Những hạn chế của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở một

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trường ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay (Trang 103 - 174)

7. Kết cấu của luận án

3.1. Thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều

3.1.2. Những hạn chế của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở một

tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, sự lo ngại về khả năng đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc là mối lo chung của các nƣớc đang phát triển. Rõ ràng sự lo sợ đánh mất bản sắc là có cơ sở. Trên thực tế, cần quan tâm hơn nữa đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày, bởi trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những hạn chế nhất định.

Thực tế cho thấy, trƣớc những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, không ít ngƣời còn dao động về chính trị, về niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, phủ nhận thành quả của chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới, phủ nhận con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Một số ngƣời mơ hồ, bàng quan hoặc mất cảnh giác trƣớc những luận điệu của các thế lực thù địch, xuyên tạc, bôi nhọ chế độ XHCN ở nƣớc ta. Tệ sùng bái nƣớc ngoài, coi thƣờng những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ... đang gây hại cho thuần phong mỹ tục của dân tộc, không ít trƣờng hợp vì đồng tiền và địa vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó đặc biệt nguy hại có cả cán bộ có chức, có quyền.

Ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay, làm thế nào để phát triển kinh tế thị trƣờng mà vẫn giữ gìn đƣợc bản sắc văn hoá dân tộc Tày đang là nội dung cần đƣợc quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Điều đầu tiên phải thấy rằng, để phát triển kinh tế thị trƣờng không chỉ đơn giản là nhập nội khoa học - kỹ thuật - công nghệ tiên tiến từ bên ngoài mà là biết kết hợp các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, trong đó,

yếu tố nội sinh là gốc, là nền tảng. Bởi mục đích của kinh tế thị trƣờng không chỉ vì một cuộc sống tiện nghi mà là phát triển con ngƣời và làm cho nền văn hoá của đồng bào các dân tộc ngày càng tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc trong điều kiện kinh tế thị trƣờng thì việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam vẫn còn gặp phải những mặt hạn chế của quá trình này.

3.1.2.1. Hạn chế về việc giữ gìn và phát huy văn hóa vật chất của dân tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc

Về hoạt động sản xuất vật chất: Do yêu cầu của sản xuất và đời sống, trƣớc

đây ngƣời Tày chủ yếu chỉ biết khai thác gỗ, săn bắt thú và các sản phẩm từ rừng, những tàn dƣ của kinh tế săn bắn và hái lƣợm xƣa vẫn còn. Mặc dù nƣớc ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng nhƣng việc trao đổi mua bán ở một số tỉnh Đông Bắc còn nhiều hạn chế do các hoạt động kinh tế còn nhỏ lẻ, manh mún. Hiện nay, các lái buônthƣờng mang thuốc lào, muối, đồ sành sứ, thực phẩm đến chợ hoặc đến tận nhà dân để đổi lấy thóc, gà, lợn và các loại nông - lâm sản khác.Ngay trong nội bộ ngƣời dân ở nông thôn cũng có sự trao đổi mua bán với nhau bằng cách đổi đậu phụ, mổ lợn, mổ trâu lấy lƣơng thực và các đồ dùng khác. Hình thức trao đổi trực tiếp này thƣờng phổ biến ở nhữngnơi xa xôi, không có chợ.

Ngày nay, các ngành nghề thủ công ở địa phƣơng chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển, nên một số nghề đã mai một dần. Nghề dệt thủ công của ngƣời Tày đã dần mai một do sự tiện lợi của những đồ may sẵn và những ngƣời biết dệt cũng đã cao tuổi, trong khi lớp trẻ chƣa kịp thay thế và không mấy mặn mà với nghề... Trƣớc đây, phần lớn các gia đình đều tự trồng bông, kéo sợi, dệt vải. Ngày nay, nghề trồng bông, kéo sợi không còn nhiều, sợi bông bán trên thị trƣờng với số lƣợng ít do diện tích trồng thu hẹp. Sợi màu đƣợc tạo ra từ các cây vỏ cứng đã một phần đƣợc thay thế bằng thuốc nhuộm công nghiệp hoặc sợi len màu bán sẵn ngoài thị trƣờng. Hình ảnh ngƣời phụ nữ ngồi bên khung cửi dệt vải đã rất quen thuộc, gần gũi trong đời sống của ngƣời Tày trƣớc đây thì cho đến nay vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nghề dệt thủ công truyền thống hiện vẫn tồn tại nhƣng có một số biến đổi trong nguyên liệu dệt, cơ cấu sản phẩm dệt. Trƣớc đây, nguyên liệu tạo nên màu sắc trên sản phẩm dệt đƣợc lấy từ thiên nhiên. Ngày nay, do nguồn nguyên liệu hạn chế, tốn nhiều thời gian, công sức... nên ngƣời Tày đã sử dụng các sợi vải công nghiệp bán rất nhiều trên thị trƣờng.

