7. Kết cấu của luận án
2.4. Kinh tế thị trƣờng và tác động của kinh tế thị trƣờng đến việc giữ gìn
2.4.2. Tác động của kinh tế thị trường đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
văn hóa dân tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc
Vùng Đông Bắc có đặc điểm nhiều núi dốc và núi đá, ít sông ngòi, khí hậu lạnh, mùa đông khô, mƣa ít, mùa hè ẩm, mƣa nhiều... chính những đặc điểm địa lý tự nhiên này có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh tế của đồng bào đang sinh sống trong vùng. Khác với cƣ dân vùng thấp, cƣ dân vùng cao làm nghề trồng trọt chủ yếu ở trên cạn, khai phá đất dốc để làm nƣơng và trồng các loại cây lƣơng thực, cây thực phẩm, cây dƣợc liệu... Ngoài ra, đồng bào còn chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, đồng thời phát triển các ngành nghề thủ công và trao đổi hàng hóa. Trƣớc khi tiến hành công cuộc đổi mới, với quan điểm “bế quan tỏa cảng” “ngăn sông cấm chợ”, hoạt động kinh tế của các tỉnh trong vùng Đông Bắc chƣa có những thành tựu nổi bật. Hiện nay, ở các tỉnh Đông Bắc Việt Nam dƣới tác động của nền kinh tế thị trƣờng trong thời kỳ đổi mới, bộ mặt kinh tế xã hội của một số tỉnh Đông Bắc đã có những thay đổi đáng kể. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả nhận thấy các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn đã có những thay đổi nhất định.
Thái Nguyên là miền đất nối giữa vùng núi rừng Việt Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng, tại đây có nhiều cơ sở kinh tế, văn hóa, quốc phòng có tầm chiến lƣợc của đất nƣớc. Với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc vùng Đông Bắc, là đầu mối của các hoạt động văn hóa, là trung tâm giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi mà nhiều tỉnh Đông Bắc không có, giúp cho Thái Nguyên có tiềm năng phát triển trong điều kiện KTTT.
Trƣớc thời kỳ đổi mới, Thái Nguyên đã đƣợc coi là trung tâm công nghiệp của các tỉnh phía Bắc. Với chủ trƣơng công nghiệp hóa sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, Thái Nguyên đã xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai khoáng, cơ khí, luyện kim, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng. Bƣớc vào công cuộc đổi mới, Thái Nguyên đã tranh thủ các điều kiện thuận lợi để giao lƣu, hợp tác với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... từ đó, nhiều khu công nghiệp đƣợc hình thành nhƣ Khu công nghiệp Gang Thép, Khu công nghiệp Núi Pháo, Khu công nghiệp Sông Công, Khu công nghiệp Sam Sung - Phổ Yên, Khu công nghiệp Điềm Thụy - Phú Bình. Với các khu công nghiệp mọc lên đã thu hút đƣợc một lực lƣợng lao động lớn của địa phƣơng và các tỉnh lân cận. Đồng bào dân tộc Tày ở trong tỉnh đã cho con em tham gia vào các hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp để giải quyết việc làm và nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
Bắc Kạn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc của Tổ quốc, nền kinh tế tự cung, tự cấp đã tồn tại lâu dài trong xã hội Bắc Kạn. Các cƣ dân ở vùng thấp có nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác vùng thung lũng và hệ thống thủy lợi đa dạng với phai, mƣơng, cọn nƣớc… Cƣ dân ở vùng cao có kĩ thuật khai thác ruộng bậc thang và nƣơng rẫy dốc. Trong sản xuất nông nghiệp, họ lấy nghề trồng trọt lúa nƣớc và gieo trồng lúa nƣơng làm nghề chính. Ngoài trồng lúa, nhân dân còn trồng các loại cây lƣơng thực, hoa màu và các loại cây ăn quả. Cùng với đó là những lâm thổ sản mà ngƣời dân tìm kiếm đƣợc nhƣ sa nhân, củ nâu, mây song, nấm hƣơng, mật ong, măng, gỗ, nứa… đã trở thành nguồn cung cấp thƣờng xuyên cho nhân dân, do đó đời sống của nhân dân nơi đây tƣơng đối ấm no. Ngoài nông nghiệp, Bắc Kạn còn có sự tồn tại của các nghề thủ công gia đình nhƣ nghề dệt vải, đan