Quan niệm về trí thức, phát huy vai trị của trí thức, thực hành dân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thực hành dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy vai trò của trí thức trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 66)

chủ và thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trị của trí thức

2.2.1.1. Quan niệm về trí thức, phát huy vai trị của trí thức Thứ nhất, quan niệm về trí thức

hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ đặc điểm của người trí thức nói chung và trí thức Việt Nam nói riêng. Trong tư tưởng của Người, trí thức trước hết phải là người có tri thức về một lĩnh vực nhất định. Do đó, khi tiếp cận trí thức từ góc độ tri thức, Hồ Chí Minh khẳng định: “Trí thức là hiểu biết. Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản. Khoa học tự nhiên do đó mà ra. Hai là sự hiểu biết tranh đấu dân tộc và xã hội. Khoa học xã hội do đó mà ra” [94, tr.275]. Như vậy, phẩm chất quan trọng nhất của người trí thức là hiểu biết. Người trí thức khơng chỉ có hiểu biết về q khứ, hiện tại mà cịn phải có năng lực dự báo tương lai.

Đề cập tới con đường hình thành tri thức của trí thức, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một người học xong đại học, có thể gọi là trí thức. Song y khơng biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: cơng việc thực tế, y khơng biết gì cả. Thế là y chỉ là trí thức 1 nửa” [94, tr.275]. Theo Hồ Chí Minh, trình độ tối thiểu của trí thức là tốt nghiệp đại học và phải được kiểm chứng qua hiệu quả giải quyết các vấn đề của thực tiễn, nếu khơng đó chỉ là trí thức “1 nửa”. Từ đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến hai con đường cơ bản hình thành trí thức, đó là con đường đào tạo trên ghế nhà trường và con đường qua học tập thực tế. Hai con đường này không tách rời nhau mà cần thiết phải kết hợp chặt chẽ với nhau. Người trí thức khi được đào tạo theo hai con đường không chỉ hồn chỉnh về mặt tri thức, mà cịn có khả năng giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Bên cạnh đặc điểm chung, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra các đặc điểm cơ bản của trí thức Việt Nam:

Một là, trí thức Việt Nam là người có tinh thần u nước, sớm giác ngộ và đi

theo sự lãnh đạo của Đảng

Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc, yêu nước là tình cảm tự nhiên vốn có của người Việt Nam. Yêu nước là động lực, là mẫu số chung đoàn kết nhân dân đứng lên đấu tranh. Khi nói về đặc điểm của người trí thức Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ, trí thức là người “ái quốc”, “có đầu óc dân tộc và đầu óc cách mạng” [97, tr.54]. Do đó, với tư cách là một bộ phận của nhân dân, trí thức Việt Nam ít hay nhiều đều hướng trái tim và khối óc của mình về Tổ quốc. Nếu được tập hợp dưới ngọn cờ của Đảng, trí thức sẽ cùng nhân dân đứng lên chống giặc ngoại

xâm, giành lại độc lập dân tộc và xây dựng chế độ mới. Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn lưu ý cán bộ, đảng viên trong quá trình tổ chức, lãnh đạo cách mạng cần chú trọng giúp đỡ và tạo điều kiện để trí thức có điều kiện phát huy tối đa vai trò. Người chỉ rõ: “Trí thức Việt Nam khác với trí thức tư bản đế quốc như vậy. Cũng vì vậy lúc đã hiểu biết, trí thức ta dễ theo cách mạng, và vì vậy Đảng cách mạng phải dìu dắt, giúp đỡ trí thức” [97, tr.54]. Với nhận thức đúng đắn, trong cơng cuộc kháng chiến, kiến quốc, Hồ Chí Minh đã tập hợp được đơng đảo trí thức đi theo Đảng, sẵn sàng cống hiến tài năng, trí tuệ cho đất nước.