Chẳng hạn, nếu nhƣ trƣớc đây, trong mỗi gia đình ngƣời Tày trong thôn Pác Ngòi xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể - Bắc Kạn đều có một khung cửi để dệt vải thì nay do sự phong phú của các mặt hàng vải may mặc trên thị trƣờng, trong thôn Pác Ngòi chỉ còn khoảng 10 hộ duy trì nghề dệt truyền thống này. Các nghề đan lát, dệt

vải, dệt thổ cẩm chỉ còn ở một số ít địa phƣơng, trở thành hàng hoá còn hạn chế, vì vậy đang cần sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với việc khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống ở vùng đồng bào Tày.

Về ẩm thực: Hiện nay, các món ăn truyền thống của ngƣời Tày ở Thái Nguyên,

Lạng Sơn, Bắc Kạn đã ít nhiều thay đổi về cách thức chế biến. Những loại bánh, món ăn đƣợc coi là đặc trƣng của ngƣời Tày nhƣ bánh trứng kiến, xôi bảy màu thƣờng xuất hiện trong những dịp lễ, tết tại bản, làng của ngƣời Tày. Đàn ông Tày hiện nay vẫn hút thuốc lào, thanh niên nam hiện nay chuyển sang hút thuốc lá.

Về trang phục dân tộc: Dân tộc Tày và dân tộc Kinh sinh sống đan xen ở các

địa phƣơng của một số tỉnh Đông Bắc, sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc khiến cho việc nhận biết sự khác biệt của ngƣời dân tộc Tày qua trang phục trở nên khó khăn. Trƣớc đây, phụ nữ Tày vùng cao đi chợ thƣờng đeo túi thổ cẩm có hoa văn sặc sỡ, đội nón đan bằng giang, nứa hay nón đen sơn sáp ong. Ngày nay, họ đã dùng nón lá của ngƣời Kinh; Đàn ông Tày ít chít khăn hoặc đội mũ nồi; Phụ nữ Tày chỉ mặc những bộ váy, áo truyền thống vào dịp lễ tết, cƣới xin, lễ hội, còn ngày thƣờng họ mặc áo cánh ngắn, mặc quần, vấn khăn để thuận tiện trong sinh hoạt và lao động sản xuất.

Về nhà ở: Ngƣời Tày vốn tự hào về nhà sàn truyền thống của dân tộc mình,

tuy vậy hiện nay do nguyên liệu làm nhà sàn bằng gỗ ngày càng khó khăn nên cách thức xây dựng nhà đã có sự thay đổi. Do việc xây dựng nhà sàn truyền thống cần đất rộng, mất nhiều thời gian và công sức, do đó ở các xã ven đƣờng quốc lộ, gần thị trấn, thị xã có một số ngƣời Tày chuyển xuống ở nhà đất nhƣ ngƣời Kinh. Nhiều ngƣời dân tộc Tày không còn làm nhà truyền thống do tác động của lối sống đô thị.

3.1.2.2. Hạn chế về việc giữ gìn và phát huy văn hóa tinh thần của dân tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc

Về không gian văn hóa bản làng: Hiện nay, không gian sinh hoạt văn hóa

của bản làng ngƣời Tày bị thu hẹp nhiều. Do tác động của kinh tế thị trƣờng trong công cuộc đổi mới đất nƣớc, nhiều bản có vị trí địa lý thuận lợi đã mở rộng hoạt động sản xuất, lƣu thông hàng hóa, tiếp nhận văn hóa của các dân tộc khác nên thời gian sinh hoạt văn hóa trong bản làng hạn chế, nhiều ngƣời dân tộc Tày đã di chuyển đến các địa bàn lao động sản xuất mới, tổ chức làng bản truyền thống có sự đan xen với những nét sinh hoạt văn hóa của các dân tộc khác tại địa phƣơng, vì vậy những tổ chức làng bản truyền thống của dân tộc Tày không còn nhiều.

