4.2. Giải pháp đẩy mạnh thực hành dân chủ theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nhằm
4.2.2. Đối với sự quản lý của Nhà nước
chính sách, pháp luật về thực hành dân chủ đối với trí thức nhằm tạo mơi trường pháp lý thơng thống
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, Quốc hội là cơ quan đại diện cho ý chí thống nhất và tinh thần đoàn kết của dân tộc. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân thông qua việc thực hiện chức năng lập hiến và lập pháp. Dưới góc độ dân chủ và thực hành dân chủ, Quốc hội đã ghi nhận rất nhiều quyền tự do, dân chủ của trí thức với tư cách là cơng dân trong hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp 2013. Đây là nền tảng cho việc ban hành các văn bản pháp luật cụ thể đảm bảo thực hiện các quyền dân chủ của trí thức. Hiện nay, so với tổng số các quyền dân chủ mà nhân dân và trí thức được hưởng trong Hiến pháp 2013, thì Quốc hội phải tiếp tục nghiên cứu và ban hành thêm các luật mới như Luật Tự do ngơn luận, Luật Tự do tín ngưỡng và tơn giáo, v.v. Quốc hội phải nhanh chóng thơng qua và hồn thiện Luật biểu tình, Luật trưng cầu dân ý theo đề nghị của nhân dân nói chung và trí thức nói riêng. Đồng thời, Quốc hội nên xem xét các dự thảo về luật liên quan tới từng tổ chức hội của trí thức, tạo điều kiện cho các hội hoạt động hiệu quả.
Cùng với việc xây dựng hiến pháp và pháp luật, Quốc hội phải quy định cụ thể hơn nữa quyền dân chủ của trí thức và trách nhiệm của các chủ thể trong hệ thống chính trị. Trong xây dựng những dự án luật đối với trí thức nói riêng, Quốc hội cần phải nghiêm túc lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của trí thức. Quốc hội phải nhận thức được thực hành dân chủ là nhu cầu đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu và sáng tạo của trí thức. Có như vậy, các văn bản pháp luật về thực hành dân chủ mới được trí thức trân trọng, hiểu và thực hiện trong đời sống. Đồng thời, khi xây dựng Hiến pháp và pháp luật về thực hành dân chủ trí thức nói riêng, Quốc hội cần tham khảo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Luật Nhân
quyền quốc tế với nhiều nội dung quan trọng trong Tuyên ngôn nhân quyền
quốc tế về các quyế kinh tế, văn hóa, xã hội (1966); Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966) v.v. Hay luật về dân chủ và thực hành dân chủ của
những nước có nền pháp luật phát triển cao. Có như vậy, hệ thống pháp luật về thực hành dân chủ của Việt Nam không chỉ đáp ứng được địi hỏi của trí thức, mà cịn phù hợp với luật pháp quốc tế, tạo được mơi trường pháp lý thơng thống trong giao lưu, trao đổi, tiếp nhận và truyền bá tri thức.
Thứ hai, Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa việc thực hành dân chủ công khai,
triệt để và hiệu quả đối với trí thức
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh, giá trị của dân chủ và thực hành dân chủ chỉ được thừa nhận khi mang lại quyền lợi thiết thực cho nhân dân. Chính phủ chính là cơ quan bảo vệ và bảo đảm cho dân chủ với tư cách là “của quý báu nhất” của nhân dân được thực hành trong xã hội. Do đó, việc Chính phủ đảm bảo thực hiện các quyền tự do dân chủ của trí thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính phủ phải ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm cụ thể hóa quan điểm và chủ trương về dân chủ, thực hành dân chủ của Đảng và Hiến pháp của Quốc hội. Đồng thời, Chính phủ nên có văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực hoạt động chun mơn của trí thức. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, Chính phủ phải quy định cơ chế dân chủ rõ ràng nhằm tạo điều kiện cho trí thức có quyền lựa chọn hướng nghiên cứu và thể hiện sáng tạo cá nhân. Có như vậy, mới tạo ra được hành lang pháp lý và an tồn xã hội cho trí thức trong tranh luận, thảo luận để tìm ra cái mới. Bên cạnh đó, Chính phủ phải tiếp tục ban hành các quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của trí thức trong giám sát và phản biện xã hội. Chính phủ, phải bỏ các quy định về “vùng cấm” trong nghiên cứu và phản biện nhằm tạo động lực nghiên cứu và sáng tạo đối với trí thức. Bởi nếu còn những vùng cấm thì sẽ tạo ra tâm lý sợ quy chụp, e dè và khi đó vai trị của trí thức khơng được phát huy tối đa và.
sát nhân dân trong thực hành dân chủ đối với trí thức nhằm chống quan liêu, hình thức
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln xác định thực hành dân chủ mới chống được quan liêu làm cho cán bộ, đảng viên ngày càng gần dân, tin dân, hết lòng phục vụ nhân dân. Với tư cách là các cơ quan xét xử và bảo vệ quyền của công dân trong xã hội, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cũng góp phần quan trọng vào việc thực hành dân chủ đối với trí thức. Thơng qua việc thực hiện các chức năng, Tòa án và Viện kiểm sát sẽ góp phần cung cấp thêm các nội dung, biện pháp thực hành dân chủ đáp ứng địi hỏi của trí thức.
