7. Kết cấu của luận án
2.1.1. Khái niệm văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc
2.1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một bộ phận không thể tách rời trong cuộc sống của con ngƣời. Để có một quan niệm đầy đủ, toàn diện về văn hóa quả không phải là điều đơn giản. Có rất nhiều quan niệm đã đƣợc đƣa ra vì mỗi cá nhân, mỗi tác giả lại đứng trên một góc độ khác nhau để nhìn nhận về văn hóa.
Trong quan niệm của triết học mácxít, văn hóa xuất hiện từ lao động, là một quá trình biến con ngƣời thành chủ thể của sự vận động lịch sử và trở thành một cá nhân toàn vẹn, nghĩa là văn hóa gắn với phƣơng thức sản xuất xã hội, cá nhân với cộng đồng, truyền thống với hiện đại, dân tộc với quốc tế, đặc biệt là coi trọng vai trò của lao động nhất là lao động của lực lƣợng đông đảo nhất trong xã hội là nhân dân lao động. Do vậy, văn hóa chính là một hiện tƣợng xã hội gắn liền với các hoạt động nhiều mặt của con ngƣời.
Theo Tổng giám đốc Unesco F.Mayor: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [10; tr.29]. Quan điểm trên đã khẳng định văn hóa là cội nguồn trực tiếp của sự phát triển xã hội, có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội, văn hóa là yếu tố nội sinh của sự phát triển, văn hóa giúp cho con ngƣời tự hoàn thiện bản thân, đồng thời văn hóa quyết định tính cách riêng của một dân tộc, làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác. Mỗi nền văn hóa đều ra đời gắn với một cộng đồng nhất định và phản ánh điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của cộng đồng ấy. Nền văn hóa không tồn tại độc lập mà luôn tiếp nhận thành tựu của các nền văn hóa khác nhƣ là điều kiện không thể thiếu đƣợc cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Văn hóa đƣợc hình thành gắn với hoạt động thực tiễn của con ngƣời, nó cũng có những quy luật vận động, phát triển riêng, trong đó tính dân tộc đƣợc coi là thuộc tính cơ bản của văn hóa, phản ánh mối quan hệ giữa dân tộc và văn hóa trong điều kiện dân tộc đã hình thành. Nội lực của dân tộc, một mặt chính là nguồn nhân lực to lớn mà dân tộc đó sở hữu, mặt khác là truyền thống, là BSVH dân tộc đã đƣợc kết tinh và hiện đại hóa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa” [89; tr.431]. Nhƣ vậy, lao động sáng tạo là cội nguồn, khởi điểm của văn hóa. Để trở thành văn hóa đích thực thì những sáng tạo đó phải hƣớng về các giá trị nhân văn, hoàn thiện nhận thức, nhân cách con ngƣời. Các giá trị quý báu đó góp phần làm nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, dân tộc.
Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai, tháng 7 năm 1948 thay mặt Đảng ta, đồng chí Trƣờng Chinh đã đọc bản báo cáo nổi tiếng “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” trong đó khẳng định: “Văn hóa là một vấn đề rất lớn, bao gồm cả văn học, nghệ thuật, khoa học, triết học, phong tục, tôn giáo” [13, tr.29].
Theo tác giả Phan Ngọc: “Văn hoá là tổng thể sống động những hoạt động sáng tạo của con ngƣời diễn ra trong quá khứ cũng nhƣ đang diễn ra trong hiện tại. Qua hàng thế kỷ các hoạt động sáng tạo ấy đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thị hiếu, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình” [96; tr.45]. Nhƣ vậy, nếu không có hoạt động của con ngƣời, đặc biệt là hoạt động sản xuất xã hội sẽ không có văn hóa, do đó văn hóa gắn liền với phƣơng thức tồn tại và phát triển của con ngƣời và cộng đồng ngƣời.