Về ngôn ngữ, giao tiếp, ứng xử: Hiện nay chữ Nôm Tày đã mai một, bộ chữ

Tày phiên âm theo mẫu tự La tinh ngày càng ít đƣợc sử dụng. Qua quá trình khảo sát tại một số tỉnh Đông Bắc, nhìn chung các thôn, bản của ngƣời Tày nói cả tiếng dân tộc và tiếng Việt, chỉ khi giao tiếp với ngƣời dân trong bản họ mới sử dụng

tiếng dân tộc. Trong giáo dục ở vùng đồng bào Tày, việc sử dụng tiếng dân tộc để giảng dạy rất hạn chế, thông thƣờng giáo viên và học sinh trao đổi với nhau bằng tiếng Việt, trừ trƣờng hợp ngôn ngữ tiếng Việt khó hiểu, khó diễn đạt thì có thể sử dụng tiếng dân tộc để giải thích. Tại một số tỉnh Đông Bắc, các hoạt động trao đổi, mua bán tại các phiên chợ huyện với nhiều thành phần dân tộc khác nhau cho nên mọi ngƣời chủ yếu sử dụng tiếng Việt để trao đổi.

Có thể nói rằng, mặc dù tiếng Tày là phƣơng tiện giao tiếp khá phổ biến của đồng bào dân tộc Tày ở một số tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn nhƣng để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp ở một không gian xã hội rộng lớn hơn, cộng đồng ngƣời Tày phải sử dụng ngôn ngữ thứ hai đó là tiếng Việt. Hiện tƣợng giao thoa ngôn ngữ có thể xảy ra đối với ngƣời Tày khi sử dụng tiếng Việt ở các mặt nhƣ phát âm, sử dụng từ ngữ. Đặc biệt, hoạt động giao tiếp của thanh niên dân tộc Tày hiện nay chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có những yếu tố khách quan thuộc về phía môi trƣờng xã hội, có những yếu tố chủ quan thuộc về phía thanh niên dân tộc Tày.

Về các yếu tố khách quan tác động đến giao tiếp của thanh niên dân tộc Tày nhƣ tác động của môi trƣờng miền núi đã hình thành lối sống gần gũi, hài hòa và cân bằng với môi trƣờng thiên nhiên; môi trƣờng thiên nhiên yên tĩnh đã ảnh hƣởng đến việc hình thành một số nét tâm lý khác có liên quan đến hoạt động giao tiếp của thanh niên nhƣ ít nói, ít bộc lộ mình. Do tác động của kinh tế thị trƣờng, các loại hình giải trí ngày càng phong phú với nhiều đĩa nhạc, băng hình cho nên cũng dẫn đến tâm lý không đề cao tiếng nói của dân tộc mình, làm cho tiếng dân tộc bị mất giá trị, khi đó khó định hình về dân tộc và phụ thuộc vào dân tộc khác. Mặt khác, nhiều ngƣời có nguồn gốc là ngƣời dân tộc nhƣng do không đƣợc sống cùng với dân tộc mình hoặc do di cƣ đến nơi khác, không thƣờng xuyên nói tiếng của dân tộc mình cho nên họ cũng quên dần.

Hiện nay, tiếng nói của đồng bào dân tộc Tày đang có nguy cơ mai một. Việc sử dụng tiếng nói dân tộc chỉ còn đƣợc duy trì ở vùng đồng bào dân tộc Tày sinh sống. Đối với khu vực thành phố, thị trấn, số ngƣời sử dụng tiếng dân tộc trong sinh hoạt hằng ngày đang có xu hƣớng mất dần, nhất là thế hệ trẻ hiện nay nhiều ngƣời không biết nghe, nói tiếng dân tộc. Mặc dù tại các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn cũng đã chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp giữ gìn ngôn ngữ dân tộc nhƣ tổ chức các khóa học tiếng dân tộc ngoài giờ hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh, mở chuyên mục phát sóng các bản tin, các chƣơng trình ca nhạc bằng tiếng Tày trên sóng phát thanh và truyền hình; chỉ đạo sử dụng tiếng dân tộc trong sáng tác văn học nghệ thuật hoặc dịch các tác phẩm sang tiếng Tày phục vụ độc giả. Tuy nhiên, việc giữ gìn chữ viết dân tộc chƣa thực hiện đƣợc, mặc dù chữ Nôm Tày

ra đời từ lâu đời đến nay đã bị mai một, ít đƣợc sử dụng. Hiện nay, chữ Nôm Tày chỉ đƣợc sử dụng trong các bài hát hay các nghi lễ cúng bái. Bên cạnh đó, việc bảo tồn tiếng nói dân tộc gặp khó khăn do ý thức sử dụng của ngƣời dân chƣa đƣợc nâng cao, dẫn đến tình trạng tiếng nói dân tộc dần bị mai một, quên lãng.

