3.1. Thực trạng thực hành dân chủ theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nhằm phát
3.1.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế
3.1.3.1. Nguyên nhân của thành tựu
Thứ nhất, thành tựu về thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí thức
hóa dân tộc. Đó là sự tiếp nối truyền thống thân dân, trọng dụng nhân tài, yêu nước và đoàn kết, khoan dung và nhân ái của Đảng, Nhà nước trong thời đại mới. Đặc biệt là sự kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hành dân chủ. Chính những giá trị văn hóa và tư tưởng của dân tộc đã tạo thành nền tảng tinh thần bền vững cho việc thực hành dân chủ đối với trí thức.
Thứ hai, xuất phát từ đường lối đổi mới đúng đắn được đề ra từ Đại hội VI
(12/1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, Đảng đã có nhận thức, đánh giá đúng đắn và tiến bộ về dân chủ, thực hành dân chủ và phát huy vai trị của trí thức. Thực tế cho thấy, trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, Đảng lại từng bước bổ sung và phát triển các quan điểm về dân chủ và thực hành dân chủ đối với trí thức. Vì vậy, quyền là chủ và làm chủ của trí thức ngày càng được mở rộng trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng. Đồng thời, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa cũng tích cực và chủ động quán triệt quan điểm của Đảng về dân chủ và thực hành dân chủ trong thực tiễn. Do đó, Nhà nước cũng đã ban hành các bộ luật và văn bản pháp luật nhằm quy định rõ hành lang pháp lý của trí thức trong thực hành dân chủ.
Thứ ba, thực hiện chính sách nhất quán trong thực hiện nền kinh tế nhiều
thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa khơng chỉ đảm bảo sự phát triển bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế, mà còn khai thác được mọi tiềm năng của đất nước. Đồng thời, trước những biến đổi của thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương và chính sách mở cửa hội nhập để phát triển nền kinh tế. Qua đó, tăng cường sự giao lưu và hợp tác về mọi mặt với các nước trên thế giới nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường. Vì vậy, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống được nâng cao thì việc thực hành dân chủ đối với trí thức ngày càng được đảm bảo và phát huy trong xã hội.
Thứ tư, Đảng và Nhà nước đã rút bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện dân chủ hóa của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa để tránh tư tưởng dân chủ cực đoan, dân chủ giả hiệu hình thức. Vì thế, đã từng bước khắc phục được những sai lầm trong nội dung và hình thức tổ chức thực hành dân chủ. Mặt khác, căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước, Đảng và Nhà nước đã chủ động đề ra
những nội dung, hình thức, bước đi cụ thể cho quá trình thực hành dân chủ đối với trí thức nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn Việt Nam.
Thứ năm, sự phát triển của khoa học và công nghệ đã rút ngắn khoảng
cách giữa các quốc gia, dân tộc. Đồng thời, tạo điều kiện cho nhân dân nói chung và trí thức nói riêng có điều kiện giao lưu trao đổi, học hỏi lẫn nhau thông qua các phương tiện truyền thơng đại chúng. Qua đó, trí thức được tiếp cận với các thông tin nhiều chiều nhằm tăng cường hiểu hiết, có nhận thức đúng đắn về bản chất của nền dân chủ và thực hành dân chủ ở nước ta mà Đảng, Nhà nước đang tổ chức xây dựng và thực hiện.
3.1.3.2. Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, nhìn lại lịch sử dân tộc, nước ta khơng có truyền thống dân chủ,
mà thay vào đó là tư tưởng giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở “tình cao hơn lý”.
Chính vì vậy, tư duy và hành động của nhân dân nói chung và trí thức nói riêng, ít nhiều sẽ bị giới hạn trong khn khổ của những giáo lý, quan hệ thứ bậc. Điều đó trở thành một rào cản cho q trình thực hành dân chủ ở nước ta nói chung và đối với phát huy vai trị của trí thức trong 30 năm đổi mới nói riêng.
Thứ hai, nước ta đang ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do đó trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, bên cạnh cái mới đang xây dựng vẫn tồn tại những cái cũ. Trong nền kinh tế, tư tưởng tiểu nông và tác phong nông nghiệp đã cản trở quá trình phát triển. Mặt khác, thể chế kinh tế thị trường nước ta đang trong giai đoạn phát triển và hồn thiện. Do đó, tất yếu đã tác động tới việc thực hiện quyền làm chủ của trí thức trên lĩnh vực kinh tế từ mặt sở hữu đến tổ chức sản xuất và quản lý xã hội.
Thứ ba, trong 30 năm đổi mới đất nước, dù bộ máy hành chính của nước
ta tuy đã cải cách theo hướng tinh gọn, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập về cơ cấu, tổ chức. Một bộ phận cán bộ, đảng viên bị thối hóa, biến chất, khơng nhận thức và thực hiện đúng đường lối, chính sách dân chủ, thực hành dân chủ của Đảng và Nhà nước đối với trí thức.
3.2. Vấn đề đặt ra từ thực trạng thực hành dân chủ theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy vai trị của trí thức ở Việt Nam hiện nay