Sinh thời, C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những nghiên cứu sâu sắc về văn hóa và khẳng định “văn hóa là tổng thể toàn bộ ý thức xã hội của con ngƣời gắn với đặc điểm quốc gia dân tộc. Văn hóa là các lực lƣợng bản chất ngƣời của con ngƣời tham gia vào cải biến tự nhiên nhằm mục đích sinh sống và tồn tại, phát triển” [87; tr.587]. Nhƣ vậy, mỗi hình thái kinh tế - xã hội sẽ có một kiểu văn hóa xác định, văn hóa chính là sự sáng tạo, văn hóa là giá trị riêng của mỗi dân tộc, đồng thời là sự biểu hiện của các lực lƣợng bản chất ngƣời. Theo quan điểm của Kroeber và Kluckhon về văn hóa, các tác giả đã dùng chữ “Culture” để nói về văn hóa chỉ “một quá trình vun trồng hay phát triển các năng lực theo hƣớng tiến bộ” [141; tr.32].
Có thể nói rằng, văn hoá chính là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần mà con ngƣời đạt đƣợc trong tiến trình phát triển của lịch sử, nghĩa là tất cả những gì con ngƣời tạo ra và đạt đƣợc trong quá trình tƣơng tác với tự nhiên và xã hội là văn hoá. Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính chất một xã hội hay của một nhóm ngƣời trong xã hội. Văn hoá Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc. Năm 1986, Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, phát triển nền KTTT theo định hƣớng XHCN, xây dựng đời sống mới. Đảng ta đã khẳng định:
Mọi hoạt động văn hoá, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con ngƣời Việt Nam về tƣ tƣởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trƣờng văn hoá lành mạnh cho sự phát triển xã hội, kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc [29; tr.123] Từ đây, cùng với các lĩnh vực khác, văn hoá đƣợc Đảng ta quan tâm hơn bằng những chủ trƣơng cụ thể nhằm "Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lƣợng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội" [30; tr.33]. Đại Hội lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định: "Làm cho giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực, mọi mặt hoạt động, mọi quan hệ xã hội, thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển bền vững"[34; tr29]. Trong giai đoạn hiện nay, văn hoá là một mặt trận quan trọng đảm bảo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, cần có những bƣớc đi phù hợp với sự thay đổi của điều kiện thực tiễn.
Từ việc tìm hiểu các quan niệm về văn hóa, theo tác giả, văn hóa là sản phẩm của lao động, bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.
Nhƣ vậy, với những cách hiểu khác nhau, quan niệm về văn hóa không ngừng đƣợc bổ sung, hoàn thiện theo sự phát triển của lịch sử. Văn hóa là phƣơng thức hoạt động đặc thù của một thiết chế xã hội, là trình độ, năng lực hoạt động sống của con ngƣời. Với những mối quan hệ của cá nhân với cá nhân, cá nhân với gia đình - dòng tộc, cá nhân với cộng đồng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng để hình thành những giá trị văn hoá. Vì thế, văn hoá còn bao gồm hệ thống những giá trị quy định trong giao tiếp, đó là văn hoá xã hội hay gọi là văn hoá tổ chức quan hệ xã hội.
2.1.1.2. Khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc
Văn hóa của một dân tộc đƣợc nảy mầm, bắt rễ sâu trong đời sống lao động, sản xuất, đấu tranh sinh tồn trong suốt chiều dài lịch sử. Có thể nói rằng, thƣớc đo vị thế, trình độ phát triển của một dân tộc chính là văn hóa. Những giá trị tinh hoa cốt yếu, những sắc thái đặc thù bền vững của dân tộc gắn kết trong một nền văn hóa tạo nên BSVH dân tộc.
Văn hóa của một dân tộc trƣớc hết thể hiện ở bản sắc của dân tộc ấy. Bản sắc văn hóa là một sản phẩm gắn với từng bƣớc phát triển của cộng đồng dân tộc, luôn có xu thế hƣớng tới tƣơng lai. Chính BSVH Việt Nam đã giúp dân tộc ta ngày nay có quyền tự hào về một đất nƣớc tuy không rộng, ngƣời không đông nhƣng sau những năm dài bị đô hộ vẫn giữ đƣợc bản sắc của mình. Sức mạnh ngƣời dân Việt Nam có đƣợc là do biết “bảo vệ văn hóa dân tộc” [45; tr.42].