lát, nghề mộc, nghề rèn… tuy nhiên, tất cả đều chỉ mang tính chất tự cung, tự cấp. Trƣớc đây, ngƣời Tày tự túc đồ may mặc bằng cách trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm, thêu dệt thổ cẩm. Hiện nay, nhu cầu may mặc và tiêu dùng đã đƣợc đáp ứng bởi các sản phẩm công nghiệp trong nền KTTT. Do đó, còn rất ít các làng bản của ngƣời Tày duy trì nghề trồng bông, nhuộm, dệt vải. Ngoài ra, ở Bắc Kạn còn có nguồn tài nguyên rừng và khoáng sản. Đây chính là những cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc với hai cửa khẩu quốc tế ga đƣờng sắt Đồng Đăng - huyện Cao Lộc và cửa khẩu đƣờng bộ Hữu Nghị - huyện Văn Lãng; một cửa khẩu quốc gia Chi Ma - Huyện Lộc Bình; có mƣời lối mở biên giới với Trung Quốc; các chợ Đông Kinh, chợ đêm Kỳ Lừa, chợ biên giới Tân Thanh là những trung tâm thƣơng mại lớn. Bên cạnh đó, Lạng Sơn có đƣờng sắt liên vận quốc tế là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế, chuyển giao khoa học công nghệ với các tỉnh phía nam của đất nƣớc, với Trung Quốc và qua đó sang các nƣớc vùng Trung Á, châu Âu và các nƣớc khác, nhất là trong điều kiện KTTT hiện nay, khi nhà nƣớc đang thực hiện chính sách đầu tƣ phát triển các khu kinh tế cửa khẩu thì Lạng Sơn càng có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt kinh tế thƣơng mại - du lịch - dịch vụ. Khu kinh tế cửa khẩu là một trong những mũi nhọn kinh tế trọng điểm, là địa bàn phát triển năng động nhất, đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, là trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh. Lạng Sơn có lợi thế về phát triển kinh tế thƣơng mại với điều kiện về khu kinh tế cửa khẩu với hệ thống giao thông thuận lợi, do đó việc buôn bán trong những năm đổi mới ở đây rất sôi động, hàng hoá trong tỉnh, các tỉnh bạn trong cả nƣớc qua Lạng Sơn xuất khẩu sang Trung Quốc và nhập các loại hàng từ Trung Quốc về phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân với số lƣợng, chủng
loại lớn, năm sau cao hơn năm trƣớc. Hàng năm, có hàng trăm doanh nghiệp trong cả nƣớc tham gia xuất, nhập khẩu qua biên giới, thu hút nhiều doanh nghiệp trong nƣớc, nƣớc ngoài, các thành phần kinh tế tham gia các cơ sở kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ, du lịch ở cửa khẩu và trên địa bàn tỉnh. Thƣơng mại Lạng sơn phát triển nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân, tăng thu ngân sách địa phƣơng và Trung ƣơng.
Có thể nói rằng, ở một số tỉnh Đông Bắc đã xuất hiện hoạt động trao đổi và mua bán từ khá sớm, bởi lẽ ở đây có những sản phẩm của cây công nghiệp nhƣ cây hồi, cây trẩu... đƣợc sản xuất ra chỉ dùng để bán. Đây là nơi biên giới với nƣớc bạn Trung Hoa - nƣớc có nhu cầu các mặt cây hàng công nghiệp. Ở vùng này, có nhiều chợ đƣợc hình thành tƣ những thế kỷ trƣớc đây nhƣ chợ Kỳ Lừa, chợ Đồng Đăng (Lạng Sơn), chợ Móng Cái, chợ Vân Đồn (Quảng Ninh),... Các chợ ở vùng biên giới Đông Bắc có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế mang tính hàng hóa ở vùng này, là cơ sở, tiền đề cho việc mở rộng mối quan hệ kinh tế, văn hóa với các vùng khác ở trong nƣớc, thúc đẩy giao lƣu văn hóa quốc tế. Bên cạnh đó, vùng thấp Đông Bắc có nhiều chợ phiên đƣợc hình thành từ lâu đời trong lịch sử. Đây là những chợ khu vực và việc thực hiện hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa đƣợc thực hiện ở trong một thời điểm ngắn - khoảng 2 tiếng/phiên chợ. Mỗi chợ họp cách 5 ngày/phiên. Ở mỗi khu vực thƣờng có nhiều chợ phiên và các chợ phiên đƣợc quy định họp vào các ngày khác nhau. Do đó, ở khu vực này ngày nào cũng họp chợ. Khi đi chợ bà con mua những hàng tiêu dùng đƣợc sản xuất bằng phƣơng pháp thủ công nghiệp nhƣ: dầu thắp, xoong nồi đồng, chậu thau, chảo gang... và bán các hàng nông sản nhƣ thóc, gạo, bánh trái làm từ gạo nếp, gạo tẻ, hoa quả...
