8. Kết cấu của luận án:
4.3. Giải pháp thực hành dân chủ của ngƣời dân ở nông thôn Hà Tĩnh trong tình
4.3.2. Nhóm giải pháp về cụ thể hóa các quy định của Đảng, cơ chế chính
chính sách của Nhà nước về thúc đẩy thực hành dân chủ
Thứ nhất, chính sách trực tiếp đối với thực hành dân chủ trong đời sống chính trị.
Giải quyết những vấn đề dân chủ của nông dân và ngƣời dân khu vực nông thôn, trƣớc hết phải đảm bảo nghiêm túc những quy định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời dân đối với chính quyền các cấp. Việc thực hiện những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân phải dựa trên đƣờng lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nƣớc, những chủ trƣơng, chính sách đã ban hành có hiệu lực pháp lý của Nhà nƣớc, của địa phƣơng trên cơ sở nguyên tắc đúng luật và công khai.
Tinh thần cơ bản của QCDC ở cơ sở là thực hiện triệt để các biện pháp chống quan liêu, tham nhũng, làm trong sạch thể chế từ cơ sở, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ cơ sở, coi đó là khâu quyết định hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cơ sở, của hệ thống chính trị ở cơ sở. Đây chính là trách nhiệm chính của Đảng bộ tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở, địa phƣơng. Sự ủy quyền của dân (dân chủ gián tiếp) có thực sự lành mạnh và ngƣời dân thực sự đƣợc hƣởng, ngăn ngừa đƣợc những biến dạng phản dân chủ, tùy thuộc vào năng lực của bộ máy cán bộ, vào sự đoàn kết nhất trí và phối hợp hành động của hệ thống chính trị của địa phƣơng.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa QCDC ở cơ sở tập trung vào nội dung "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", bảo đảm quyền của mọi ngƣời dân đƣợc thông tin về những chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống hằng ngày của nhân dân tại cơ sở. Nhân dân đƣợc bàn, và quyết định trực tiếp là các chủ trƣơng và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng (điện, đƣờng, trƣờng học, trạm y tế, nghĩa trang, các công trình văn hóa, thể thao); hƣơng ƣớc, quy ƣớc làng văn hóa, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự; các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cƣ, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; nhân dân đƣợc giám sát, kiểm tra các loại công việc, từ hoạt động của HĐND, UBND đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, kết quả quyết toán công trình do dân đóng góp, việc quản lý sử dụng đất đai, các khoản thu, chi, việc thực hiện chính sách đối với ngƣời có công với nƣớc...
Đối với chính quyền: ngƣời dân ở khu vực nông thôn tiếp cận với thể chế và đội ngũ cán bộ, công chức. Do vậy, chính quyền phải coi ngƣời dân là đối tƣợng cần phải phục vụ, là lực lƣợng giám sát, kiểm tra mọi hoạt động của cơ quan tổ chức chính quyền. Quan hệ đó phải dựa trên nền tảng của pháp luật, kỷ cƣơng, kỷ luật, thấm nhuần tính pháp lý và tính nhân văn, thể hiện sự
bình đẳng, hợp tác, giúp đỡ và sự tôn trọng. Quan hệ đó cũng chính là đạo đức, cách ứng xử trong nền dân chủ XHCN, giữa mối quan hệ của công dân với Nhà nƣớc pháp quyền.
Cán bộ các cấp phải nắm vững và am hiểu chủ trƣơng chính sách và pháp luật của nhà nƣớc để giải quyết công việc. Quan tâm giải thích và thuyết phục nhân dân thực hiện nghiêm chính sách và pháp luật. Quan hệ của ngƣời dân với chính quyền dựa trên quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm. Để nâng cao hiệu quả quản lý và tạo điều kiện cho công dân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ, chính quyền phải đặc biệt chú trọng cung cấp cho dân biết những thông tin cần thiết liên quan đến cuộc sống của họ, đến hoạt động của chính quyền để dân giám sát, kiểm tra.
Đối với MTTQ và các tổ chức đoàn thể địa phương, quyền dân chủ
cũng là nghĩa vụ, bổn phận góp sức vào xây dựng thể chế dân chủ, đấu tranh để thể chế ấy trong sạch, vững mạnh. Ở các địa phƣơng khu vực nông thôn nói chung và ở Hà Tĩnh nói riêng, các tổ chức đoàn thể phải tạo diễn đàn, môi trƣờng để ngƣời dân thể hiện chính kiến của mình, đóng góp cho việc triển khai thực hành và đảm bảo quyền dân chủ của ngƣời dân.
Cần tạo ra những biến đổi tích cực trong nhận thức về vai trò của Mặt trận và các đoàn thể để phát huy sức mạnh đoàn kết cộng đồng và sự tham gia của ngƣời dân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Cần đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động của Mặt trận và các tổ chức quần chúng nhằm tăng khả năng tập hợp quần chúng và nâng cao tính tích cực chính trị - xã hội, tính tự quản, đoàn kết cộng đồng dân cƣ vào việc xây dựng đời sống mới; vào việc đẩy mạnh thực hiện QCDC ở cơ sở.
