Đẩy mạnh việc tổ chức thực hành dân chủ trong toàn bộ hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thực hành dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy vai trò của trí thức trong giai đoạn hiện nay (Trang 116 - 117)

3.2. Vấn đề đặt ra từ thực trạng thực hành dân chủ theo tƣ tƣởng Hồ Chí

3.2.2. Đẩy mạnh việc tổ chức thực hành dân chủ trong toàn bộ hệ thống chính trị

thức về vai trò và tác động của thực hành dân chủ.

3.2.2. Đẩy mạnh việc tổ chức thực hành dân chủ trong tồn bộ hệ thống chính trị chính trị

Trong 30 năm đổi mới đất nước, Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cùng với việc nhận thức vai trò, tác động của thực hành dân chủ cũng đã chú ý tới việc tổ chức thực hiện dân chủ đối với trí thức trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên thực tế, đường lối dân chủ và thực hành dân chủ của Đảng đối với trí thức thì đã có, nhưng thực hiện trong thực tế hiệu quả chưa cao. Thực chất, trong quá trình thực hành dân chủ đối với trí thức vẫn cịn tồn tại một khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn. Điều đó đã được ghi nhận trong Kết luận số 90- KL/TW (4/3/2014) của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung

ương 7 khóa X: việc quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết ở một số bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và một số địa phương còn chậm, chưa nghiêm và chưa đạt yêu cầu đề ra. Việc thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết cịn chậm, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên chưa thực sự đi vào cuộc sống. Vì vậy, thực hành dân chủ đối với trí thức chưa được tổ chức thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.

Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ trong 30 năm đổi mới còn những vướng mắc nhất định. Việc thực hành dân chủ trong nội bộ Đảng tuy đã được chú trọng nhưng cán bộ và đảng viên chưa thực sự là tấm gương cho q trình thực hành dân chủ đối với trí thức. Đây là điều mà sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nhắc nhở cán bộ, đảng viên trong thực hành dân chủ đối với trí thức. Hiện nay, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang trong quá trình xây dựng và phát

triển nên cũng cịn nhiều bất cập trong thể chế hóa đường lối về thực hành dân chủ đối với trí thức của Đảng. Do đó, việc qn triệt thực hành dân chủ đối với trí thức trong hoạt động giữa các cơ quan chưa được chặt chẽ. Vai trò phản biện của Mặt trận nhằm chuyển tải nguyện vọng, ý chí của trí thức đến Đảng, Nhà nước chưa hiệu quả. Điều đó, gây ra những khó khăn, cản trở cho q trình thực hành dân chủ đối với trí thức.

Tuy Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội đã ban hành nhiều văn bản về dân chủ và thực hành dân chủ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của trí thức. Vì vậy, trí thức chưa sử dụng và phát huy hết vai trị, năng lực, trí tuệ của mình để tạo ra các sản phẩm có giá trị khoa học và thực tiễn cho xã hội. Mặt khác, sự tôn trọng, lắng nghe và tin cậy đối với trí thức của các cơ quan cịn hạn chế. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do khơng phải vì chúng ta thiếu quy chế dân chủ mà do cơ chế dân chủ để đảm bảo quyền độc lập tư duy, tự do sáng tạo và tự do ngôn luận giữa lý thuyết và thực hành vẫn cịn một khoảng cách khơng nhỏ. Trong đó, phải kể đến là sự thiếu quyết tâm chính trị của lãnh đạo, từ cấp cao nhất cho đến cơ sở trong việc thực hiện chủ trương, quan điểm của mình đề ra cho khoa học. Vì vậy, với tư cách là một động lực thúc đẩy trí thức hành động, thực hành dân chủ không phải chỉ dừng lại ở những văn bản thành văn, khơng có sức sống trong thực tiễn, mà cần tạo ra một môi trường tự do, dân chủ thực sự. Nói cách khác cần rút ngắn khoảng cách giữa lý luận về dân chủ với thực hành dân chủ trong thực tiễn bằng cách đẩy mạnh việc tổ chức hoạt động thực hành dân chủ của hệ thống chính trị trong tồn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thực hành dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy vai trò của trí thức trong giai đoạn hiện nay (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)