7. Kết cấu của luận án
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và ngƣời Tày ở một số
2.2.3. Người Tày ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay
Trong tiến trình lịch sử, vùng Đông Bắc đã trải qua nhiều biến động và đã tạo nên những biến đổi lớn về văn hóa. Sau này, Đông Bắc với những lợi thế về tự nhiên đƣợc Đảng và Chính phủ lựa chọn làm thủ đô kháng chiến cũng tạo nên những bƣớc chuyển không nhỏ trong nhận thức về đời sống văn hóa của ngƣời dân nơi đây. Văn hóa cách mạng đƣợc thấm nhuần và chuyển hóa thành những hành động cụ thể của ngƣời dân, giúp các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn trở thành chiến khu vững chắc, trong đó ATK Định Hóa - Thái Nguyên đƣợc xác định là thủ đô kháng chiến, đồng bào dân tộc Tày ở các tỉnh Đông Bắc đã góp phần không nhỏ trong thắng lợi vẻ vang của dân tộc trong cuộc đấu trang chống thực dân Pháp xâm lƣợc.
Ở Đông Bắc Việt Nam có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống nhƣng chủ yếu là các dân tộc thiểu số. Ngƣời Tày sống chủ yếu ở các tỉnh vùng Việt Bắc thuộc Đông Bắc Việt Nam nhƣ: Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên... Tổng kết những nghiên cứu trên, có thể thấy ở Đông Bắc hiện nay về nguồn gốc lịch sử ngƣời Tày gồm ba bộ phận:
Một là, bộ phận người Tày bản địa từ thời nguyên thủy.
Bộ phận cƣ dân này đƣợc hình thành từ thời kì đồ đá chuyển dần sang thời đại kim khí đồ đồng thau cách đây khoảng 3 - 4 nghìn năm. Các dân tộc Tày ở vùng núi
Việt Bắc chính là những cƣ dân sáng tạo ra nghề trồng lúa nƣớc. Bộ phận Tày cổ ở miền núi Việt Bắc vẫn phát triển theo truyền thống của mình, họ chính là tộc ngƣời Tày - Nùng sau này.
Hai là, bộ phận người Tày gốc Kinh ở miền xuôi lên.
Mối quan hệ giữa hai miền xuôi ngƣợc đã có từ lâu đời, tuy vậy từ thời kỳ nhà Lý trở đi cùng với việc mở mang đƣờng giao thông lên phủ Phú Lƣơng (vùng đất Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng) thì mối quan hệ ấy phát triển ngày càng thuận lợi. Chế độ lƣu quan khởi đầu từ thời Lý - Trần và phát triển mạnh từ thế kỷ XV trở đi, đến thời Nguyễn ngày càng rõ nét. Đó là các tƣớng lĩnh, quan lại ngƣời Kinh đƣợc cử lên miền núi cai quản, trấn ải biên giới, tiếp đó binh lính tòng quân, dân phu đi phục dịch. Nhiều ngƣời trong số họ sau khi hết hạn quân dịch đã ở lại địa phƣơng. Họ sống xen kẽ trong cộng đồng ngƣời Tày và dần chuyển hóa thành dân tộc Tày.
Ba là, bộ phận Tày - Nùng từ Quảng Tây, Trung Quốc đến lập nghiệp ở các tỉnh Đông Bắc.