Nội dung và phƣơng thức tổ chức hoạt động của Mặt trận và các tổ chức quần chúng phải hƣớng vào sự phù hợp với nhu cầu, lợi ích của đoàn viên, hội viên. Trên cơ sở đó, tập hợp rộng rãi và nâng cao tính tự giác của đoàn viên, hội viên, xây dựng tổ chức vững mạnh... Cán bộ Mặt trận và đoàn thể phải đóng
vai trò nòng cốt, tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách nghị quyết của Đảng và Nhà nƣớc trong nhân dân và thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, phản biện đối với Đảng, chính quyền. Phải xây dựng các phong trào thu hút đông đảo lực lƣợng đoàn viên, hội làm nòng cốt, bằng những việc làm thiết thực, có hiệu quả. Các hình thức sinh hoạt phải đa dạng, linh hoạt, hấp dẫn, hữu ích và luôn đổi mới. Các đoàn thể phải bám sát chức năng, nhiệm vụ để hoạt động đảm bảo thiết thực, phù hợp, không gò bó, khô khan, cứng nhắc.
Cần phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của Hội Nông dân Việt Nam trong thực hiện các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới. Đồng thời phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ cho nông dân, để nông dân và Hội Nông dân Việt Nam phát huy hơn nữa vị trí, vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với Nhà nƣớc.
Thứ hai, chính sách thúc đẩy thực hành dân chủ từ phát triển kinh tế - xã hội.
Phát triển kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy quá trình thực hành dân chủ phải đảm bảo trên cơ sở những nguyên tắc: Một là, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hoá dựa trên mức tăng trƣởng và hiệu quả cao, vì lợi ích của ngƣời lao động, vì tiến bộ xã hội theo định hƣớng XHCN. Hai là, tạo điều kiện và khả năng khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế phục vụ cho sự phát triển xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và phát huy dân chủ. Ba là, đảm bảo lợi ích của ngƣời lao động. Thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội thông qua tính công khai, tính hợp lý và hợp pháp trong hoạt động kinh tế của các loại chủ thể kinh tế khác nhau: cá nhân, đơn vị, tập thể và Nhà nƣớc..., góp phần thúc đẩy mạnh mẽ và cùng chiều các quá trình dân chủ trên lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội. Bốn là, tôn trọng và đảm bảo lợi ích chính đáng của ngƣời lao động thông qua chính sách kinh tế và các chính sách xã hội đối với các thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trên tinh thần bình đẳng, công khai. Tạo lập môi trƣờng để ngƣời lao động có cơ hội nhƣ nhau trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ.
Chính quyền địa phƣơng phải làm tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế nông thôn, kêu gọi và tạo điều kiện để nhà đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nông thôn, triển khai các dự án, tạo động lực cho thực hành dân chủ.
Quản lý tài nguyên, đất đai: khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ nông dân sử dụng hiệu quả tài nguyên mặt đất, mặt nƣớc, quy tụ ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hóa, sản phẩm nông lâm ngƣ nghiệp, mở mang ngành nghề mới.
Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ: chính quyền địa phƣơng hỗ trợ doanh nghiệp, ngƣời dân trên địa bàn trong tiếp cận, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, nhất là giống, công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến, công nghệ thông tin... qua hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, khuyến công. Khuyến khích các cơ quan nghiên cứu khoa học - công nghệ, ngƣời dân địa phƣơng đi đầu trong chuyển giao các thành tựu khoa học - công nghệ mới, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, khai thác và sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có. Khuyến khích xây dựng các cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề… ở nông thôn; hƣớng dẫn đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh.
Hỗ trợ về chính sách tài chính - tín dụng và mở rộng thị trường: chính quyền địa phƣơng cần xây dựng, triển khai chủ trƣơng ƣu đãi thuế sử dụng đất nông nghiệp, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; thực hiện chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp; khuyến khích các hình thức huy động vốn; chủ động hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trƣờng, tổ chức các hình thức giới thiệu sản phẩm ở trong và ngoài nƣớc phù hợp với trình độ hiện tại và xu thế phát triển của kinh tế địa phƣơng.
Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực: chính quyền địa phƣơng chủ động
xây dựng chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển nguồn nhân lực địa phƣơng cho khu vực kinh tế nông thôn; hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng
cho thanh niên nông thôn; đề ra chính sách thu hút cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật về công tác, hợp tác tại địa phƣơng.
