Điều kiện kinh tế xã hội ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trường ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay (Trang 48 - 50)

7. Kết cấu của luận án

2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và ngƣời Tày ở một số

2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay

Các tỉnh miền núi Đông Bắc là địa bàn sinh sống của nhiều tộc ngƣời khác nhau. Bên cạnh ngƣời Kinh chiếm đại đa số còn rất nhiều dân tộc thiểu số khác sinh sống nhƣ ngƣời Tày, Nùng, Dao, Hoa, Lô Lô, H’Mông... Trong những năm gần đây, đã có nhiều chƣơng trình, dự án của Chính phủ đầu tƣ cho ngƣời dân tộc thiểu

số (Phụ lục; Bảng 2). Tuy nhiên, nghèo đói, nhận thức kém và tập tục sinh hoạt cổ

hủ, lạc hậu vẫn còn tồn tại. Đó cũng chính là những rào cản lớn cho vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng tự nhiên ở vùng đất này.

Vùng núi Đông Bắc với vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm giáp ranh biên giới Trung Quốc với hệ thống các cửa khẩu Thanh Thủy, Móng Cái, Tà Lùng cùng hệ thống giao thông đƣờng bộ thuận tiện (các tuyến quốc lộ 1A, 1B, 4B, quốc lộ 2,3...) là điều kiện tốt cho các tỉnh miền núi Đông Bắc mở rộng quan hệ giao lƣu kinh tế, văn hóa, xã hội với nhau và với nƣớc láng giềng Trung Quốc. Do địa hình chủ yếu là đồi núi nên các tỉnh miền núi Đông Bắc đã đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp và trồng cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ cây chè, cây dƣợc liệu, ngô, khoai, sắn... đồng thời phát triển ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện nay, với quyết tâm cùng các vùng miền khác trong cả nƣớc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển KTTT, một số tỉnh Đông Bắc đã chú ý tới việc chuyển đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp và phát triển sản xuất công nghiệp. Hầu hết các tỉnh Đông Bắc đều có khu công nghiệp và các nhà máy xí nghiệp, trong đó tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn... Các ngành nghề công nghiệp đƣợc đầu tƣ chủ yếu vào các lĩnh vực nhƣ khai thác khoáng sản, chế biến lâm sản, cơ khí, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón hóa chất... Nhờ đó, trong thời gian qua, kinh tế vùng Đông Bắc có điều kiện bứt phá, tạo tiền đề vật chất cho

đầu tƣ, phát triển cơ sở hạ tầng. Hệ thống giao thông trong khu vực ngày càng thuận lợi, hình thành những vùng tam giác cho sự phát triển kinh tế giữa các tỉnh với nhau và với các khu vực khác nhƣ vùng Tây Bắc, vùng đồng bằng Sông Hồng. Cùng với hệ thống giao thông thuận tiện, hệ thống điện, trƣờng học, bệnh viện cũng đƣợc chú ý đầu tƣ và cải thiện rõ rệt dẫn tới những thay đổi đột phá trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế... Việc xóa mù chữ, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng sâu, vùng xa nhờ đó đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt.

Đông Bắc là vùng liên kết, giao thƣơng quan trọng giữa khu vực biên giới phía Bắc với cả nƣớc trong phát triển kinh tế thông qua các cửa khẩu và những tuyến đƣờng giao thông quan trọng. Ở những địa bàn sâu trong khu vực vùng núi đá vôi, vùng núi đất cao, ngƣời dân giữ gìn khá tốt những lề lối, phong tục, tập quán, còn những nơi giao thông thuận lợi, hoạt động kinh tế phát triển quá trình tiếp biến và biến đổi văn hóa trở nên rõ ràng. Sự phát triển kinh tế đem lại những đổi thay về cơ sở hạ tầng nhƣ điện sinh hoạt, sản xuất, đƣờng giao thông, trƣờng học các cấp, trạm xá, bệnh viện… đồng thời cũng làm thay đổi nhanh chóng quá trình nhận thức của ngƣời dân. Trƣớc đây, ngƣời Tày có thói quen mời thầy Then về cúng chữa bệnh thì đến nay việc chữa trị bệnh tật đƣợc thực hiện tại trạm y tế với sự giúp đỡ của các y, bác sĩ đƣợc đào tạo bài bản; độ tuổi lập gia đình trƣớc đây ở vùng Đông Bắc trung bình khoảng 15 - 16 (cá biệt có những trƣờng hợp 12 - 14 tuổi), hiện nay đã nâng lên và đa số ngƣời dân đều chấp hành theo đúng quy định của pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình... Ngoài ra, sự phát triển của phƣơng thức sản xuất mới cũng đem lại những đổi thay không nhỏ đối với lao động, sinh hoạt của ngƣời dân nhƣ thói quen dệt thổ cẩm, đan lát, nhuộm vải của đồng bào dần thay thế bằng quần áo tân thời đƣợc bán sẵn ở các phiên chợ; trang phục truyền thống chỉ sử dụng vào những dịp lễ hội, sự kiện lớn; để thuận tiện trong giao tiếp, tiếng dân tộc cũng dần đƣợc Việt hóa; những tiết mục dân ca, dân vũ không còn đƣợc ngƣời dân sử dụng hàng ngày mà chủ yếu thực hiện trong các ngày lễ lớn của cộng đồng… Những điều này cho thấy các giá trị văn hóa đƣợc gìn giữ qua nhiều thế hệ của đồng bào dân tộc vùng Đông Bắc dần mai một, biến mất khỏi đời sống văn hóa hàng ngày và có nguy cơ một bộ phận đồng bào Tày không biết thực hành nghi lễ, biểu diễn một số loại hình nghệ thuật truyền thống.

Trong những năm gần đây, mặc dù tốc độ tăng trƣởng kinh tế của một số tỉnh Đông Bắc đã đạt đƣợc những tiến bộ rõ rệt (Phụ lục; Bảng 3), song do điểm xuất phát kinh tế thấp (trừ tỉnh Lạng Sơn có ƣu thế lớn về vị trí địa lý), hoạt động kinh tế của một số tỉnh miền núi Đông Bắc vẫn đứng trƣớc hàng loạt khó khăn. Nền kinh tế vẫn chƣa tự đảm bảo đƣợc nhu cầu tiêu dùng, thu nhập bình quân trên đầu ngƣời

thấp; kết cấu hạ tầng so với các khu vực khác còn thua kém về nhiều mặt; công nghiệp phát triển chậm, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng... Ở nhiều nơi, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí thấp, thiếu lực lƣợng lao động kỹ thuật và đội ngũ công nhân lành nghề, sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp và nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn... Trong khi đó, KTTT diễn ra chủ yếu ở thành phố, thị xã. Thực tế cho thấy, ở các vùng hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa vẫn tồn tại nền kinh tế khép kín, độc canh, độc cƣ.

Nằm trong vùng có nhiều nền văn hóa dân tộc bản địa cùng với sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, cộng với xu hƣớng phát triển KTTT, mở cửa hội nhập, nền văn hóa nói chung và văn hóa dân tộc Tày của vùng núi Đông Bắc trong những năm qua có những đổi thay đáng kể, tạo tiền đề để nâng cao nhận thức cho ngƣời dân trên các lĩnh vực, nhất là trong quá trình phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng.

Nhƣ vậy, với điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội khá thuận lợi chính là cơ hội cho các tỉnh miền núi Đông Bắc phát huy tiềm năng, phát triển về mọi mặt trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, đồng thời gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trƣờng tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trường ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)