Hiện nay, có nhiều thuật ngữ liên quan đang đƣợc sử dụng nhƣ "bản sắc dân tộc", "bản sắc văn hóa" hay kết hợp "bản sắc dân tộc của văn hóa", "bản sắc văn hóa dân tộc". Theo tiếng Hán, từ nguyên, “bản sắc” là mẫu gốc, chƣa bị pha trộn, là sắc thái tự nhiên, hồn nhiên chƣa pha tạp; Từ “bản sắc” trong ngữ hệ Châu Âu là nhận dạng, dấu ấn, cá tính riêng; Theo cách hiểu nguyên nghĩa của từ "bản sắc" có nghĩa nhƣ sau: Với từ "bản" nghĩa là gốc, cái cốt lõi thuộc về phần mình nhƣ bản nguyên (nguồn gốc), cơ bản (nền gốc)… "Sắc" nghĩa là màu, vẻ, dung mạo, sắc thái. Nhƣ vậy, "bản sắc" là tính chất đặc biệt vốn có, là cái riêng để phân biệt với những cái khác. "Bản sắc dân tộc" là những nét đặc trƣng làm nên bản lĩnh, sắc thái, dấu ấn riêng của từng dân tộc, là cái biểu hiện tập trung diện mạo dân tộc, để nhận diện một dân tộc hay đó là những nét để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác.
BSVH dân tộc Việt Nam tƣơng đối ổn định nhƣng không phải bất biến mà thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử. Gần đây, tốc độ biến đổi có xu hƣớng gia tăng. Trong bản sắc đó không phải chỉ có những đặc trƣng văn hóa của ngƣời Kinh mà có sự hội tụ, sự kết tinh đặc trƣng văn hóa của 54 dân tộc anh em chung sống trên đất nƣớc Việt Nam. Mặc dù mỗi dân tộc có những nét riêng nhƣng lại đƣợc thống nhất về mặt nhận thức, tƣ tƣởng và luôn có ý thức thống nhất trong đa dạng đã trở thành nguồn sống, là động lực mạnh mẽ để BSVH dân tộc Việt Nam tồn tại và phát huy trong bối cảnh nền KTTT.
Nhƣ vậy, BSVH dân tộc đƣợc hình thành trong tiến trình lịch sử với sự đóng góp của nhiều thế hệ, vì thế một cá nhân không thể đại diện cho một dân tộc, một truyền thống không thể đại diện cho mọi truyền thống và để giữ gìn đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta cần phải ủng hộ, tôn vinh những cái tốt đẹp, tiến bộ, đồng thời đấu tranh chống lại những cái xấu, lạc hậu, không phù hợp với điều kiện thực tiễn đang không ngừng vận động, biến đổi. Trên thực tế, để xác định nội dung cụ thể của BSVH dân tộc Việt Nam là một việc làm rất khó khăn và phức tạp. Mặc dù vậy, đến nay chúng ta cũng có thể liệt kê đƣợc một vài quan niệm của các nhà nghiên cứu về BSVH dân tộc Việt Nam. Tác giả Bùi Thanh Quất khẳng định:
BSVH không phải là cái gì trừu tƣợng khó thấy, mà nó là điều đƣợc hiển lộ ra trong đời sống hàng ngày của mỗi ngƣời và cả cộng đồng, theo cách làm cho chúng ta có thể thấy và phân biệt đƣợc ngƣời Việt Nam với các cộng đồng dân tộc khác trên thế giới, từ nếp sống của mỗi thành viên trong gia đình với nhau đến cách ứng xử của cả dân tộc với các dân tộc khác[100; tr.29]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy cho rằng “BSVH là nét riêng biệt biểu hiện ra trong nếp sống của một quốc gia hay một cộng đồng ngƣời” [22, tr.239].
