Quan niệm về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trường ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay (Trang 54 - 58)

7. Kết cấu của luận án

2.3. Quan niệm và nội dung của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân

2.3.1. Quan niệm về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Trong giai đoạn hiện nay, văn hóa nói chung, văn hóa dân tộc Tày nói riêng đang đƣợc sự quan tâm của xã hội. Đời sống văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú hơn, sinh động hơn chính bởi sự bao quát và ảnh hƣởng của nó trong mọi hoạt động sống, trong phong tục tập quán của con ngƣời, của từng tộc ngƣời, kể cả trong các hoạt động kinh tế, chính trị. Do vậy, giữ gìn và phát huy BSVH dân tộc sẽ đem đến sự phát triển bền vững của xã hội.

Giữ gìn là bảo quản, giữ cho sự vật đó đƣợc nguyên vẹn, không bị mất mát, tổn hại mặc dù có nhiều yếu tố tác động đến. Quan niệm về giữ gìn gần giống với quan niệm về bảo tồn. Bảo tồn không chỉ là cất giữ mà còn mang một ý nghĩa hơn thế rất

nhiều, bảo tồn là để phát triển, khai thác các giá trị văn hoá truyền thống là làm cho nó có thể sống lại, làm cho các giá trị đó tồn tại trong đời sống thực, năng động hoá các hình thức tồn tại của văn hoá trên cơ sở thu hút sự quan tâm của các tầng lớp xã hội, nhờ đó mà các giá trị đƣợc vận hành, thâm nhập vào cuộc sống hiện tại.

Phát huy bản sắc văn hóa là đƣa giá trị văn hóa đến với cộng đồng, giúp cộng đồng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và đáp ứng cho công tác bảo tồn văn hóa hoàn thiện hơn. Phát huy là làm cho cái hay, cái tốt nhân thêm tác dụng, thúc đẩy cho nảy nở nhiều hơn, phát triển những yếu tố đã có sẵn, đƣợc giữ lại từ những thời kỳ trƣớc và phát triển phù hợp với điều kiện nhất định. Phát huy các giá trị văn hóa phải biết kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của đời trƣớc để lại, bởi những giá trị văn hóa đó chính là sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn. Nếu những giá trị văn hóa phù hợp với thời đại mới thì cần đƣợc phát huy, đồng thời phải làm cho những yếu tố tốt đẹp, tích cực, hợp lý của văn hóa truyền thống đƣợc phát triển trong đời sống của con ngƣời, biết sáng tạo thêm những cái mới trên nền tảng những cái truyền thống để vừa làm giàu thêm bản sắc văn hóa, vừa góp phần đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ văn hóa của cƣ dân đƣơng đại, làm cho các giá trị của di sản văn hóa thấm sâu, lan tỏa vào đời sống cộng đồng.

Giữ gìn và phát huy là quá trình con ngƣời hoạt động duy trì sự vật cũ trên

cơ sở giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ để làm giàu, bổ sung những yếu tố đó cho phù hợp với điều kiện mới, đồng thời không làm mất đi những giá trị tích cực của sự vật cũ. Ở góc độ nghiên cứu của đề tài, giữ gìn gắn bó chặt chẽ với phát huy, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa là giữ gìn nguyên gốc, giữ gìn có chọn lọc và mang tính kế thừa, phát huy có bổ sung và phát triển. Giữ gìn và phát huy BSVH dân tộc Tày đƣợc thể hiện qua những cách thức chủ yếu nhƣ giữ gìn thông qua bảo tàng văn hóa các dân tộc; phục dựng, lƣu giữ, ghi lại, phổ biến qua các phƣơng tiện truyền thống; giữ gìn và phát huy thông qua những mô hình làng văn hóa Tày ở các địa phƣơng, các lễ hội truyền thống tại một số tỉnh Đông Bắc.