Hai là, trí thức Việt Nam là người có tinh thần đại đồn kết dân tộc

Khi bàn về nguồn gốc xuất thân của trí thức Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ở nước ta thì khác, dù là trí thức một số khá đông thuộc thành phần phú nông, địa chủ, phong kiến, tư sản mà ra nhưng cũng đều bị đế quốc áp bức” [97, tr.53]. Trí thức ở các nước tư bản chủ yếu xuất thân từ giai cấp tư sản và quay trở lại phục vụ cho giai cấp tư sản. Ở Việt Nam, trí thức chủ yếu xuất thân từ các giai cấp và tầng lớp trong nhân dân nên giữa họ có mối quan hệ tự nhiên, gắn bó và cùng chịu thân phận nơ lệ. Do đó, trí thức Việt Nam phải cùng với nhân dân tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ba là, khuyết điểm của trí thức Việt Nam

Bên cạnh việc chỉ ra các ưu điểm của trí thức Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra những khuyết điểm. Người nhấn mạnh: “Trí thức nước ta có khuyết điểm nhiều chứ khơng phải là ít” [97, tr.54]. Khuyết điểm đó bao gồm: cá nhân chủ nghĩa, tính khơng kiên quyết, thái độ chờ đợi bàng quan, tính bảo thủ, óc làm th, địa vị. Nguyên nhân của những khuyết điểm trong nhận thức và hành động của trí thức theo Hồ Chí Minh là do “nền giáo dục nhồi sọ, chia rẽ, nô lệ của đế quốc phong kiến” [97, tr.54]. Chính vì có các khuyết điểm đó, nên một bộ phận trí thức “khơng có được một chí khí cao thượng” [97, tr.55] để sẵn sàng sát cánh và hy sinh cùng nhân dân trong cách mạng Việt Nam. Do đó, họ cịn thờ ơ, ẩn mình khơng thấy được vai trò và trách nhiệm đối với đất nước.

Từ việc xác định các đặc điểm cơ bản của trí thức, có thể nhận thấy, theo Hồ Chí Minh, trí thức Viêt Nam là những người có tri thức và có hiểu biết sâu rộng

trên một lĩnh vực nhất định được hình thành thơng qua học tập trên ghế nhà trường và qua thực tế. Trí thức Việt Nam là những người có lịng u nước và tinh thần đoàn kết, sớm giác ngộ cách mạng và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng để dấn thân vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Thứ hai, quan niệm về phát huy vai trị của trí thức

Hồ Chí Minh ln coi trí thức là một bộ phận “nòng cốt” của cách mạng, là “đồng minh quan trọng của giai cấp công nhân” [97, tr. 259]. Trí thức khơng chỉ tiếp biến, sáng tạo, truyền bá tri thức mà cịn đấu tranh, phản biện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế” [94, tr.184]. Trong bài“Kính cáo đồng bào” (6/6/1941), Hồ Chí Minh đã kêu gọi các bậc hiền nhân, chí sĩ cùng nhân dân đồn kết kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trên tinh thần đó, tháng 10 năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh khẳng định: “những người trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng. Khơng có những người đó thì cơng việc cách mạng khó khăn thêm nhiều” [94, tr.235]. Hồ Chí Minh coi trí thức là một bộ phận không thể thiếu trong tham gia giải quyết các vấn đề trọng đại của đất nước bằng tư duy sáng tạo và bằng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Vì vậy, phát huy vai trị của trí thức Việt Nam chính là phát huy hết hiểu biết, năng lực, phẩm chất, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong cách mạng.

Để phát huy vai trò của trí thức, sinh thời, Hồ Chí Minh đã thực hiện rất nhiều biện pháp khác nhau nhằm khai thác hiệu quả tài năng và trí tuệ. Đối với trí thức cũ là những người được đào tạo theo con đường khoa cử hay được đào tạo từ hệ thống giáo dục thuộc địa ở Đông Dương, hệ thống giáo dục của nước Pháp, Hồ Chí Minh đã kế thừa truyền thống trọng dụng nhân tài, cầu hiền của dân tộc để kêu gọi và tập hợp họ đứng về phía cách mạng. Xuất phát từ thực tiễn đất nước sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh nhận thức rõ, nhân tài và trí thức ở chính trong quần chúng nhân dân. Do đó, trong bài“Tìm người tài đức”, Hồ Chí

