Điều kiện tự nhiê nở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trường ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay (Trang 46 - 48)

7. Kết cấu của luận án

2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và ngƣời Tày ở một số

2.2.1. Điều kiện tự nhiê nở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay

Vùng Đông Bắc là vùng lãnh thổ ở hƣớng Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Đây là một vị trí hết sức thuận lợi trong việc đẩy mạnh giao lƣu kinh tế giữa các vùng và đặc biệt là nƣớc láng giềng Trung Quốc. Việc tiếp giáp với Đồng Bằng Sông Hồng và có một lãnh thổ gắn liền vùng phát triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với những trung tâm đô thị lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng đã cho thấy tiềm năng rất lớn của vùng sau này. Vùng Đông Bắc bao trùm các tỉnh thành Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Yên Bái, Quảng Ninh.

Với tên gọi Đông Bắc để phân biệt với vùng Tây Bắc, rộng hơn vùng Việt Bắc. Vùng Đông Bắc là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Tây Bắc và Đồng Bằng Sông Hồng).Vùng Đông Bắc đƣợc giới hạn về phía bắc và đông bởi đƣờng biên giới Việt - Trung. Phía Đông Nam trông ra vịnh Bắc Bộ, phía Nam giới hạn bởi dãy núi Tam Đảo và vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất. Phần phía Tây, đƣợc giới hạn bởi thung lũng sông Hồng và thƣợng nguồn sông Chảy, cao hơn, đƣợc cấu tạo bởi đá granit, đá phiến và các cao nguyên đá vôi. Thực chất, đây là rìa của cao nguyên Vân Nam. Những đỉnh núi cao của vùng Đông Bắc đều tập trung ở đây nhƣ Tây Côn Lĩnh, Kiêu Liêu Ti. Phần phía Bắc sát biên giới Việt - Trung là các cao nguyên lần lƣợt từ Tây sang Đông gồm cao nguyên Quản Bạ, cao nguyên Đồng Văn. Cao nguyên Quản Bạ có độ cao trung bình từ 1000 - 1200m. Cao nguyên Đồng Văn cao 1600m. Sông suối chảy qua cao nguyên tạo ra một số hẻm núi dài và sâu. Bên cạnh đó, có một số đồng bằng nhỏ hẹp, đó là Thất Khê - Lạng Sơn, Lộc Bình - Cao Bằng.

Hệ thống sông ngòi ở Đông Bắc rất đa dạng, trong đó các sông lớn là sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông Thƣơng, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình), sông Bắc Giang, sông Kỳ Cùng... Tuy nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhƣng vì địa hình cao, lại có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía bắc, chụm đầu về Tam Đảo, vào mùa Đông có gió Bắc thổi mạnh, rất lạnh, còn mùa hè mát mẻ, do đó vùng này có đặc điểm khí hậu ôn đới. Vùng núi ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn có lúc nhiệt độ xuống dƣới 0°C và có băng giá, đôi khi có tuyết rơi. Các vùng ở đuôi các dãy núi cánh cung cũng rất lạnh do gió. Đồng thời, Đông Bắc Việt Nam là vùng có địa hình núi trung bình và núi thấp, hình cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Vùng Đông Bắc có thế mạnh về khai thác khoáng sản (than, sắt, chì, kẽm, thiếc, đá xây dựng…); Phát triển nhiệt điện (Uông Bí); Trồng rừng, cây công nghiệp, dƣợc liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt (Lạng Sơn); Du lịch sinh thái (Hồ Ba Bể - Bắc Kạn,...). Phát triển kinh tế biển (nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch vịnh Hạ Long).

Với những yếu tố về địa lý, tự nhiên của vùng Đông Bắc đã tạo nên một dáng vẻ riêng trong đời sống văn hóa của ngƣời dân nơi đây. Đây chính là điều kiện sản sinh ra những nét riêng của tri thức bản địa, đức tính tự lập, đùm bọc để cùng tồn tại trong các cộng đồng nhỏ. Nếu trong từng cộng đồng nhỏ của vùng có sự cố kết thì trên diện rộng, mỗi dân tộc ở vùng văn hóa Đông Bắc lại chịu sự tác động nhất định của quá trình giao thoa văn hóa, đặc biệt ở các tỉnh có đƣờng biên với Trung Quốc, bên cạnh đó cũng có quá trình hội nhập văn hóa sâu rộng của ngƣời Kinh và một số dân tộc khác trong vùng. Đặc điểm này cho thấy vùng Đông Bắc nhƣ một trung tâm dung nạp, điều chỉnh các dòng văn hóa du nhập ở khu vực miền núi và trung du phía Bắc.

Với vị trí địa lý của vùng, nơi đây có vai trò xung yếu trong an ninh quốc phòng. Trong lịch sử Việt Nam, nhiều lần các thế lực phƣơng Bắc xâm lƣợc đã thâm nhập vào vùng này trƣớc tiên. Nơi đây có các con đƣờng đƣợc các nhà sử học Việt Nam gọi là con đƣờng xâm lƣợc, đó là đƣờng bộ qua Lạng Sơn, đƣờng bộ ven biển ở Quảng Ninh, đƣờng biển trên vịnh Bắc Bộ và đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh. Lịch sử dân tộc đã chứng kiến nhiều trận đánh ác liệt giữa quân và dân Việt Nam với giặc ngoại xâm ngay khi chúng thâm nhập vào vùng này, trong đó nổi tiếng là các trận tại ải Chi Lăng, trận Nhƣ Nguyệt... Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp cũng có các trận đánh lớn nhƣ chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch Biên Giới thu đông (1950)… Cuối thập niên 70 và trong thập niên 80, quân Trung Quốc đã tấn công dữ dội Việt Nam chủ yếu là trên dọc tuyến biên giới ở vùng Đông Bắc.

Hiện nay, vùng Đông Bắc có gần 30 dân tộc thiểu số sinh sống từ lâu đời, trong đó, dân tộc Tày là dân tộc thiểu số chiếm số đông, cùng với quá trình lao động sản xuất, trong đời sống mỗi dân tộc đều có trang phục riêng rực rỡ sắc màu và đã sản sinh ra những nét văn hóa đặc sắc với sinh hoạt tín ngƣỡng riêng hƣớng tới các giá trị chân, thiện, mỹ và những điều tốt đẹp nhất. Những nét văn hóa đặc sắc ấy đƣợc gìn giữ, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện nay, đời sống vật chất có thể còn chƣa đƣợc nhƣ mong muốn nhƣng đời sống tinh thần nhƣ các nghi lễ trong cƣới hỏi, lễ hội, tín ngƣỡng... thì không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Tày vùng Đông Bắc. Bên cạnh những nghệ nhân cao tuổi, những thanh niên dân tộc Tày với những bộ trang phục truyền thống tham gia các hoạt động văn hóa dân gian thể hiện sự trao truyền, sức sống lâu bền của những nét văn hóa đặc sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trường ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)