Đặc điểm tính cách dân tộc cũng là một nhân tố khách quan ảnh hƣởng đến văn hóa giao tiếp của ngƣời Tày. Nét tính cách điển hình của ngƣời Tày là hiền lành, thật thà và kín đáo. Trong giao tiếp, thanh niên tỏ ra thận trọng, rụt rè, không cởi mở và vì vậy rất khó phát triển tính quảng giao. Sự thận trọng và rụt rè này không phải do sợ hãi hay nhút nhát mà do tính kín đáo cố hữu, khả năng sử dụng ngôn ngữ của dân tộc tạo nên, từ đó hạn chế quá trình giao tiếp của dân tộc Tày.

Về tín ngưỡng, tôn giáo: Các hình thức tín ngƣỡng nói chung đều giữ vai trò

nhất định trong đời sống của đồng bào dân tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam. Đây là vấn đề liên quan đến tâm linh nên bên cạnh những giá trị tích cực trong tín ngƣỡng nhƣ thờ cúng tổ tiên, thờ mẫu… góp phần giải tỏa tâm lý, cân bằng đời sống tinh thần thì tín ngƣỡng của ngƣời Tày vẫn còn tồn tại trong sinh hoạt tín ngƣỡng với tƣ tƣởng lạc hậu, mê tín dị đoan, sùng tín vào tín ngƣỡng nhƣ: trông chờ vào việc chữa bệnh bằng cúng bái, niềm tin mù quáng vào khả năng chữa bệnh của các thầy cúng, trong sinh hoạt tín ngƣỡng ở một số nơi vẫn còn duy trì những điều kiêng kị khắt khe khi thực hành các nghi lễ tín ngƣỡng với những thủ tục rƣờm rà, tốn kém, gây lãng phí.

Hiện nay, cùng với quá trình hội nhập và giao lƣu văn hóa dƣới tác động của cuộc sống hiện đại thì tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, thờ mẫu, tín ngƣỡng Then, Mo, Pụt, Tào của ngƣời Tày tại một số tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn đã có những biến đổi nhất định. Trong đời sống tín ngƣỡng của họ diễn ra các xu hƣớng nhƣ: ngƣời dân không còn quá đề cao vai trò của sinh hoạt tín ngƣỡng trong đời sống văn hóa tinh thần nhƣ trƣớc đây và đặc biệt là đang diễn ra sự mai một của một số hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng. Nếu nhƣ không có sự quan tâm tới việc giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực trong tín ngƣỡng truyền thống thì sẽ dẫn tới mất dần các tín ngƣỡng này.

Ngoài ra, trong xu thế toàn cầu hóa và tác động của kinh tế thị trƣờng thì thế hệ trẻ của dân tộc Tày không còn nhiều ngƣời quan tâm và duy trì sinh hoạt tín ngƣỡng, không hiểu về các quan niệm cũng nhƣ các nghi lễ tín ngƣỡng nhƣ tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, thờ mẫu, tín ngƣỡng Then, Mo, Pụt, Tào của dân tộc mình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phai nhạt dần các hình thức sinh hoạt tín ngƣỡng của dân tộc Tày.

Nhƣ vậy, cần giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu trong tín ngƣỡng truyền thống và những nét văn hóa lạc hậu của dân tộc Tày

ở Đông Bắc. Từ đó, tạo động lực cho đồng bào dân tộc Tày ở địa phƣơng tích cực lao động sản xuất, phát triển về mọi mặt nhằm nâng cao chất lƣợng đời sống và nâng cao mức hƣởng thụ văn hóa của ngƣời dân.

Về phong tục, tập quán, lễ hội:

Lễ cưới: Hiện nay, mặc dù nam nữ đƣợc tự do yêu đƣơng, tìm hiểu nhƣng có nên

duyên hay không lại tuỳ thuộc vào bố mẹ hai bên và họ quan niệm số mệnh phải hợp nhau thì gia đình mới cho cƣới. Vì thế, trong quá trình đi tới hôn nhân phải có bƣớc nhà trai xin lá số của cô gái về so với lá số của con mình. Lễ cƣới của ngƣời Tày hiện nay đã cắt giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trường ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay (Trang 103 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)