8. Kết cấu của luận án:
2.2. Kinh nghiệm thực hành dân chủ ở một số địa phƣơng trong nƣớc
2.2.6. Kinh nghiệm thực hành dân chủ ở tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, diện tích tự nhiên 8.065 km2, dân số trên 86 vạn ngƣời. Quảng Bình có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn và các huyện: Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hoá; có 159 xã, phƣờng, thị trấn; 1262 thôn, bản, tổ dân phố; có 13 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy (có 330 đảng bộ, 293 chi bộ cơ sở) với 612 tổ chức cơ sơ sở đảng, 71.920 đảng viên. Quảng Bình là địa phƣơng chịu nhiều ảnh hƣởng của thiên tai, đặc biệt năm 2016 do tác động ảnh hƣởng trực tiếp của sự cố môi trƣờng biển đã gây thiệt hại nặng nề đến đời sống của nhân dân, đặc biệt là nhân dân khu vực nông thôn.
Việc thực hành dân chủ ở khu vực nông thôn Quảng Bình đƣợc các xã, phƣờng, thị trấn (cấp xã) chú trọng và đã đi vào nền nếp, một số lĩnh vực thực hiện khá nghiêm túc, đạt nhiều kết quả khá toàn diện.
Cấp ủy đảng, chính quyền xã, phƣờng, thị trấn đã thực hiện khá tốt việc công khai các nội dung cho nhân dân biết; tổ chức cho nhân dân bàn và quyết định trực tiếp các vấn đề liên quan quyền lợi thiết thực ở cơ sở; lấy ý kiến nhân dân trƣớc khi cơ quan có thẩm quyền quyết định trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đất đai, các chƣơng trình, dự án liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Nhiều địa phƣơng thực hiện hiệu quả việc tổ chức cho nhân dân bàn, quyết định việc đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội ở thôn, bản, tổ dân phố; việc xây dựng, bổ sung hƣơng ƣớc, quy ƣớc phù hợp với các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Các xã vùng biển tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện QCDC cơ sở trong việc ổn định tình hình an ninh trật tự. Tiếp tục thực hiện chi trả tiền bồi thƣờng thiệt hại do sự cố môi trƣờng biển; các xã dọc Quốc lộ 1A thực hiện việc công khai kết quả giám định bổ sung đối với các hộ bồi thƣờng thiệt hại do thi công, góp phần giảm đơn thƣ khiếu nại, bức xúc của nhân dân. Việc thực hành dân chủ thực chất ở xã, phƣờng, thị trấn đã góp phần tạo không
khí dân chủ, đồng thuận, tin tƣởng, đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân; vai trò tự quản của thôn, bản, tổ dân phố ngày càng đƣợc thể hiện rõ; ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân của các cấp chính quyền tốt hơn, ngƣời dân ngày càng tin tƣởng vào các hoạt động của bộ máy chính quyền và thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ công dân. Nhờ thực hành dân chủ đã góp phần huy động nguồn lực to lớn trong dân trong xây nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ; xây dựng cộng đồng dân cƣ thôn, làng, bản gắn bó; phát huy những thuần phong mỹ tục, tăng cƣờng hoà giải những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giảm bớt đơn thƣ khiếu nại, tố cáo; xây dựng tình làng nghĩa xóm, giúp nhau khắc phục khó khăn, giữ gìn an ninh, trật tự.
Sau quá trình khảo sát thực hành dân chủ của nhân dân nông thôn Quảng Bình, rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, phải tăng cƣờng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị; phát huy tính tiên phong, gƣơng mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là ngƣời đứng đầu trong thực hành dân chủ.
Thứ hai, thực hành dân chủ phải gắn liền với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh; thực hiện nghiêm túc dân chủ trong Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng, gắn với xây dựng chính quyền; đổi mới phƣơng thức, lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cải cách hành chính.
Thứ ba, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hành dân chủ. Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo của nhân dân, xử lý nghiêm minh những vi phạm, kịp thời uốn nắn các biểu hiện lệch lạc. Chú trọng chỉ đạo rút kinh nghiệm, biểu dƣơng, kịp thời nhân rộng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hành dân chủ.
Thứ tư, phát huy dân chủ cần đi đôi và gắn với kỷ cƣơng, kỷ luật, xử lý nghiêm minh với những vụ việc tiêu cực, sai phạm đã phát hiện, đồng thời xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ gây mất ổn định chính trị ở cơ sở.
Tiểu kết chƣơng 2
Lý luận về dân chủ đƣợc tiếp cận, nghiên cứu ở nhiều ngành khoa học khác nhau. Dƣới góc độ chính trị học, dân chủ gắn với quyền lực thuộc về nhân dân và việc hiện thực hóa quyền lực đó phải gắn với chế độ xã hội và thể chế nhà nƣớc. Do đó, thực hành dân chủ của nhân dân luôn là tiêu chí căn bản để đánh giá giá trị nhân văn, bản chất giai cấp của nhà nƣớc. Thông qua thực hành dân chủ, quyền và nghĩa vụ của ngƣời dân đƣợc thực hiện đầy đủ, năng lực của ngƣời dân đƣợc phát huy.
Đối với nông thôn Việt Nam, xuất phát từ truyền thống lịch sử với những đặc điểm riêng, quá trình thực hành dân chủ luôn chịu tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn vừa chịu tác động của các yếu tố theo hƣớng tích cực, vừa phải chịu tác động của các yếu tố tiêu cực.
Để nhân dân phát huy cao dân chủ, thực sự "là chủ", "làm chủ", Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp, xây dựng nền dân chủ XHCN. Các văn bản pháp luật về dân chủ và thực hành dân chủ đƣợc ban hành hƣớng vào xây dựng môi trƣờng pháp lý để nhân dân tham gia quản lý xã hội, phát huy quyền làm chủ. Nhờ đó, việc thực hành dân chủ ở nông thôn Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả khả quan.
Từ việc đúc rút kinh nghiệm một số địa phƣơng nhƣ thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, tỉnh Thái Bình, Nghệ An, Quảng Bình; căn cứ tình hình thực tiễn để đề ra nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, cụ thể hóa các chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân nông thôn thực hành dân chủ hiệu quả.
Chƣơng 3