Từ cuối thế kỷ XVIII, đặc biệt là đến đầu thế kỷ XIX dƣới chế độ cai trị hà khắc của nhà Thanh, hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn, nạn thiếu đất, thổ phỉ, sƣu cao thuế nặng, bị đàn áp sau các cuộc khởi nghĩa chống chính quyền không thành,… nhiều ngƣời đã rời bỏ quê hƣơng di cƣ sang Việt Nam tìm vùng đất mới sinh cơ lập nghiệp. Họ đã sớm hòa nhập, cố kết vào khối Tày bản địa một cách tự nhiên và có tâm lý xã hội nhƣ chính vùng quê cha đất tổ của mình, trong đó, một số nhóm ngƣời Nùng nhỏ bé cũng tự coi mình là ngƣời Tày. Ở một số tỉnh Đông Bắc có số đông đồng bào dân tộc Tày sinh sống, chẳng hạn tại Bắc Kạn, có địa phƣơng, nhất là vùng phía Bắc của tỉnh, ở các xã Mỹ Phƣơng, Yến Dƣơng, Địa Linh… thuộc huyện Ba Bể, số dòng họ ngƣời Tày chiếm tới trên 50% tổng số họ của một xã.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có những đặc điểm, tiềm năng kinh tế, BSVH và ngôn ngữ riêng. Trong đó, Ngƣời Tày là dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ lâu đời. Theo các nhà nghiên cứu, “dân tộc Tày là một bộ phận của nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, có địa bàn cƣ trú ở khu vực Nam Trung Quốc và phía Bắc Việt Nam” [66. tr.40]. Ngƣời Tày ở vùng Đông Bắc sống trong cộng đồng quần cƣ xen kẽ với các dân tộc Kinh, Mông, Dao, Nùng, Sán Chay, Giáy, Cao Lan... Ngƣời Tày ở Đông Bắc xƣa có hai nguồn gốc chính: Ngƣời Tày địa phƣơng và ngƣời Tày lƣu quan. Ngƣời Tày địa phƣơng còn gọi là Thổ dân đã ở đây từ lâu đời với dân số khá đông. Ngƣời Tày lƣu quan nghĩa là quan ở lại, khi lƣu quan ở lâu mà đã “Tày hóa” thì gọi là “Thổ lƣu quan”. Tên “Thổ” trong trƣờng hợp này có nghĩa là “Thổ địa”.
Ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam dân cƣ không đông. Qua thực tế ở Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn cho thấy, ở tỉnh Thái Nguyên có số dân là 1.156.000 ngƣời; dân số ở Bắc Kạn là 313.084 ngƣời, dân số ở Lạng Sơn là 831.887 ngƣời. Dân cƣ các tỉnh vùng Đông Bắc gồm nhiều dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, H’Mông, Hoa, Thổ, La Chí, Mán, Giáy, Lô Lô. Tại tỉnh Thái Nguyên, ngƣời Kinh chiếm phần đa số, còn các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn thì đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm phần đa số. Xét tổng thể, ngoài ngƣời Kinh thì hầu nhƣ tỉnh nào cũng thấy có ngƣời dân tộc H’Mông, Tày, Dao, Nùng sinh sống, đối với các dân thiểu số khác, có tỉnh có và có tỉnh không có. Ngƣời Tày ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam là cƣ dân bản địa, sống xen kẽ với các dân tộc khác nên đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào hết sức phong phú, đa dạng. Trong đó, nhiều yếu tố văn hóa của đồng bào vừa có những đặc điểm riêng, vừa mang những nét chung của văn hóa vùng, đồng thời phong tục, tập quán của họ vừa mang đậm sắc thái của cƣ dân nông nghiệp miền núi, vừa có biểu hiện đặc trƣng của một tộc ngƣời.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, ngƣời Tày có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Dân số ở Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn là 2.300.971 ngƣời (Phụ
lục; Bảng 4), trong đó ngƣời Tày ở một số tỉnh Đông Bắc gồm có 59.532 ngƣời (Phụ
lục; Bảng 5). Trong quá trình hình thành, ngƣời Tày ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam
đã luôn phải đấu tranh chống lại các lực lƣợng thiên nhiên và giặc ngoại xâm từ bên ngoài để duy trì cuộc sống. Ngƣời Tày ở một số tỉnh Đông Bắc tuy có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau nhƣng họ đã sớm tự nguyện hòa hợp, cố kết lại với nhau thành một khối đoàn kết, thống nhất cùng nhau xây dựng cuộc sống. Ở các tỉnh Đông Bắc là vùng đất giàu tiềm năng thiên nhiên, là chỗ dựa vững chắc cho kinh tế của đồng bào Tày phát triển và là cơ sở hình thành đời sống văn hóa phong phú, giàu bản sắc.
