Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trường ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay (Trang 34 - 36)

7. Kết cấu của luận án

1.4. Đánh giá chung

1.4.1. Đánh giá kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu

Hiện nay, nguồn tƣ liệu về văn hóa, BSVH dân tộc, BSVH dân tộc Tày trong điều kiện KTTT khá phong phú. Trong chƣơng tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài với các nội dung chính theo trật tự lôgic, tác giả kế thừa và sử dụng để làm cơ sở nghiên cứu cho 3 chƣơng sau.

Trƣớc thực tế và yêu cầu phát triển nền KTTT, để phát huy sức mạnh nội lực của dân tộc, trong đó có sức mạnh của văn hóa đã đặt ra những vấn đề cấp bách xung quanh việc giữ gìn và phát huy BSVH dân tộc. Sau khi khái quát những công trình nghiên cứu, tác giả luận án rút ra một số vấn đề liên quan đến nội dung của luận án có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn sau đây:

Một là, những công trình đƣợc nghiên cứu thể hiện nhiều khía cạnh khác nhau, các tác giả đã làm rõ các khái niệm về văn hóa, BSVH dân tộc, văn hóa dân tộc Tày, đặc điểm và bản chất của nền KTTT định hƣớng XHCN.

Hai là, thông qua quá trình tiếp cận và tìm hiểu cho thấy, các tác giả đã có

cách thức khác nhau trong việc làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu về KTTT, BSVH dân tộc Tày ở Việt Nam nói chung và ở một số tỉnh Đông Bắc nói riêng.

Ba là, với các công trình nghiên cứu, các tác giả đã thấy đƣợc sự cần thiết có nhiều giải pháp khác nhau để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày.

1.4.2. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu, một số vấn đề sau cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án và làm rõ dƣới góc độ chủ nghĩa xã hội khoa học, đó là:

Thứ nhất, làm rõ các khái niệm về BSVH dân tộc, KTTT, giữ gìn và phát huy BSVH dân tộc.

Thứ hai, làm rõ những tác động của KTTT ở Việt Nam đến việc giữ gìn và

phát huy BSVH dân tộc Tày.

Thứ ba, đề xuất những giải pháp cơ bản để tiếp tục giữ gìn và phát huy BSVH dân tộc Tày ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay.

Trong luận án, tác giả nghiên cứu BSVH dân tộc Tày ở 03 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn (thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam), từ đó thấy đƣợc những đặc điểm và các lĩnh vực văn hóa cần giữ gìn và phát huy ở các tỉnh để có quan điểm, giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong thời gian tới.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Từ việc tổng hợp tình hình nghiên cứu các tài liệu liên quan đến văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc Tày, đặc điểm kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam và một số tỉnh Đông Bắc cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ đó tác giả thấy rằng, các công trình đã đề cập đến nhiều nội dung luận án cần làm sáng tỏ.

Thông qua các công trình nghiên cứu, nhiều tác giả đã khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc Tày rất đặc sắc và độc đáo đƣợc thể hiện trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Những màu sắc văn hóa phong phú và đa dạng của đồng bào dân tộc Tày ở Đông Bắc đƣợc hiện hữu ngay trong cuộc sống sinh hoạt đời thƣờng. Khi đất nƣớc tiến hành công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay, các hoạt động kinh tế của đồng bào dân tộc Tày đã có nhiều thay đổi, kinh tế thị trƣờng của các tỉnh Đông Bắc đã có nhiều khởi sắc, từ đó sự giao thoa văn hóa ngày càng mở rộng và văn hóa dân tộc Tày đã có ảnh hƣởng sâu rộng trong cộng đồng các dân tộc khác, từ đó đóng góp vào sự phát triển văn hóa xã hội của vùng Đông Bắc nƣớc ta hiện nay.

Qua khảo sát cho thấy, các công trình có ý nghĩa rất thiết thực đối với việc nghiên cứu đề tài luận án. Tuy nhiên, việc tìm hiểu những tài liệu về dân tộc Tày ở Đông Bắc cũng cho thấy chƣa có một công trình nào nghiên cứu dƣới góc độ chủ nghĩa xã hội khoa học để thấy đƣợc văn hóa nói chung, văn hóa dân tộc Tày nói riêng có mối quan hệ với các lĩnh vực của đời sống xã hội trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, đồng thời thúc đẩy nhau cùng phát triển. Mặc dù vậy, tác giả đã thấy có một số công trình nghiên cứu dƣới góc độ văn hóa học, dân tộc học, xã hội học. Với những công trình đƣợc tìm hiểu, tác giả tiếp tục đi nghiên cứu để xây dựng nội dung của luận án ngày càng đầy đủ hơn.

Chƣơng 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TÀY TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở MỘT SỐ TỈNH

ĐÔNG BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Khái niệm văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc Tày

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trường ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)