8. Kết cấu của luận án:
4.2. Phƣơng hƣớng thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Hà Tĩnh
Trong nhận thức về những giá trị của dân chủ XHCN, ngƣời dân phải hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình trong tham gia thực hiện và xây dựng nền dân chủ, đồng thời đóng vai trò chủ thể trong nền dân chủ.
4.2. Phƣơng hƣớng thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Hà Tĩnh Hà Tĩnh
4.2.1. Thực hành dân chủ gắn với mục tiêu hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; phát huy vai trò hệ thống chính trị tại địa phương
Nền dân chủ XHCN là một nền dân chủ mà tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đều thuộc về nhân dân, thể hiện qua các quyền dân chủ, quyền con ngƣời, từ đó thoả mãn ngày càng cao các nhu cầu và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ XHCN về bản chất cũng chính là quá trình vận động và thực hành dân chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; đƣa các giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc của dân chủ vào thực tiễn cuộc sống. Xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ XHCN là cuộc cách mạng thực hiện chuyển giao quyền lực thực sự về cho nhân dân, với mục đích thu hút nhân dân tham gia công cuộc xây dựng đất nƣớc.
Xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ XHCN là quá trình tất yếu nhằm phát triển và hoàn thiện dân chủ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Do vậy, một trong những phƣơng hƣớng chính để thực hành dân chủ hiệu quả phải nâng cao nhận thức và thể chế hóa những giá trị dân chủ tiến bộ, hiện thực hoá các giá trị rộng rãi, thực chất trong xã hội.
Để đẩy mạnh thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Hà Tĩnh, tất yếu phải hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, xây dựng mối quan hệ công tác, quyền hạn giữa các cơ quan trong hệ thống từ tổ chức Đảng, HĐND
- UBND, MTTQ tới các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong địa bàn tỉnh. Từ đó, đặt ra yêu cầu, tổ chức Đảng phải làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, định hƣớng để chính quyền các cấp xây dựng chƣơng trình, kế hoạch hành động triển khai nhiệm vụ, ngƣời dân và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia góp ý, giám sát việc triển khai các chủ trƣơng của tổ chức Đảng, cách thức tổ chức thực hiện của chính quyền. Ngƣời dân là chủ thể tham gia quá trình thực hành dân chủ, trực tiếp phản hồi ý kiến, đóng góp cho sự hoàn thiện hệ thống chính trị.
Trong nội dung hoàn thiện và phát huy vai trò hệ thống chính trị của địa phƣơng khu vực nông thôn, cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên nắm vững đƣờng lối, chính sách của Đảng về dân chủ, thực hành dân chủ, gƣơng mẫu, làm cầu nối giữa tổ chức Đảng với chính quyền nhân dân các cấp. Trong thực hành DCCS, phải tuyển chọn, bồi dƣỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ sâu sát, nắm chắc tình hình cơ sở, xử lý tốt các vấn đề thực tiễn đặt ra. Đổi mới, nâng cao chất lƣợng mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống chính trị nhằm đảm bảo cơ chế kiểm soát quyền lực. Để thực hiện dân chủ ở nông thôn, các bộ phận hợp thành hệ thống chính trị ở cơ sở vừa phải xác định đúng vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình, vừa thƣờng xuyên đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động gắn liền với sự phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo hệ thống vận hành thông suốt, đồng thời thực hiện có hiệu quả quyền dân chủ của ngƣời dân.
Thực hiện đúng quy định của Nhà nƣớc, động viên quần chúng nhân dân tham gia xây dựng chính quyền, xây dựng bộ máy cơ quan quản lý Nhà nƣớc, xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, tăng cƣờng tổ chức thực hiện cơ chế giám sát của ngƣời dân.
4.2.2. Thực hành dân chủ gắn với nâng cao vai trò, năng lực làm chủ của người dân chủ của người dân
Năng lực làm chủ của ngƣời dân thể hiện trƣớc hết qua nhận thức đầy đủ về nền dân chủ XHCN, về quyền và nghĩa vụ của công dân trong triển khai
xây dựng và hiện thực hóa các giá trị của nền dân chủ. Khi có nhận thức cao, ngƣời dân có thái độ đúng đắn trong thực hiện quyền và nghĩa vụ, nắm rõ các thủ tục, quy trình để thực hiện quyền dân chủ của mình.
Thông qua việc tham gia các hoạt động chính trị, ngƣời dân thể hiện tính tích cực chính trị, chủ động, tự giác, sáng tạo với tƣ cách chủ thể trong nền dân chủ XHCN, không thờ ơ, xa rời sinh hoạt chính trị hoặc thiếu niềm tin; chủ động tìm hiểu thông tin và thực hành quyền dân chủ. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của mình, thực hành quyền dân chủ theo Hiến pháp và pháp luật, không tuỳ tiện chạy theo những giá trị dân chủ lệch lạc, dân chủ vô chính phủ, chỉ đề cao quyền ích kỷ cá nhân; có thái độ chống lại những biểu hiện, hành vi vi phạm các giá trị dân chủ, dám bảo vệ lẽ phải và cái đúng.
Thực hiện QCDC ở nông thôn, cần phải phát huy tối đa vai trò của nhân dân. Cần làm cho nhân dân tự giác và tự ý thức cao trong thực hành các quyền dân chủ của mình thông qua các hoạt động bầu cử, kiểm tra, giám sát và quản lý xã hội.
Hệ thống chính trị các cấp ở địa phƣơng phải triển khai tốt các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc để ngƣời dân nâng cao trách nhiệm, đóng góp hiệu quả nhiệm vụ xây dựng đời sống chính trị dân chủ ở địa phƣơng.
4.2.3. Thực hành dân chủ phải tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương hội ở địa phương
Trong lĩnh vực kinh tế, mục tiêu dân chủ ở nƣớc ta hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần, thừa nhận sự đa dạng về quan hệ sở hữu, mọi thành phần kinh tế bình đẳng phát triển. Mục tiêu dân chủ về kinh tế còn đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân phối phúc lợi xã hội, tạo điều kiện cho mọi thành phần xã hội có cơ hội tiếp cận các nguồn lực để phát triển.
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, mục tiêu dân chủ XHCN mang lại cho ngƣời dân quyền tự do trong thụ hƣởng các giá trị văn hóa mới, giải
phóng tƣ tƣởng con ngƣời trong đời sống mới; các quyền bình đẳng về giáo dục đào tạo, chăm sóc y tế, an sinh xã hội, bình đẳng giữa các lực lƣợng hƣớng tới mục tiêu chung xây dựng XHCN.
Dân chủ là động lực của phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Khi ngƣời dân đã nhận thức đầy đủ giá trị của dân chủ, nêu cao ý thức tự giác thực hành quyền dân chủ theo quy định của pháp luật, sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
4.2.4. Thực hành dân chủ phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá nhập quốc tế, toàn cầu hoá
Trong tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia vào một số Công ƣớc và Điều ƣớc quốc tế có liên quan đến quyền dân chủ tiến bộ của con ngƣời. Tăng cƣờng thực hành dân chủ trong bối cảnh và điều kiện hội nhập quốc tế, một mặt chống lại những biểu hiện dân chủ lệch lạc, không phù hợp với định hƣớng phát triển của đất nƣớc, mặt khác nhằm tôn trọng và tiếp thu những giá trị dân chủ tiến bộ, đƣa các giá trị tốt đẹp vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá của ngƣời dân, để nhân dân nâng cao trình độ thụ hƣởng các giá trị của dân chủ, tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Thực hành dân chủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá tạo ra cơ hội học tập, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế trong triển khai các phƣơng thức thực hành dân chủ đối với ngƣời dân.