Kinh nghiệm thực hành dân chủ ở thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (Trang 68 - 71)

8. Kết cấu của luận án:

2.2. Kinh nghiệm thực hành dân chủ ở một số địa phƣơng trong nƣớc

2.2.1. Kinh nghiệm thực hành dân chủ ở thành phố Hà Nội

Thủ đô Hà Nội có dân số khoảng hơn 7,5 triệu ngƣời; 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã; 584 xã, phƣờng, thị trấn. Trong những năm gần đây, kinh tế, xã hội Thủ đô tiếp tục chuyển biến tích cực. Năm 2017, tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 7,3%; tổng thu ngân sách nhà nƣớc đạt 207,628 nghìn tỷ đồng; thu hút vốn đầu tƣ tăng cao, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), xếp thứ 14/63 tỉnh, thành; chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố; xây dựng nông thôn mới có nhiều khởi sắc, quốc phòng an ninh đƣợc củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo; đối ngoại đƣợc mở rộng; đời sống nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện; công tác xây dựng Đảng đạt kết quả toàn diện.

Có đƣợc những kết quả nêu trên, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ Thành phố tới cơ sở đã đổi mới lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trong đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng, thƣờng xuyên, lâu dài là xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Thực hành dân chủ ở Thành phố đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, sâu sát của cấp ủy đảng, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Ban chỉ đạo QCDC với chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Để phát huy quyền làm chủ của ngƣời dân, trên cơ sở chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, Ban Thƣờng vụ Thành uỷ đã ban hành nhiều văn bản quy định việc tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở nhƣ: Chỉ thị số 04-CT/TU, ngày 14/1/2016 về "Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở"; Chỉ thị số 04-CT/TU ngày 14/01/2016 của Thành ủy "Về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu

quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở"; Quyết định số 6525-QĐ/TU ngày 25/9/2015 "Quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền tiếp thu góp ý của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội"; Quyết định số 2200-QĐ/TU, ngày 25/5/2017 về "Ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội"...

Thành uỷ, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị từ Thành phố đến cơ sở đã xây dựng chƣơng trình, kế hoạch tổ chức học tập, nghiên cứu, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết, chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân trong thực hành dân chủ, nhất là nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội việc thực hành dân chủ ở cơ sở.

Thực hiện các nội dung của Pháp lệnh số 34-PL/UBTVQH11 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, các xã, phƣờng, thị trấn tập trung vào những nội dung nhƣ: Thông báo công khai cho nhân dân biết những nội dung chủ yếu liên quan đến dân sinh; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quyết toán thu chi ngân sách, dự toán ngân sách, kế hoạch sử dụng đất hàng năm... Những nội dung, hình thức nhân dân bàn và quyết định nhƣ nội dung, tiêu chí nhằm thực hiện hiệu quả phong trào"xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"...; những nội dung nhân dân bàn cho ý kiến để cấp có thẩm quyền quyết định nhƣ: việc tổ chức lễ hội truyền thống tại các địa phƣơng, các hƣơng ƣớc, quy ƣớc thôn, tổ dân phố... Bên cạnh đó, việc thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với công tác cải cách hành chính ngày càng tiến bộ. Niêm yết tại bộ phận một cửa bộ thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực theo quy định của UBND thành phố trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Gắn việc thực hiện QCDC

với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, chú trọng giải quyết từ cơ sở; chủ động phát hiện những vấn đề phức tạp nảy sinh để xử lý, tăng cƣờng đối thoại với nhân dân. Duy trì hoạt động tốt các tổ hoà giải cơ sở.

Trong thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án trọng điểm, các địa phƣơng trên địa bàn thành phố đã xác định thực hiện QCDC là giải pháp đặc biệt quan trọng. Cấp ủy cơ sở đã nghiên cứu, xây dựng QCDC trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Các quyết định thu hồi, kế hoạch tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng cũng nhƣ cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách liên quan đƣợc niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, thị trấn và nhà văn hóa các thôn. Mọi kiến nghị, phản ánh của nhân dân đều đƣợc Hội đồng bồi thƣờng, hỗ trợ - tái định cƣ huyện tiếp thu và giải quyết kịp thời. Nhờ phát huy dân chủ, công khai, minh bạch, quá trình giải phóng mặt bằng đƣợc sự đồng thuận cao, không phát sinh khiếu nại, tố cáo và không phải tổ chức cƣỡng chế.

Từ thực tiễn thực hành dân chủ ở Thủ đô Hà Nội có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, coi việc thực hiện tốt QCDC là nhiệm vụ, giải pháp quan

trọng để triển khai nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng; thƣờng xuyên rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy chế, quy ƣớc phù hợp với Pháp lệnh 34- PL/UBTVQH11 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn.

Thứ hai, quán triệt nội dung, đổi mới hình thức thực hành dân chủ của nhân dân; làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc và của địa phƣơng liên quan quyền làm chủ của nhân dân, tạo sự thống nhất trong nhận thức, tƣ tƣởng; gắn phát huy dân chủ với giữ vững kỷ luật, kỷ cƣơng.

Thứ ba, thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện QCDC trong

chú trọng kiểm tra các lĩnh vực: Quản lý tài chính, tài sản, nhà đất; giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản; tiếp dân và giải quyết khiếu nại.

Thứ tư, gắn thực hiện QCDC ở cơ sở với cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lƣợng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tƣ cộng đồng; đẩy mạnh hoạt động và mở rộng các hình thức tự quản, nêu cao vai trò của tổ hòa giải, các tổ nhóm tự quản ở thôn, tổ dân phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)