Thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí thức gắn với yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thực hành dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy vai trò của trí thức trong giai đoạn hiện nay (Trang 126)

4.1. Phƣơng hƣớng đẩy mạnh thực hành dân chủ theo tƣ tƣởng Hồ Chí

4.1.2. Thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí thức gắn với yêu cầu

yêu cầu ca s nghiệp xây dựng, bo v T quốc theo định hướng xã hội ch nghĩa và hội nhp quc tế

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Đó chính là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã lựa chọn nhằm giải phóng dân tộc và giải phóng con người trong xã hội. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, với sức mạnh đồng lòng của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trí thức đã sát cánh cùng nhân dân Việt Nam đấu tranh giành được những thắng lợi to lớn trong Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và ngày nay là công cuộc đổi mới của đất nước. Từ đó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa từng bước được xây dựng và thực hành trong đời sống nhằm đảm bảo quyền lực nhà

vậy, thực hành dân chủ luôn gắn với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận thức và đánh giá cao vai trò của trí thức trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, Người luôn tôn trọng, trọng dụng và đãi ngộ trí thức trên tinh thần dân chủ, bình đẳng không phân biệt nguồn gốc xuất thân, tôn giáo, dân tộc. Cùng với quá trình thực hành dân chủ trong xã hội, Người cũng chú trọng thực hành dân chủ đối với trí thức nhằm khai thác, phát huy tiềm năng sáng tạo phục vụ đất nước. Do đó, trong 30 năm đổi mới, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam cả về số lượng và chất lượng. Trí thức tích cực tham gia các hoạt động và có đóng góp ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, so với các nước trong khu vực và thế giới thì chất lượng của đội ngũ trí thức còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nướciên định con đường và mục tiêu cách mạng của Đảng va Chủ tịch Hồ Chí Minh, bước sang thế kỷ XX, Việt Nam nền tảng.ộc lập, tự do. Đội ngũ trí thức cũng có những khó khăn cả về mặt phương diện tinh thần và vật chất. Đó là việc còn tồn tại những tư tưởng lạc hậu trong nhận thức bắt nguồn từ truyền thống dân tộc đó là tính hàn lâm trong nghiên cứu, xa rời thực tế, chủ nghĩa cá nhân, đề cao kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ còn yếu, v.v. hay những áp lực của đời sống vật chất hàng ngày. Vì vậy, cùng với việc tiếp tục kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách mới trong sử dụng, đãi ngộ để trí thức có thể phát huy tối đa vai trò, đáp ứng yêu cầu của đất nước. Đặc biệt, cần chú trọng phát huy vai trò của trí thức theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giác ngộ lập trường tư tưởng trong thực hành dân chủ. Mặt khác, từ những đòi hỏi của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước nên xác định rõ hơn vai trò, nhiệm vụ của trí thức trong thực hành dân chủ. Có như vậy, mới khai thác và phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo, trí tuệ của trí thức trong khối đại đoàn kết dân tộc.

Ngày nay, quá trình hội nhập quốc tế tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi các quốc gia phải tham gia vào sân chơi chung. Hội nhập quốc tế mang lại thời cơ và thách thức cho mỗi quốc gia trong quá trình giao lưu, hợp tác, trao đổi và phát triển trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng – an ninh và văn hóa - xã hội. Hội nhập quốc tế giúp mở rộng thị trường, thúc đẩy chuyển dịch và tăng trưởng kinh tế; tạo cơ hội cho mỗi quốc gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mỗi cá nhân được tiếp cận nhiều hơn với thế giới bên ngoài và tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực của bản thân ở trong nước hoặc ở nước ngoài. Chính điều đó, thúc đẩy sự năng động của mỗi người dân Việt Nam trong xác định quyền hạn và trách nhiệm đối với đất nước. Vì vậy, với ưu điểm và vai trò của mình, trong quá trình hội nhập quốc tế, trí thức không chỉ có nhiệm vụ tiếp cận mà còn phải nắm bắt các thành tựu khoa học của nhân loại. Dưới góc độ chính trị, những tri thức và kinh nghiệm của thế giới trong xây dựng và thực hành dân chủ sẽ được trí thức tiếp biến phù hợp với điều kiện Việt Nam nhằm cung cấp luận cứ cho đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Hay dưới góc độ kinh tế, thông qua quá trình hội nhập do Đảng và Nhà nước tiến hành, trí thức có điều kiện nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao, phát minh các thành tựu khoa học làm cho đất nước ngày càng phát triển. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế cũng mang lại nhiều thách thức trong thực hành dân chủ đối với trí thức. Vì vậy, nguy cơ chảy máu chất xám của Việt Nam ra thế giới ngày càng tăng. Điều đó sẽ tác động mạnh mẽ tới quá trình đổi mới, phát triển đất nước và dẫn tới nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực, trên thế giới. Để khắc phục tình trạng này, một trong những phương hướng quan trọng là đẩy mạnh thực hành dân chủ đối với trí thức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó, tạo điều kiện cho trí thức được hưởng các quyền tự do dân chủ, các lợi ích xã hội. Có như vậy, trí thức Việt Nam mới tin tưởng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, không ngừng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