Có thể nói rằng, kinh tế và văn hóa có tác động qua lại với nhau, kinh tế thị trƣờng phát triển đã có những tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của dân tộc Tày. Hiện nay, kinh tế thị trường cũng có một số tác động tích cực đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Tày:
Thứ nhất, các sản phẩm văn hóa của dân tộc Tày ngày càng phong phú và hiện đại hơn.
Thứ hai, trong quá trình phát triển kinh tế đã nâng cao đời sống vật chất của ngƣời dân, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào dân tộc Tày sáng tạo, hƣởng thụ, giữ gìn và phát huy BSVH.
Thứ ba, trƣớc yêu cầu biến đổi không ngừng của KTTT, đồng bào dân tộc Tày đã
tích cực học tập, nâng cao trình độ, tham gia lao động sản xuất ở các khu công nghiệp, từ đó nâng cao hiểu biết và xây dựng tác phong công nghiệp, lối sống văn minh.
Thứ tư, chính quyền địa phƣơng đã tổ chức định kỳ các hoạt động lễ hội, các
Nền KTTT đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin từ đó tạo ra những cơ hội, cầu nối cho sự giao lƣu văn hóa, học tập, tiếp thu những giá trị tích cực, tiến bộ, tinh hoa văn hóa của các dân tộc, làm phong phú những giá trị của văn hóa của dân tộc mình, tạo điều kiện và thúc đẩy văn hóa phát triển, nâng cao trình độ văn hóa, giáo dục, phát huy tính sáng tạo của con ngƣời, từ đó góp phần hoàn thiện con ngƣời. Nghiên cứu BSVH trong điều kiện KTTT định hƣớng XHCN thực chất là nghiên cứu mối quan hệ của nền văn hóa tiên tiến với KTTT định hƣớng XHCN. Việc chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang thể chế KTTT định hƣớng XHCN ở nƣớc ta làm cho sản phẩm văn hóa ngày càng phong phú, đa dạng, thị trƣờng văn hóa ngày càng sôi động hơn.
Có thể nói rằng, trong điều kiện kinh tế thị trƣờng bản sắc văn hóa dân tộc Tày không dễ dàng bị mất đi cũng không phải là bất biến mà luôn vận động, luôn biến đổi trong quá trình phát triển của đất nƣớc. Thực tế cho thấy, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trang phục, ẩm thực, phƣơng tiện đi lại ngày càng phong phú hơn.
Bên cạnh những mặt tích cực, nhiều sản phẩm phản văn hóa, phản khoa học, chỉ coi trọng lợi ích tiền bạc làm cho thị trƣờng văn hóa bị ảnh hƣởng tiêu cực nhƣ sự xuất hiện tràn lan các loại sản phẩm bạo lực, sùng bái tín ngƣỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan. Để hƣớng đến sự phát triển bền vững thì văn hóa và kinh tế hòa quyện vào nhau để bảo đảm cho xã hội phát triển trong tính lành mạnh, độc đáo của nó. KTTT là thành tựu chung của nền văn minh nhân loại với nhiều mặt tích cực đối với sự phát triển xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Thế nhƣng, mặt trái của nền KTTT cũng làm cho tâm lý, phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc Tày dễ bị mai một, biến những di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc Tày thành sản phẩm hàng hóa theo mục đích lợi nhuận, làm cho tƣ tƣởng, lối sống, đạo đức vốn đƣợc tạo dựng trong truyền thống lịch sử, trong cách mạng, trong kháng chiến bị xói mòn. Bởi vậy, các địa phƣơng không thể thờ ơ, không thể hy sinh bản sắc văn hóa dân tộc vì mục tiêu trƣớc mắt, càng không đƣợc buông lỏng sự lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy đảng trong lĩnh vực văn hóa, hƣớng tới xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Với tác động của nền KTTT, bên cạnh những ƣu điểm không tránh khỏi những tồn tại cần khắc phục. Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Quý cho rằng: “Quá trình hình thành nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta đã cho thấy những vấn đề xã hội đang nổi cộm nhƣ văn hóa, giáo dục bị xuống cấp do quá trình xâm nhập của các nền văn hóa ngoại lai” [103; tr.191-192]. Hiện nay, nhiều ngƣời Tày làm việc ở các
khu công nghiệp, sau khi lập gia đình, nhiều cặp vợ chồng ở các đô thị có cuộc sống gắn với các khu công nghiệp đã đơn giản hóa các phong tục truyền thống của dân tộc mình, thay vào đó là những quan niệm sống thực dụng trong môi trƣờng công nghiệp. Đó là nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày bị lãng quên nhƣ họ không mặc trang phục truyền thống, không thực hiện những phong tục, tập quán, không có môi trƣờng để nghe và thực hành ngôn ngữ dân tộc... Đây là kết quả tất yếu của phát triển KTTT tác động trên lĩnh vực văn hóa.
