đổi nhƣng phần Hội có sự thay đổi, mai một ít nhiều do tác động của nền kinh tế thị trƣờng. Tác giả cũng khẳng định, việc tổ chức Lễ hội Lồng Tồng ở ATK Định Hóa - Thái Nguyên không chỉ góp phần lƣu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của lễ

hội mà còn giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng kinh tế, du lịch ATK Định Hóa, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân vùng căn cứ địa cách mạng.

Cuốn sách “Phát triển bền vững văn hóa tộc người trong quá trình hội nhập ở

vùng Đông Bắc” [123] của các tác giả Vƣơng Xuân Tình và Trần Hồng Hạnh đã phân

tích cơ sở lý luận về vấn đề hội nhập của các tộc ngƣời vùng Đông Bắc trong bối cảnh toàn cầu hóa, nền KTTT và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam; Đánh giá về di sản văn hóa truyền thống của các tộc ngƣời vùng Đông Bắc trƣớc khi diễn ra hội nhập (trƣớc 1986); Sự hội nhập kinh tế của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Kinh vùng Đông Bắc trong bối cảnh toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trƣờng và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam; Đánh giá thực trạng và tính bền vững của văn hóa tộc ngƣời vùng Đông Bắc. Nhƣ vậy, đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng khái niệm và các chỉ báo về phát triển bền vững về văn hóa tộc ngƣời; Đánh giá mức độ bền vững văn hóa của một số tộc ngƣời vùng Đông Bắc; Xem xét ảnh hƣởng của quá trình hội nhập tới sự bền vững văn hóa của các tộc ngƣời trong khu vực nghiên cứu; Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo phát triển bền vững về văn hóa cho các tộc ngƣời trong quá trình hội nhập. Công trình với những thông tin chi tiết, phong phú giúp tác giả luận án nhận thức đƣợc tầm quan trọng của văn hóa tộc ngƣời vùng Đông Bắc, đặc biệt là văn hóa dân tộc Tày đối với sự phát triển bền vững.

Tác giả Dƣơng Thuấn với công trình “Văn hóa Tày ở Việt Nam và tiến trình

hội nhập thế giới” [119] đã nghiên cứu chi tiết về văn hóa Tày ở Việt Nam. Tác giả

Dƣơng Thuấn đã mang đến một bức tranh đa sắc màu về văn hóa, văn hóa trong hội nhập. Đặc biệt, tác giả của cuốn sách đã nêu dấu ấn về lịch sử, địa lý và tác động của văn hóa đối với cuộc sống của ngƣời Tày hôm nay. Mặt khác, tác giả đã phân tích đầy đủ các biểu hiện cụ thể của văn hóa Tày; một số biểu tƣợng đặc sắc trong đời sống văn hóa Tày; thực trạng văn hóa Tày từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. Đồng thời, trong bức tranh toàn cảnh về văn hóa Tày, tác giả còn làm sáng rỏ nhận định về văn hóa Tày trong tiến trình hội nhập thế giới hiện nay với các xu hƣớng do tác động từ bên ngoài, xu hƣớng do nhu cầu nội tại với các phƣơng thức hội nhập qua phƣơng tiện truyền thông, qua trao đổi văn hóa tự phát hoặc có kế hoạch, qua giao thƣơng kinh tế. Từ đó, tác giả đã khẳng định kết quả của hội nhập văn hóa góp phần nâng cao trình độ thƣởng thức văn hóa của công chúng; đời sống văn hóa phong phú hơn trƣớc; các chính sách xây dựng văn hóa của Nhà nƣớc về vùng dân tộc và miền núi buộc phải thay đổi; hội nhập để nhận thức lại và nâng cao văn hóa dân tộc. Cuốn sách là tài liệu thiết thực giúp nghiên cứu sinh tìm hiểu, nhận

định về thực trạng văn hóa dân tộc Tày ở Việt Nam nói chung và vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam nói riêng.

Cuốn sách “Nhà sàn truyền thống của người Tày” (Vùng Đông Bắc Việt Nam) [19] của tác giả Ma Ngọc Dung đã làm sáng tỏ những nét đặc trƣng, nghệ thuật kiến trúc độc đáo nhà sàn của ngƣời Tày vùng Đông Bắc. Tác giả đã mô tả chi tiết về nguồn nguyên liệu làm nhà, cấu trúc chung ngôi nhà sàn của ngƣời Tày, quy trình làm một ngôi nhà sàn, những điều kiêng kỵ liên quan đến ngôi nhà sàn... từ đó, giúp ngƣời đọc hình dung khá rõ về tập quán sinh hoạt của ngƣời Tày trong ngôi nhà sàn. Tác giả đã có sự đánh giá tƣơng đối tổng quát về những đặc trƣng văn hóa của ngƣời dân vùng Đông Bắc, trong đó nhà sàn của ngƣời Tày là một biểu tƣợng độc đáo gắn liền với đời sống sinh hoạt tín ngƣỡng của ngƣời Tày. Nhƣ vậy, cuốn sách đã khái quát những yếu tố chung của nhà sàn ngƣời Tày, đồng thời tìm ra những yếu tố riêng trong kết cấu nhà sàn của các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Trong cuốn sách, tác giả đã nêu rõ điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trường ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)