8. Kết cấu của luận án:
2.2. Kinh nghiệm thực hành dân chủ ở một số địa phƣơng trong nƣớc
2.2.5. Kinh nghiệm thực hành dân chủ ở tỉnh Nghệ An
Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên rộng nhất nƣớc với 16.480km, dân số 3,2 triệu ngƣời, lực lƣợng lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, di tích lịch sử, văn hóa lâu đời. Là địa bàn có vị trí chiến lƣợc quan trọng, là đầu mối giao lƣu kinh tế - văn hóa Bắc - Nam, cửa ngõ sang Lào, Thái Lan và nhiều nƣớc khác. Tỉnh có 21 huyện, thành, thị; 480 xã, phƣờng, thị trấn; 5833 khối, thôn, bản. Đảng bộ tỉnh Nghệ An có 29 đảng bộ trực thuộc với 1.597 tổ chức cơ sở đảng (trong đó có 822 đảng bộ cơ sở và 775 chi bộ cơ sở) với 10.112 chi bộ trực thuộc cơ sở và 187.588 đảng viên.
Trong những năm qua, các xã, phƣờng, thị trấn Nghệ An triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả thực hành dân chủ, gắn thực hành dân chủ ở cơ sở với việc phát động các phong trào thi đua yêu nƣớc, chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, phong trào thi đua “ Dân vận khéo” và chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả những việc phải công khai để dân biết, dân bàn, quyết định và nhân dân giám sát. Tập trung công khai các dự án, quy hoạch đất, khu, cụm công nghiệp, dân cƣ, mức giá bồi thƣờng thu hồi đất của nhân dân, chủ trƣơng vay vốn phát triển sản xuất, các quy định về thủ tục hành chính, các dự án công khai xin ý kiến dân trƣớc khi thực hiện; công khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, phƣơng án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách xã; đối tƣợng,
mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu,… Hình thức công khai chủ yếu niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, phát trên hệ thống loa truyền thanh và thông qua họp dân ở khối, thôn, bản.
Trách nhiệm của UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã, trƣởng thôn, tổ trƣởng dân phố về thực hành dân chủ của nhân dân ngày càng rõ, nhất là trong huy động sức dân, công khai các khoản đóng góp của dân; tình hình, kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục đƣợc quan tâm chỉ đạo với nhiều giải pháp đồng bộ, đến nay, đã có 187 xã đạt 19/19 tiêu chí; số tiêu chí bình quân đạt 14,53 tiêu chí/xã; có 03 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới là thị xã Thái Hòa, thành phố Vinh và huyện Nam Đàn. Hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn, nhất là về giao thông. Đã xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo về xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân khu vực nông thôn.
Công tác cải cách hành chính ở cấp xã ngày càng đƣợc cải thiện và từng bƣớc đi vào hoạt động nề nếp, phục vụ nhân dân tốt hơn, khắc phục dần tình trạng trì trệ, chậm thời gian để nhân dân chờ đợi, giảm phiền phức cho nhân dân. Có 462/480 xã, phƣờng, thị trấn có trung tâm “một cửa” hoạt động tốt, số còn lại thuộc các xã vùng sâu chƣa thành lập đƣợc.
Những khó khăn, vƣớng mắc, bức xúc trong bồi thƣờng giải phóng mặt bằng đƣợc tập trung giải quyết, đã tạo điều kiện các dự án, các chƣơng trình kinh tế - xã hội đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Những nơi có dự án lớn liên quan đến giải phóng mặt bằng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, ở xã, phƣờng, thị trấn đã kiên trì tuyên truyền vận động, giải thích cho nhân dân hiểu để thực hiện.
Toàn tỉnh 480/480 xã, phƣờng, thị trấn có Ban thanh tra nhân dân, trong đó Ban thanh tra nhân dân dân hoạt động tốt chiếm 62%; 480(100%) xã,
phƣờng, thị trấn có Ban giám sát đầu tƣ cộng đồng, trong đó có 55 % ban hoạt động có hiệu quả. Nhìn chung Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tƣ cộng đồng xã, phƣờng, thị trấn đã từng bƣớc đi vào hoạt động thực chất hơn, cụ thể hơn trƣớc. Việc xây dựng hƣơng ƣớc, quy ƣớc đƣợc quan tâm, có 85% hƣơng ƣớc đƣợc phê duyệt, cơ bản các hƣơng ƣớc, quy ƣớc đều thực hiện có hiệu quả.
Quá trình tăng cƣờng thực hành dân chủ của nhân dân nông thôn Nghệ An thời gian qua đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hành dân chủ của cán bộ, đảng viên và nhân dân; góp phần thức đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phƣơng, cơ sở; xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở trong sạch, vững mạnh
Từ thực tiễn thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn tỉnh Nghệ An thời gian qua, rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, điều hành của chính quyền, hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, nhất là nêu gƣơng ngƣời đứng đầu trong thực hành dân chủ.
Thứ hai, quán triệt đầy đủ, nghiêm túc các nội dung của các văn bản về dân chủ, thực hành dân chủ của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, của tỉnh để nâng nhận thức, năng lực thực hành dân chủ cho cán bộ, đảng viên, nhân dân.
Thứ ba, thực hiện nghiêm, công khai, minh bạch các nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với phát động đƣợc phong trào quần chúng nhân dân, nhất là việc khơi dậy phát huy nội lực của dân, đồng thời phát huy vai trò giám sát của nhân dân một cách có hiệu quả.
Thứ tư, thực hành dân chủ phải gắn với nâng cao dân trí và cải thiện dân sinh, giữ nghiêm kỷ cƣơng phép nƣớc, củng cố và nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh.
Thứ năm, kết hợp chặt chẽ giữa thực hành dân chủ với đẩy mạnh phát
triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện tốt việc giải quyết khiếu nại tố cáo của nhân dân nông thôn.