Trong thế giới, sự vật phát triển trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, ở mỗi giai đoạn phát triển sẽ tự phủ định những yếu tố lạc hậu, không phù hợp cản trở sự phát triển. Đó là sự phủ định có kế thừa những nhân tố tích cực, tiến bộ đƣa vào trong sự vật mới để phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc là một ý thức chính trị, hƣớng tới xây dựng tâm lý cộng đồng với nội dung cao cả là tinh thần độc lập tự cƣờng, tự chủ lại là biểu hiện cao nhất và trƣớc hết của văn hóa. Trƣớc đây bản sắc văn hóa của dân tộc với tinh thần yêu nƣớc, chủ nghĩa dân tộc, tinh thần dân tộc tự chủ về chính trị đã khẳng định sức mạnh của phong trào giải phóng thì nay lại càng cần phải nhƣ

vậy, bởi "Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng đƣợc độc lập"[88; tr.522].

Mặt khác, song song với việc giữ gìn, phát huy các giá trị BSVH dân tộc là việc tiếp thu các giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là hai mặt đối lập của một quá trình thống nhất biện chứng. Theo V.I.Lênin, nếu quá đề cao văn hóa truyền thống là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, vì vậy cần tiếp thu, bổ sung văn hóa tiến bộ của thế giới. Trong quá trình xây dựng nền văn hóa XHCN, V.I.Lênin cho rằng: “phải tiếp thu toàn bộ nền văn hóa do chủ nghĩa tƣ bản để lại và dùng nền văn hóa đó để xây dựng chủ nghĩa xã hội” [80; tr.67]. Do vậy, cần tiếp thu cái mới nhƣng phải có chọn lọc. Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, cái gì bổ ích và cần thiết, cái gì tốt và hay thì ta phải học lấy, tiếp nhận để làm giàu cho văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa hợp với khoa học và hợp với cả nguyện vọng của nhân dân. Nghĩa là, không phải mọi thứ mới lạđềubổ ích. Cái gì mới mà hay thì tiếp thu, còn cái mớimàlai căng, xấu xa phải loại bỏ.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc có nghĩa là giữ gìn những cái tốt đẹp, mang tính đặc trƣng của dân tộc, thông qua hoạt động thực tiễn của con ngƣời làm cho những yếu tố văn hóa phong phú hơn và thích ứng với hoàn cảnh mới, đồng thời bổ sung những nét văn hóa tiến tiến và làm cho nó trở thành BSVH mới của dân tộc. Có thể nói rằng, cùng với việc giữ gìn những giá trị tích cực là sự phát huy để hình thành những giá trị hiện đại, tiến bộ phù hợp với định hƣớng XHCN. Trong bối cảnh KTTT hiện nay, cần phải thƣờng xuyên bồi bổ cho lịch sử, văn hóa với ý nghĩa là cội rễ của dân tộc, cái vốn của riêng mình. Điều cơ bản và trƣớc hết là phải làm kỳ đƣợc việc thƣờng xuyên bồi bổ cho lịch sử, văn hóa, để cho cốt cách văn hóa dân tộc thấm sâu vào tâm lý quốc dân. Nếu nhƣ sao nhãng công việc đó thì tự mình sẽ bị hòa tan và đánh mất chính mình. Ngay trong nội hàm giữ gìn BSVH đã chứa đựng phát huy, giao lƣu, trao đổi, xâm nhập và hội nhập các giá trị văn hóa. Bởi vì văn hóa là đối thoại và đa dạng vì mục tiêu phát triển xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay, giữ gìn BSVH dân tộc cần phải kết hợp chặt chẽ với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đấu tranh chống lại sự xâm nhập của văn hóa độc hại. Đó là mối quan hệ giữa giữ gìn bản sắc với tiếp thu tinh hoa, giữa truyền thống, tiếp biến và đổi mới, để bồi bổ cho một nền văn hóa dân tộc với các yếu tố nội sinh bền vững. Khi tiếp thu những giá trị bên ngoài đã đƣợc các thế hệ con ngƣời Việt Nam thâu lƣợm, chọn lọc phù hợp cũng chính là văn hóa dân tộc. Thực tế cho thấy, chủ nghĩa Mác - Lênin không phải do dân tộc ta sản sinh ra, nó là kết tinh văn hóa nhân loại đã đƣợc dân tộc ta tiếp thu và trở thành yếu tố cốt lõi của nền văn hóa Việt Nam