Ở một số tỉnh Đông Bắc, ngƣời Tày có truyền thống làm ruộng nƣớc, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng các biện pháp thuỷ lợi nhƣ đào mƣơng, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nƣớc tƣới ruộng. Sản phẩm nông nghiệp rất phong phú. Các loại quả lê, táo, mận, quýt, hồng ngon nổi tiếng ở các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn. Trong đó, sản phẩm nông nghiệp quýt ngon nổi tiếng ở xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn; ở xã Quan Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh đó, đồng bào còn trồng các loại cây công nghiệp nhƣ thuốc lá, trẩu, quế, hồi, chè. Ngƣời Tày làm việc thƣờng gắn với địa bàn nơi cƣ trú. Từ lâu, ngƣời Tày đã cƣ trú tập trung thành bản, thƣờng ở ven các thung lũng, triền núi thấp trên một miền thƣợng du; Bản của ngƣời Tày thể hiện không gian sinh hoạt văn hóa đặc trƣng mang tính cộng đồng.
Tâm lý chung của ngƣời Tày rất coi trọng tình cảm giữa những ngƣời cùng dân tộc. Ngƣời Tày có câu “Điếp căn lai gần chang dẻ chang mƣờng”, nghĩa là
“Thƣơng nhau lắm, ngƣời cùng chung bản, chung mƣờng”. Giao tiếp của đồng bào dân tộc Tày diễn ra thƣờng xuyên, khi tiếp xúc với ngƣời Tày cảm thấy dễ gần, dễ thông cảm và dễ chia sẻ với nhau. Nhu cầu giao tiếp của ngƣời Tày cao hơn một số dân tộc trong vùng nhƣ dân tộc Dao, dân tộc HMông. Ngƣời Tày có xu hƣớng tăng cƣờng quan hệ giao tiếp giữa những ngƣời cùng dân tộc, đồng thời họ có xu hƣớng mở rộng phạm vi giao tiếp nhƣng theo chiều sâu là xu hƣớng cơ bản trong giao tiếp của ngƣời Tày. Gia đình ngƣời Tày theo chế độ gia đình hạt nhân, phụ hệ, một vợ một chồng. Thanh niên nam nữ đƣợc tự do tìm hiểu trƣớc khi đi đến hôn nhân. Tuy vậy, có đi đến hôn nhân hay không lại do gia đình hai bên quyết định. Hôn lễ truyền thống của ngƣời Tày đƣợc tiến hành qua các nghi thức: Lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cƣới, lễ cƣới, lễ đón dâu, đƣa dâu…, thể hiện BSVH của một dân tộc.
Ngƣời Tày quan niệm, ngƣời chết linh hồn tiếp tục sống ở thế giới bên kia. Hàng năm, ngƣời Tày chỉ đi tảo mộ ngƣời chết vào tết Thanh Minh (ngày 3/3 âm lịch) và chỉ cúng tổ tiên vào ngày rằm, mồng một, ngày Tết nhƣ cúng các thần linh khác; Trang phục cổ truyền của ngƣời Tày đƣợc làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu nhƣ không có hoa văn trang trí. Ngƣời Tày ở một số tỉnh Đông Bắc có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú, đủ các thể loại thơ, ca, các truyện cổ tích, truyện cƣời dân gian, múa nhạc... Các điệu dân ca phổ biến nhất là hát Lƣợn, hát đám cƣới, ru con. Ngƣời Tày hát lƣợn nhƣ hát ví ở miền xuôi. Ngƣời Tày còn có các điệu hát Then, gọi là Văn ca, đƣợc ngâm hát trong đám tang, gọi là hát hội trong các hội Lồng Tồng, gọi là Cỏ Lẩu trong hát đám cƣới. Đàn tính là loại nhạc cụ có mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hoá tinh thần của đồng bào Tày. Đàn tính đƣợc coi nhƣ linh hồn trong nghệ thuật dân ca dân vũ của ngƣời Tày. Từ bao đời nay đàn tính nhƣ một phƣơng tiện giao tiếp mang đậm bản sắc.