4.1.3. Thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí thức gn vi

Thực tế lịch sử đã chứng minh, từ khi ra đời đến nay, hệ thống chính trị Việt Nam giữ vai trò vô cùng quan trọng trong thực hành dân chủ xã hội nói chung và đối với trí thức nói riêng. Trong đó, mỗi thành tố của hệ thống chính trị xuất phát từ vai trò, chức năng và nhiệm vụ sẽ tác động khác nhau đến quá trình thực hành dân chủ đối với trí thức. Nhưng mục tiêu chung của toàn hệ thống chính trị vẫn là không ngừng củng cố, phát triển và mở rộng các quyền tự do dân chủ cho trí thức trên các phương diện tiếp nhận, sáng tạo, truyền bá tri thức và tư vấn, giám sát, phản biện xã hội. Thông qua hoạt động của các yếu tố trong toàn hệ thống chính trị, trí thức không chỉ có quyền ghi nhận trong hiến pháp, pháp luật mà còn được đảm bảo khi thực hiện các quyền đó trong thực tế. Vì vậy, thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí thức tất yếu phải gắn với xây dựng hệ thống chính trị. Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chức năng quản lý, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội sẽ phát huy vai trò giám sát và phản biện quá trình thực hành dân chủ đối với trí thức trong xã hội. Đồng thời, cần quán triệt phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra nhằm phát huy trách nhiệm công dân của trí thức trong thực hành dân chủ.

Ngoài ra, để thực hành dân chủ nhằm phát huy tối đa được vai trò của trí thức, không thể không chú ý tới vai trò của nhân dân trong xã hội. Sự nhận thức đúng đắn của nhân dân về vai trò và tác động của thực hành dân chủ sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi đảm bảo cho trí thức phát huy hơn nữa vai trò. Khi đó, thực hành dân chủ đối với trí thức không chỉ là nhiệm vụ của hệ thống chính trị mà còn là nhiệm vụ của toàn dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

4.1.4. Thực hành dân chủ gn với phát huy tính tích cực, ch động và

sáng tạo của trí thức

Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của nguồn lực con người trong giai đoạn hiện nay, Đại hội XII (01/2016) của Đảng đã xác định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết là: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người mới về dạo đức,

nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa, lành mạnh” [31, tr.219]. Phát huy nguồn lực con người là vấn đề mang tính chiến lược nhằm khai thác có hiệu quả sức mạnh trí tuệ của con người. Đặc biệt, trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt thì trí tuệ với tư cách là nguồn lực vô hạn trở nên đặc biệt quan trọng. Trí tuệ trở thành nhân tố quyết định sự tồn tại và hưng vong của mỗi quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Do đó, việc chú trọng tới xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy được tối đa vai trò của trí thức? Bài học lịch sử đã chỉ rõ, cần phải thực hành dân chủ một cách sâu rộng và thực sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh để trí thức được tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống. Khi đó, trí thức với tư cách là người “là chủ”“làm chủ” đất nước sẽ có điều kiện để phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm đối với công cược xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trong thực hành dân chủ đối với trí thức, toàn bộ các yếu tố của hệ thống chính trị chỉ giữ vai trò là nhân tố khách quan. Vì vậy, để quá trình thực hành dân chủ trong xã hội diễn ra sâu rộng và có hiệu quá, với tư cách là đối tượng hưởng dụng, trí thức giữ vai trò quan trọng. Sự tương tác giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội với trí thức sẽ góp phần tìm ra các chính sách, giải pháp hiệu quả để trí thức có thể thực hiện đầy đủ quyền tự do dân chủ. Vì vậy, đòi hỏi bản thân trí thức trong thực hành dân chủ phải phát huy tính tích cực và chủ động và sáng tạo.