Khi phát triển KTTT ở một số tỉnh Đông Bắc, một mặt những quy luật của thị trƣờng đã làm cho hoạt động kinh tế năng động, hiệu quả hơn, đồng thời chính
sự phát triển của kinh tế thị trường đã tác động tiêu cực đến việc giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày.
Một là, nhiều nét đặc trƣng của văn hóa dân tộc Tày bị hao mòn, biến đổi dƣới sự tác động của KTTT nhƣ nhà ở, trang phục, ẩm thực, văn hóa dân gian, phong tục tập quán...
Hai là, các vật dụng truyền thống của ngƣời Tày đƣợc thay thế bằng những
sản phẩm hàng hóa công nghiệp trên thị trƣờng.
Ba là, nhu cầu hƣởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa
tinh thần của đồng bào dân tộc Tày có xu hƣớng giảm xuống.
Hiện nay, song song với cơ hội đƣợc giao lƣu, hội nhập trong điều kiện KTTT là nguy cơ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, nhất là BSVH dân tộc bị mai một, lãng quên. Thách thức đầu tiên phải kể đến là khả năng đánh mất ngôn ngữ truyền thống, linh hồn của văn hóa dân tộc, đƣợc coi là phƣơng tiện để chuyển tải, trao truyền nghệ thuật, phong tục tập quán của tộc ngƣời. Ngôn ngữ không đƣợc giảng dạy nhƣ một song ngữ cho chủ thể văn hóa, cho nên ngày càng mất chỗ đứng trong đời sống hằng ngày. Bên cạnh đó, âm nhạc, nhạc cụ, trang phục vốn đƣợc coi là bản sắc của đồng bào dân tộc Tày cũng đứng trƣớc nguy cơ thất truyền. Giống nhƣ đàn bầu của ngƣời Việt thì tính tẩu của ngƣời Tày là nhạc cụ điển hình. Tuy nhiên, những loại hình nghệ thuật để tạo nên BSVH ngày càng ít xuất hiện hơn. Dƣới tác động của KTTT, các yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc rất có thể bị mất đi. Các hình thức nghệ thuật, những điệu múa cổ truyền cũng ngày càng vắng bóng. Những ngƣời lớn tuổi trong mỗi cộng đồng dân tộc không còn điều kiện truyền lại các kỹ năng, hiểu biết của mình cho lớp trẻ, bởi nhiều ngƣời cho rằng, việc giữ gìn BSVH dân tộc Tày hiện nay ít có giá trị trong cuộc sống hiện đại.
Trƣớc sức phát triển nóng của KTTT, kỹ thuật làm thủ công các sản phẩm dân gian truyền thống cũng có nguy cơ tiêu vong. Lâu nay, các mặt hàng
áo chàm, mũ nồi; chế tác nhạc cụ dân tộc Tày bằng chất liệu đá, đồng, tre, nứa… vẫn là niềm tự hào, là minh chứng cho óc sáng tạo, sự khéo léo của ngƣời dân tộc Tày, song do thiếu đầu ra, lại vấp phải sự cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp bán sẵn nên kỹ thuật làm thủ công đã bị mai một dần. Đứng trƣớc những thách thức ấy, việc khôi phục, giữ gìn, phát triển giá trị văn hóa cổ