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong sự nghiệp đổi mới càng cần phải kiên định hơn nữa chủ nghĩa Mác - Lênin và kiến trúc thƣợng tầng của đất nƣớc.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã rèn đúc, tôi luyện cho mình nhiều phẩm chất tốt đẹp. BSVH dân tộc Việt Nam chủ yếu nằm trong tâm thức, cốt cách của con ngƣời Việt Nam, trong các di sản văn hóa của dân tộc. Vì vậy, giữ gìn BSVH dân tộc Việt Nam là phải giữ gìn những giá trị đã tạo nên cốt cách con ngƣời Việt Nam. Đó là năng lực chế ngự thiên nhiên, tƣ duy độc lập, tự chủ, sáng tạo trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm; sự hình thành một hệ giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc với tinh thần yêu nƣớc, ý chí độc lập tự cƣờng, lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng, lòng nhân ái, lòng khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, lấy nhân nghĩa làm gốc, trọng tình ngƣời, tinh thần lạc quan, vƣợt khó, sáng tạo, cần cù, khiêm tốn, vị tha, giản dị trong lối sống,… Tất cả tạo thành nhân cách của con ngƣời và đƣợc nhân dân làm thành nhân cách, cốt cách của dân tộc Việt Nam.

Nội dung của việc giữ gìn BSVH dân tộc phải đi liền với chống các yếu tố lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ, đồng thời giữ gìn các di sản văn hóa của dân tộc. Do đó, khi đề cập đến BSVH của dân tộc Việt Nam là những tố chất đƣợc hình thành cùng chiều với lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Bản sắc đó không phải là những giá trị bất biến, mà có những giá trị mới đƣợc tiếp thu, đƣợc hình thành, bồi tụ trong quá trình hội nhập, tiếp thu giữa các nền văn hóa. Khi nói đến văn hoá của mỗi dân tộc là nói tới đặc trƣng riêng, tới hệ thống giá trị văn hoá riêng của dân tộc đó. Đây là di sản quý báu, đã đƣợc tích luỹ, trao truyền và bổ sung qua nhiều thế hệ và chính các đặc điểm riêng trong sự sinh tồn của dân tộc đã làm cho văn hoá mang bản sắc riêng.

Trong điều kiện KTTT, việc phát huy BSVH dân tộc phải dựa trên tinh thần kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống, phát huy sức mạnh tinh thần trong công cuộc đổi mới đất nƣớc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại một cách phù hợp. Khi đất nƣớc bị xâm lăng, lòng yêu nƣớc đƣợc thể hiện ở tinh thần “Xẻ dọc Trƣờng Sơn đi cứu nƣớc” để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hòa bình lập lại, lòng yêu nƣớc là hăng say học tập, lao động, vƣơn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu để làm giàu cho quê hƣơng, cho đất nƣớc.

Hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta xác định “văn hóa Việt Nam tiếp tục đƣợc phát huy đã góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội” [30; tr.40- 41]. Do đó, chúng ta cần thấy đƣợc tác động nhiều mặt của nền BSVH đến việc giữ

gìn và phát huy BSVH dân tộc nói chung và BSVH dân tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc nói riêng trong giai đoạn hiện nay để có ý thức bảo vệ cốt cách, cội nguồn của mình, không để cho BSVH dân tộc mình bị lai căng, pha tạp.

Có thể nói rằng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày là hoạt động của con người để giữ gìn, phát huy những nét văn hóa đặc trưng, độc đáo đã tồn tại trong lịch sử và lưu truyền từ thế hệ này sang thế thệ khác. Trên cơ sở tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa VIII về chiến lƣợc phát triển văn hóa trong thời kỳ mới, Nghị quyết Trung ƣơng 9 khóa XI của Đảng đã kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới nhận thức về văn hóa, trong đó coi trọng việc giữ gìn và phát huy BSVH các dân tộc nói chung và BSVH dân tộc Tày nói riêng.

Việc giữ gìn và phát huy BSVH dân tộc Tày không chỉ giúp tăng cƣờng khai thác nguồn tài nguyên văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phƣơng mà còn góp phần nâng cao lòng tự hào, tự tôn của dân tộc Tày, chống lại những âm mƣu phá hoại, chia rẽ của các lực lƣợng thù địch. Tuy nhiên, trong điều kiện BSVH với cơ hội đƣợc giao lƣu, hội nhập, đồng thời cũng là nguy cơ dẫn đến nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày bị mai một, lãng quên. Việc giữ gìn BSVH các dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trường ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)