8. Kết cấu của luận án:
2.2. Kinh nghiệm thực hành dân chủ ở một số địa phƣơng trong nƣớc
2.2.2. Kinh nghiệm thực hành dân chủ ở Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh có dân số trên 10 triệu ngƣời, có 24 quận, huyện với 322 phƣờng, xã, thị trấn. Trong những năm qua, việc thể chế hóa chủ trƣơng của Đảng về quyền làm chủ của nhân dân tiếp tục đƣợc đẩy mạnh, tạo cơ sở pháp lý thực hiện QCDC ở cơ sở.
Thành ủy đã ban hành nhiều văn bản nâng cao chất lƣợng, hiệu quả thực hành dân chủ của nhân dân, quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tiếp thu ý kiến của nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và quy định lấy ý kiến nhân dân thông qua MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan liên quan góp ý cấp ủy và chính quyền các cấp trƣớc khi ban hành các chủ trƣơng, chính sách.
Điểm sáng trong công tác tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt và phổ biến các chỉ thị, nghị quyết, chủ trƣơng đƣờng lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc liên quan đến thực hành dân chủ ở Thành phố Hồ Chí Minh là việc chỉ đạo Học viện Cán bộ thành phố đƣa nội dung thực hiện QCDC ở cơ sở vào chƣơng trình giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ của thành phố; các quận, huyện và đảng ủy cấp trên cơ sở tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng về nội dung, kỹ năng thực hiện QCDC ở cơ sở; HĐND thành phố hàng tháng duy trì chƣơng trình "Lắng nghe và trao đổi" trên Đài Truyền
hình thành phố và chƣơng trình "Đối thoại cùng chính quyền thành phố" trên Đài tiếng nói nhân dân thành phố.
Cấp ủy, chính quyền các cấp thƣờng xuyên quan tâm xây dựng cơ chế gắn thực hành dân chủ với hoạt động của địa phƣơng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính; rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và ban hành các nội quy, quy chế, quy định thực hiện công khai, dân chủ trong hoạt động quản lý, điều hành. Các thủ tục hành chính đều đƣợc niêm yết công khai trên cổng thông tin điện tử của UBND thành phố và nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính của các địa phƣơng; chú trọng đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả các cuộc đối thoại, lắng nghe ý kiến nhân dân, các chuyên gia, các nhà khoa học hiến kế, góp ý xây dựng và phát triển thành phố. Quan tâm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp kéo dài, những vấn đề bức xúc của nhân dân, đồng thời xử lý nghiêm minh, kịp thời những trƣờng hợp tiêu cực, nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà nhân dân. Nhờ vậy, nhân dân đƣợc bàn và quyết định các công việc của cộng đồng dân cƣ nhƣ nâng cấp, mở rộng đƣờng, hẻm; rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy ƣớc tổ dân phố, ấp... Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở từng địa phƣơng; phát huy tính tự quản ở cộng đồng dân cƣ; động viên nhân dân tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Thực hiện tốt cơ chế phản biện xã hội; nâng cao chất lƣợng phản biện xã hội gắn với vai trò của MTTQ và các tổ chức - xã hội các cấp từ thành phố đến cơ sở. Chính quyền thành phố đã phối hợp với MTTQ tổ chức hội nghị, các cuộc phản biện xã hội thông qua các Đề án: Điều chỉnh tăng mức thu phí sử dụng tạm thời lòng lề đƣờng để đỗ xe ô tô trên địa bàn thành phố; Quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất; Xây dựng giá dịch vụ thu gom rác tại nguồn, vận chuyển, xử lý đối với chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố... Từ ý kiến phản
biện, UBND cùng cấp đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp thu kiến nghị. Hoạt động phản biện xã hội, tham gia góp ý của nhân dân đã góp phần tích cực trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và bổ sung, hoàn chỉnh chủ trƣơng, chính sách. Qua đó phát huy vai trò, tiềm năng sức sáng tạo của nhân dân tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nƣớc của thành phố, tạo động lực thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn thành phố.
Từ thực tiễn thực hành dân chủ ở Thành phố Hồ Chí Minh, rút ra một số kinh nghiệm:
Thứ nhất, phải nắm vững các quan điểm chỉ đạo của Trung ƣơng, của
Thành ủy liên quan đến thực hành dân chủ của nhân dân, vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, nguyện vọng của nhân dân; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia và thực hiện tốt QCDC ở cơ sở; nội dung tuyên truyền phải cụ thể, phù hợp với từng đối tƣợng; tổ chức thực hiện cần linh hoạt, sát với cơ sở.
Thứ hai, quan tâm nâng cao chất lƣợng phản biện xã hội gắn với vai trò của MTTQ và các tổ chức - xã hội các cấp từ thành phố đến cơ sở trong thực hành dân chủ của nhân dân. Phản biện xã hội phải thực sự trở thành môi trƣờng, cơ hội để ngƣời dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh chủ trƣơng, chính sách, pháp luật, hƣơng ƣớc, quy ƣớc...
Thứ ba, nâng cao chất lƣợng hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân công rõ trách nhiệm, chủ động tham mƣu các giải pháp để thực hiện. Tăng cƣờng kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đƣa thành tiêu chí thi đua, xếp loại hàng năm đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Thứ tư, tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, nhất là trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cấp ủy, chính quyền; chú trọng phối hợp
hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng tổ chức; gắn việc thực hiện QCDC ở cơ sở với các phong trào thi đua, các cuộc vận động.