Minh kêu gọi: “Nước nhà cần kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào, chắc khơng thiếu người có tài đức” [93, tr.451]. Hồ Chí Minh u cầu các địa phương tìm và giới thiệu những người có tài và có đức làm được việc ích nước, lợi dân. Có thể coi đây là chiếu cầu hiền của chế độ mới đối với nhân tài và trí thức. Lời kêu gọi của Người khơng chỉ làm nổi bật lên vai trị của trí thức, nhân tài đối với đất nước; mà cịn thể hiện sự thiện chí, thiện tâm cầu tài của Đảng và Chính phủ. Vì vậy, đã tác động sâu sắc tới tâm hồn và trí tuệ của biết bao trí thức, nhân tài, đưa họ tự nguyện đi theo cách mạng. Đồng thời, trên tinh thần khoan dung và độ lượng, trong phát huy vai trị của trí thức cũ, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đối với quan lại cũ, trừ những bọn đại gian, đại ác, chính phủ Cộng hịa ta cũng tỏ rõ một độ lượng không để tâm moi ra những tội cũ đem làm án mới làm gì” [93, tr.49] nhằm tập hợp trí thức vào Mặt trận dân tộc thống nhất. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh luôn quán triệt chủ trương cầu hiền của dân tộc, tạo động lực để trí thức tạm gác tình riêng, xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vì mục tiêu chung của dân tộc.

Hồ Chí Minh cũng kế thừa tư tưởng “dụng nhân như dụng mộc” của cha ông trong việc cân nhắc, sắp xếp và sử dụng để trí thức phát huy được tài năng. Người yêu cầu, trong việc dùng nhân tài, cán bộ không nên căn cứ vào những điều kiện quá khắt khe, mà phải đánh giá trên cơ sở lịng u nước và khơng phản lại quyền lợi của dân chúng. Nói cách khác, theo Hồ Chí Minh, việc dùng nhân tài và trí thức phải đảm bảo tính dân chủ nhằm phát huy vai trị chủ thể của trí thức. Đặc biệt, trong phát huy vai trị của trí thức, Hồ Chí Minh nhấn mạnh, cán bộ lãnh đạo phải “có gan cất nhắc” để trí thức phát huy tài năng. Vì vậy, trong danh sách Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có 14 người thì phần lớn là nhân sĩ và trí thức.

Qua phân tích vai trị của trí thức và các biện pháp phát huy vai trị của trí thức, có thể nhận thấy, theo Hồ Chí Minh, phát huy vai trị của trí thức Việt Nam

năng lực, phẩm chất của trí thức trên tinh thần u nước, đồn kết, khoan dung và nhân ái. Qua đó, củng cố và phát triển mối quan hệ giữa trí thức với giai cấp công

nhân, giai cấp nông dân và tạo điều kiện để trí thức tham gia vào sự nghiệp cách

mạng của dân tộc.

2.2.1.2. Quan niệm về dân chủ, thực hành dân chủ và thực hành dân chủ

nhằm phát huy vai trị của trí thức Thứ nhất, quan niệm về dân chủ

Dân chủ là một trong những nội dung cơ bản được Hồ Chí Minh bàn đến nhiều nhất, với nhiều cấp độ, ý nghĩa và cách diễn đạt khác nhau. Nhưng tựu chung lại, Hồ Chí Minh nhấn mạnh dân chủ trên bốn phương diện chủ yếu sau:

Một là, dân chủ là một giá trị xã hội mang tính nhân loại, phổ biến

Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, khi nghiên cứu về lịch sử ra đời và phát triển của dân chủ với tư cách là một giá trị xã hội, Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân” [99, tr.457]. Là “của quý báu” của nhân dân, dân chủ chính là hiện thân cho lý tưởng, khát vọng về một xã hội tốt đẹp. Trong đó, nhân dân được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột; được hưởng dụng các quyền tự do, dân chủ và có điều kiện phát triển tồn diện. Tuy nhiên, dân chủ khơng phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của cuộc đấu tranh, hy sinh đầy gian khổ của nhân dân. Vì vậy, dân chủ được nhân dân trân trọng, giữ gìn và coi đó là nền tảng để phát huy lực lượng của toàn dân tộc trong hoàn thành các nhiệm vụ cách mạng. Đối với Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, sau khi hồn thành ba giai đoạn cách mạng là giải phóng dân tộc - dân chủ nhân dân - chủ nghĩa xã hội thì nền dân chủ mới sẽ được xác lập và thực hành.

Hai là, dân chủ là một chế độ xã hội, một hình thái nhà nước

Với tư cách là một chế độ xã hội, một hình thái nhà nước, dân chủ luôn gằn liền với một chế độ chính trị do nhân dân tạo ra nhằm phục vụ lợi ích cho nhân dân. Trong đó, dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ thực hiện và đảm bảo quyền lợi cho quần chúng nhân dân. Xuất phát từ đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam khi đi lên xây dựng nền dân chủ mới, Hồ Chí Minh xác định: “Nước ta là nước dân chủ,

nghĩa là nhà nước do nhân dân làm chủ” [98, tr.258]. Đó là hình thức nhà nước của dân, do dân và vì dân mà Hồ Chí Minh đã vạch ra nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Trong nhà nước dân chủ, nhân dân vừa là người “là chủ” vừa là người

“làm chủ” đất nước. Dân chủ không chỉ đảm bảo địa vị, quyền lực của nhân dân

với tư cách là chủ thể của xã hội, mà cịn phải thể chế hóa thành pháp luật trong thực tiễn. Có như vậy, nhân dân mới phát huy hết trách nhiệm, năng lực làm chủ trong thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân.

Ba là, dân chủ phải trở thành mô thức hành vi và được thực hành rộng rãi

trong xã hội

Dân chủ không phải là cái bẩm sinh mà là kết quả của một quá trình nhận thức và đấu tranh. Vì vậy, giá trị của dân chủ chỉ được bộc lộ đầy đủ khi nhân dân thực hành rộng rãi trong xã hội. Nói cách khác, dân chủ phải được thể hiện ra thành hành vi làm chủ của nhân dân trong thực hiện trách nhiệm đối. Trong tác phẩm Dân

vận (10/1949), khi xác định nước ta là nước dân chủ, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:

... Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là cơng việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Ðoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân [95, tr.232].

Với tư cách là người nắm giữ và làm chủ quyền lực nhà nước, nhân dân có quyền tham gia rộng rãi vào cơng cuộc xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền dân chủ. Điều đó được thể hiện trong việc bầu cử, lựa chọn đại biểu tham gia vào hoạt động của Nhà nước từ trung ương đến cơ sở nhằm đảm bảo quyền hạn và lợi ích cho nhân dân. Việc nhân dân thực hiện các quyền tự do, dân chủ trong xã hội chính là một tiêu chí để đánh giá vai trị “là chủ” và “làm chủ” trong xã hội.

Bốn là, dân chủ là một phẩm chất của con người Việt Nam mới

Để có thể xây dựng, phát triển chế độ dân chủ và có được hành vi dân chủ, Hồ Chí Minh yêu cầu nhân dân phải có ý thức, nhu cầu, trách nhiệm làm chủ. Trong đó, nhân dân phải ý thức rõ vị trí và vai trị là chủ của mình trong xã hội: “Nhà nước

ta ngày nay là của tất cả những người lao động. Chúng ta có quyền và có đủ điều kiện để tự tay mình xây dựng đời sống tự do, hạn phúc cho mình” [102, tr.66]. Vì vậy, mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội phải có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân: “Đã làm chủ thì mọi người, mọi dân tộc phải làm cho dân

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thực hành dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy vai trò của trí thức trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)