Các tỉnh Đông Bắc đƣợc coi là một vùng văn hóa dân gian với nhiều sắc thái đa dạng với những đặc điểm về dân số, nơi cƣ trú, điều kiện địa lý tự nhiên, khả năng tiếp cận với kinh tế thị trƣờng, ngƣời Tày đã hình thành và xây dựng đời sống sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần mang đậm BSVH dân tộc. Trong đó, ngƣời Tày ở Thái Nguyên với tiếng nói có sự phân biệt rõ về cách phát âm giữa các huyện Định Hóa, Phú Lƣơng, Đại Từ; một số huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai có đồng bào dân tộc Tày sinh sống tiếng nói gần tiếng của dân tộc Nùng; đồng bào dân tộc Tày ở Thái Nguyên hiện nay bƣớc đầu tiếp cận với lối sống đô thị tại các khu công nghiệp nhƣng chƣa phổ biến. Đồng bào dân tộc Tày ở Lạng Sơn chiếm 35,4% dân số trong toàn tỉnh, ngôn ngữ của ngƣời Tày ở Lạng Sơn sử dụng hết sức phong phú, uyển chuyển, tinh tế và khái quát. Với số đơn vị ngữ âm phong phú đã tạo ra các từ ngữ
diễn đạt mọi khía cạnh của đời sống vật chất, đời sống tinh thần bên cạnh vốn từ vay mƣợn từ tiếng Hán và tiếng Việt. Vì vậy, tiếng Tày đã trở thành phƣơng tiện lƣu truyền một kho tàng văn học dân gian phong phú. Tiếng Tày tuy là một ngôn ngữ tƣơng đối phát triển nhƣng hiện nay vẫn tồn tại nhiều phƣơng ngữ khác nhau. Tiếng Tày ở mỗi huyện có cách phát âm, ngữ điệu khác nhau. Tiếng Tày ở huyện Chi Lăng khác hẳn với Tày ở huyện Bắc Sơn, khác với Tày ở huyện Tràng Định. Ngay tại huyện Chi Lăng, tiếng Tày khu vực các xã trong đèo nhƣ Thƣợng Cƣờng, Gia Lộc, Bằng Mạc hay Bằng Hữu cũng có cách phát âm khác với tiếng Tày các xã Mai Sao, Quang Lang.Với ngƣời Tày ở Bắc Kạn, ngôn ngữ Tày đƣợc sử dụng khá phổ biến, đồng bào Tày nơi đây còn lƣu giữ các nghề thủ công truyền thống gia đình nhƣ nghề dệt vải, đan lát, nghề mộc, nghề rèn trong các bản làng. Ngƣời Tày chiếm 52,93% dân số toàn tỉnh, sinh sống ở những vùng thấp thành làng bản và ở hầu khắp các địa phƣơng trong tỉnh, tâm lý của ngƣời Tày ở Bắc Kạn vẫn tồn tại sự trông chờ vào tự nhiên, có sự hạn chế trong tƣ duy ở vùng sâu, vùng xa và về cơ bản đồng bào dân tộc Tày ở Bắc Kạn sùng bái tự nhiên, có niềm tin tuyệt đối vào thế giới tâm linh.
Trong điều kiền nền KTTT ngày nay, để gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc Tày nhƣ giữ lại đƣợc những trang phục cổ truyền, sinh hoạt văn hóa trong đám cƣới, ma chay, lễ hội là điều không phải dễ dàng. Việc giữ gìn và phát huy những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc đòi hỏi phải có một chính sách nhất quán để ngƣời dân tộc Tày hiểu và nhận thức đƣợc vốn quý giá của dân tộc, có ý thức gìn giữ và lƣu truyền qua nhiều thế hệ. Có nhƣ vậy mới tránh đƣợc tình trạng dần mất đi bản sắc của dân tộc mình mà nhiều dân tộc hiện nay đang gặp phải.