Bên cạnh nhiệm vụ tạo dựng cơ sở, cần tập trung cao thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Có thể đánh giá một địa phƣơng đạt mô hình nông thôn mới dựa trên các tiêu chí: có nền sản xuất hàng hoá mở, hƣớng đến thị trƣờng, hội nhập; có nền nông nghiệp, nông thôn phát triển, thu hút mọi ngƣời tham gia vào thị trƣờng, ít có sự phân hoá giàu nghèo, chênh lệch về mức sống; phát triển kinh tế phù hợp với các phƣơng án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề của địa phƣơng. Ý thức tôn trọng pháp luật và quy tắc ứng xử cộng đồng đƣợc đề cao, phát huy tốt tính tự chủ của làng xã và QCDC, Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Đời sống văn hoá ở dân cƣ đƣợc chăm lo đầy đủ; chính quyền, ngƣời dân giúp đỡ nhau xoá đói giảm nghèo; thực hiện tốt an sinh xã hội. Môi trƣờng tự nhiên đảm bảo, tài nguyên đƣợc khai thác và bảo tồn hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững.
Quan tâm đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực công ích nhằm thu hút nguồn lực xã hội của địa phƣơng trong tham gia giải quyết, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ công của từng lĩnh vực.
Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo: phát triển các loại hình ngoài công lập, bán trú ở các khu vực thuận lợi để huy động đóng góp của xã hội, thực hiện mô hình trƣờng ngoài công lập có các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc tham gia thành viên. Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề phục vụ các khu vực kinh tế trên địa bàn tỉnh, thu hút doanh nghiệp địa phƣơng chia sẻ trách nhiệm đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực lao động tại địa phƣơng.
Đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân với vai trò nòng cốt của các cơ sở y tế công, mở rộng các loại hình y tế tƣ, để phục vụ đảm bảo nhu cầu cho ngƣời dân khám chữa bệnh.
Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tƣ các hoạt động văn hoá. Huy động các nguồn lực xây dựng các công trình và thiết chế văn hoá; bảo vệ, trùng tu các di tích văn hoá lịch sử. Gắn văn hoá với du lịch. Bảo tồn các loại hình văn nghệ dân gian.
Khuyến khích các hình thức đầu tƣ, xã hội hóa hoạt động cung cấp nƣớc sạch, xử lý ô nhiễm môi trƣờng, nhất là ở các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
Chính quyền cơ sở khu vực nông thôn tiếp tục thực hiện đồng bộ chiến lƣợc xoá đói, giảm nghèo; thúc đẩy các chính sách đối với hộ nghèo, đối tƣợng khó khăn, thí điểm xây dựng chính sách bảo hiểm nông nghiệp; hỗ trợ, giảm thiểu các khoản đóng góp có tính chất bắt buộc đối với nông dân.
Trong lĩnh vực an ninh trật tự: ngăn chặn các hành vi tiêu cực, giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu kiện của nhân dân, không để trở thành những điểm nóng. Làm tốt công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, năng lực và vị thế của ngƣời dân ở nông thôn.
4.3.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện quyền dân chủ của người dân ở nông thôn
Thứ nhất, đổi mới, tăng cường chất lượng, hiệu quả tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn.
Một là, đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng. Để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lƣợng đảng viên khu vực nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng, thúc đẩy thực hành DCCS, tổ chức cơ sở đảng khu vực nông thôn phải thƣờng xuyên đổi mới phƣơng thức lãnh đạo, trong đó tập trung nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ, phối hợp chia sẻ thông tin với đội ngũ cán bộ cốt cán cơ sở để nắm tình hình. Thực hiện nghiêm quy chế làm việc, chƣơng trình, quy chế phối hợp công tác với tổ chức chính quyền, đoàn thể cơ sở.
Tập trung lãnh đạo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống ngƣời dân theo hƣớng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chú trọng công tác phát triển Đảng, công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ thôn, xóm.
Hai là, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở chính quyền nông thôn. Chính quyền cơ sở ở nông thôn là đại diện trực tiếp của Nhà nƣớc trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng, là cầu nối với ngƣời dân. Để đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Nâng cao nhận thức về vai trò của chính quyền xã trong quản lý, phát triển xã hội. Hiện nay, nhận thức về vị trí, vai trò, tính chất của hệ thống chính trị ở xã nói chung, chính quyền nói riêng và việc thực hiện nhiệm vụ tự quản của thôn, xóm còn khác nhau. Việc tuyên truyền về vai trò của chính quyền cấp xã trong thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc và chức năng tự quản trong cộng đồng xã hội nhằm bảo đảm quyền dân chủ, phát huy quyền làm chủ của ngƣời dân. Nhận thức này cần đƣợc thấm nhuần sâu sắc trong cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Xây dựng cơ chế phối hợp và quan hệ trách nhiệm giữa xã và thôn. Phân định rõ quan hệ trách nhiệm và phối hợp giữa xã và thôn, giữa giao quyền, ủy nhiệm với thực hiện quyền đƣợc ủy nhiệm giữa UBND xã với trƣởng thôn, ban đại diện thôn, ban công tác mặt trận thôn. Nâng cao năng lực và trách nhiệm hòa giải dân sự trong cộng đồng làng xã. Đây là những yếu tố cần thiết giữ ổn định trật tự trên địa bàn dân cƣ, khắc phục những lệch lạc, những hiện tƣợng vi phạm