Trong 30 năm đổi mới đất nước, trí thức đã có nhiều đóng góp cả về vật chất và tinh thần cho sự ngiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng trong chặng đường tiếp theo của quá trình đổi mới, trước những tác động của tình hình thế giới, để giữ vững mục tiêu xây dựng và thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi trí thức phải tích cực chủ động, sáng tạo hơn nữa. Điều đó không chỉ dừng ở mặt nhận thức đúng đắn; mà còn tự giác thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về dân chủ và thực hành dân chủ trong xã hội. Qua đó, với những trải nghiệm và trí tuệ của bản thân, trí thức sẽ có nhiều đóng góp về mặt

lý luận cũng như tổ chức để thực hành dân chủ diễn ra sâu rộng, phát huy tối đa vai trò trên mọi lĩnh vực của đời sống hiện nay.

4.2. Giải pháp đẩy mạnh thực hành dân chủ theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy hơn nữa vai trò của trí thức trong giai đoạn hiện nay Minh nhằm phát huy hơn nữa vai trò của trí thức trong giai đoạn hiện nay

4.2.1.Đối vi slãnh đạo của Đảng

Thứ nhất, tiếp tục giữ vững và phát huy tối đa vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực hành dân chủ đối với trí thức theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản là lực lượng giữ vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng được khẳng định lần đầu tiên tại điều 4 của Hiến pháp năm 1980:

Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam [139, tr.71].

Trong 30 năm đổi mới của đất nước, vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng tiếp tục được quán triệt trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 và từng bước làm rõ hơn nội dung thực hiện vai trò. Đây là tiền đề chính trị, pháp lý quan trọng đảm bảo sự ổn định chính trị - xã hội, làm nền tảng cho quá trình thực hành dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đồng thời, là cơ sở để tập hợp và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong xây dựng và thực hành dân chủ.

Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực hành dân chủ, ngày nay, cần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Trong đó, tiếp tục chú trọng thực hành dân chủ trong Đảng cả về tổ chức lẫn sinh hoạt nhằm đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động của Đảng. Đồng thời, tích cực chống tình trạng độc quyền, lạm quyền trong thực hành dân chủ nhằm củng cố vị trí và vai trò của Đảng trong xã hội. Mặt

khác, để thực hành dân chủ trong Đảng được tiến hành hiệu quả, tất yếu phải xây dựng Đảng về đạo đức. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng” [104, tr.611]. Đảng viên trong Đảng phải trở thành những tấm gương trong thực hành dân chủ cho trí thức noi theo. Có như vậy, trí thức mới tin tưởng và thực hành dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thứ hai, Đảng cần cụ thể hóa hơn nữa quan điểm và chủ trương về thực

hành dân chủ đối với phát huy vai trò của trí thức

Nghiên cứu hệ thống văn kiện và nghị quyết của Đảng từ đổi mới đến nay, vai trò của trí thức đã được Đảng chỉ rõ trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trước những đòi hỏi của thực tiễn, Đảng cũng kịp thời bổ sung, phát triển đường lối về dân chủ nói chung và dân chủ, thực hành dân chủ đối với trí thức nói riêng. Tuy nhiên, chưa có một nghị quyết nào tập trung bàn về phát huy vai trò của trí thức thông qua thực hành dân chủ. Đảng mới chỉ đề cập đến phát huy vai trò của trí thức một cách riêng lẻ, đan xen với những vấn đề khác nhau. Vì vậy, Đảng cần có những nghị quyết cụ thể về nội dung thực hành dân chủ đối với phát huy vai trò của trí thức trên nền tảng di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, Đảng sẽ làm rõ các vấn đề thực hiện dân chủ đối với trí thức nói chung và trí thức trong các lĩnh vực khác nhau, quyền và nghĩa vụ của trí thức trong thực hành dân chủ; thực hành dân chủ đối với trí thức trong nước và trí thức Việt kiều; vai trò của các chủ thể trong thực hành dân chủ đối với trí thức. Điều đó sẽ tạo nên một môi trường dân chủ thuận lợi cho trí thức trong thực hiện chức năng tư duy và xã hội một cách tự do và được đánh giá một cách công bằng.

Thứ ba, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong thực hành dân chủ đối với trí thức

Khi bàn về cách thức tổ chức của Đảng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng là gồm các đảng viên mà tổ chức nên. Mọi nghị quyết Đảng đều do đảng viên chấp

hành” [93, tr.281]. Do đó, Đảng lãnh đạo thực hành dân chủ trong xã hội thông

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thực hành dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy vai trò của trí thức trong giai đoạn hiện nay (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)