Theo tác giả Phan Ngọc: "Khái niệm BSVH đến nay vẫn đƣợc lý giải theo kiểu tinh thần luận. Cần phải có một cách lý giải thao tác luận mới có những biện pháp làm việc để duy trì, phát huy các mặt tốt; chống đối, ngăn cản các mặt xấu" [95; tr.5]. Theo tác giả Phan Ngọc, BSVH không phải là một vật, mà là một kiểu quan hệ, nói đến bản sắc văn hóa Việt Nam là nói đến các mặt đƣợc duy trì qua lịch sử làm thành cái quý báu của nền văn hóa này, đồng thời nhà nghiên cứu cũng đƣa ra một cách tiếp cận mới, dùng khái niệm độ khúc xạ làm chìa khóa mở cánh cửa bí ẩn để giải thích sự tiếp thu và biến đổi của văn hóa Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Lê Nhƣ Hoa đã khẳng định:
BSVH là cái cốt lõi, cái đặc thù, cái định hình làm nên tính riêng biệt, độc đáo của văn hóa mỗi dân tộc. BSVH của mỗi dân tộc đƣợc hình thành, bảo tồn và phát huy trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Cũng giống nhƣ bất kỳ hiện tƣợng tự nhiên và xã hội nào, BSVH của một dân tộc không ngừng vận động, phát triển, luôn tiếp thu, bổ sung thêm những yếu tố làm phong phú bản sắc, đồng thời gạn lọc, loại bỏ những yếu tố lạc hậu, không thích hợp [53; tr.19].
Tác giả Hồ Bá Thâm cho rằng: “BSVH dân tộc, đó là một kiểu tổng hợp, kết hợp những phẩm chất, những giá trị văn hóa nội sinh và ngoại sinh tạo thành linh hồn, sức sống bền vững của dân tộc, có những nét ƣu trội hơn một số dân tộc khác, mang tính ổn định trong quá trình lịch sử đấu tranh và xây dựng của dân tộc đó” [112; tr.18]. Tác giả đã nhấn mạnh đến sự kết hợp các yếu tố nội sinh và ngoại sinh để tạo nên sức sống bền vững của một dân tộc. Tuy vậy, tác giả chƣa phân tích rõ cơ chế của sự kết hợp những phẩm chất, giá trị văn hóa nội sinh và ngoại sinh để thấy rõ vị trí của từng yếu tố trong quá trình kết hợp. Mặt khác, tác giả nhấn mạnh đến "những nét ƣu trội hơn một số dân tộc khác" dễ dẫn đến sự hiểu lầm về sự cao thấp trong bản sắc văn hóa dân tộc là mầm mống của chủ nghĩa sô vanh và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã từng xuất hiện một vài lần trong lịch sử. Tác giả Hồ Bá Thâm trình bày BSVH dân tộc Việt Nam đƣợc khái quát bởi những đặc trƣng sau:
Thứ nhất, tính ƣu trội là văn hóa nhân sinh, văn hóa chính trị - đạo đức. Văn
hóa cứu nƣớc trội hơn văn hóa lao động sản xuất; văn hóa gia đình, dân tộc trội hơn văn hóa giai cấp; tình cảm trội hơn lý trí; cái cộng đồng trội hơn cái cá nhân; nƣớc trội hơn nhà; nhu trội hơn cƣơng.
Thứ hai, văn hóa Việt Nam là văn hóa tích hợp, mang tính chất mở là chính
nên có nhiều đạo nhƣ Nho, Phật, Lão, Ki tô ở phƣơng Đông, phƣơng Tây duy lý và tâm linh, có thể dung hòa để cùng phát triển.
Thứ ba, văn hóa Việt Nam là tổng hợp đa tầng văn hóa trong lịch sử mà chủ yếu là sản phẩm của trình độ phát triển tiền tƣ bản: văn hóa của công xã, văn hóa của xã hội phong kiến, văn hóa của chế độ thuộc địa nửa phong kiến, văn hóa của chế độ dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ tư, văn hóa Việt Nam là nền văn hóa có sức sống quật cƣờng, quật khởi
từng vƣợt qua nhiều thử thách trong lịch sử.
Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: BSVH của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa đƣợc vun đắp qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