Thực hành dân chủ đối với trí thức cũng có nguy cơ lạm dụng quyền dẫn tới những hiện tượng tiêu cực và làm biến dạng bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đó là việc cán bộ lãnh đạo và quản lý không thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ cơ sở, mà thay vào đó là hiện tượng độc đốn, chun quyền đối với trí thức. Vì vậy, trí thức có quyền khiếu nại, tố cáo nhằm bảo vệ quyền dân chủ và lợi ích của bản thân trong xã hội. Khi đó, Tịa án và Viện kiểm sát nhân dân phải giải quyết triệt để các vấn đề, không bao che, giấu giếm và đưa ra các kết luận chính xác, thuyết phục. Đồng thời, phải xét xử và đưa ra các hình phạt đối với những người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhằm giáo dục, răn đe và bảo vệ đường lối, chính sách dân chủ của Đảng và Nhà nước đối với trí thức.
Hiện nay, xuất hiện một bộ phận trí thức lợi dụng các kẽ hở trong quy định về dân chủ, thực hành dân chủ để thực hiện các hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước. Do đó, Tịa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cần phải nghiên cứu kỹ các trường hợp điển hình. Tịa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân phải áp dụng các chế tài cụ thể, đảm bảo tính cơng bằng, bình đẳng nhằm tránh sự lợi dụng của các thế lực thù địch.
Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài và có tác phong làm việc
dân chủ chủ đối với trí thức
chủ. Theo Người, cán bộ chính là những người “đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân” [94, tr.68]. Do đó, nếu cán bộ tốt thì mọi chính sách sẽ được thực hiện có hiệu quả, cịn cán bộ dở thì chính sách hay cũng khơng thể thực hiện được. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, để phát huy tối đa vai trị của trí thức thơng qua thực hành dân chủ, Nhà nước cần xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức và tác phong làm việc dân chủ.
Với việc ban hành Pháp lệnh cán bộ, công chức (26/2/1998) và Luật cán bộ, công chức (13/11/2008), Nhà nước đã quy định rõ quyền hạn và nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Thực tế cho thấy, nhiều nguyện vọng, góp ý của trí thức khơng đến được với lãnh đạo vì cán bộ làm việc cịn quan liêu, hách dịch. Do đó, Nhà nước phải thực hành dân chủ một cách khách quan trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ cán bộ nhằm khắc phục hiện tượng chảy máu chất xám. Cán bộ lãnh đạo cần kế thừa tinh thần “có gan cất nhắc” và “tơi tin trí thức”
của Chủ tịch Hồ Chí Minh để đảm bảo sự bình đẳng, khơng phân biệt nguồn gốc xuất thân, tôn giáo hay dân tộc. Mặt khác, Nhà nước tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát thực hành dân chủ cơ sở nhằm đảm bảo cho trí thức có điều kiện tiếp xúc và đánh giá đúng hoạt động của các cơ quan cơng quyền. Qua đó, mới tạo ra được môi trường dân chủ rộng rãi ở mọi cấp trong phát huy vai trị của trí thức.
Thứ năm, trong thực hành dân chủ, Nhà nước cần xây dựng một môi
trường thực sự dân chủ và có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với trí thức
Từ thực trạng chảy máu chất xám đang diễn ra hiện nay, đòi hỏi Nhà nước phải nỗ lực cải tạo mơi trường làm việc cho trí thức theo hướng ngày càng dân chủ. Nếu tiếp tục duy trì một mơi trường làm việc thiếu dân chủ với những biểu hiện khơng khuyến khích sáng tạo và hợp tác, thói hư danh, tâm lý đố kỵ, chủ nghĩa thân tộc, v.v. thì tất yếu, nước ta sẽ mất đi những người tài năng. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến việc hạn chế hoặc không phát huy đúng đắn và đầy đủ vai trị của trí thức đó là hiện tượng thiếu dân chủ. Điều đó
làm cho trí thức vẫn ẩn mình chưa thực sự tự tin, chủ động trong nghiên cứu, sáng tao và phản biện xã hội. Chính vì vậy, trên cơ sở thể chế hóa đường lối thực hành dân chủ của Đảng đối với trí thức, địi hỏi Nhà nước cần qn triệt và thực hiện nghiêm túc trong xã hội. Thực tiễn lịch sử ở nhiều nước đã chứng minh, với việc hoàn thiện thể chế dân chủ, tất yếu vai trò của trí thức sẽ được phát huy tối đa. Do đó, Nhà nước phải có những chính sách cụ thể trong tìm kiếm nhân tài ở trong nước và huy động chất xám của trí thức Việt kiều, đặc biệt là đối với trí thức khoa học và cơng nghệ thơng qua việc xây dựng môi trường dân chủ từ pháp lý tớii hành động. Đồng thời, Nhà nước phải giải quyết tốt vấn đề lợi ích giữa các nhóm dân cư để giữ chân người tài.
Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trị của phụ nữ. Với Người, nếu khơng giải phóng được phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa. Vận dụng quan điểm của Người, trong cách mạng, Đảng luôn quan tâm tới việc phát huy vai trị của phụ nữ. Tuy nhiên, nhìn vào thực tiễn, chúng ta nhận thấy, trong thực hành dân chủ đối với nữ trí thức vẫn cịn những bất cập nhất định.Vì vậy, trong xây dựng pháp luật về dân chủ, thực hành dân chủ đối với trí thức, Quốc hội cũng cần lưu ý tới đối tượng nữ trí thức. Đây là nội dung quan trọng nhằm đảm bảo sự bình đẳng và các điều kiện thuận lợi cho nữ trí thức được tham gia và đóng cho đất nước. Nhà nước cần tiếp tục kế thừa tư tưởng “có gan cất nhắc” cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sử dụng trí thức. Đối với những trí thức có phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực chuyên môn cao, Nhà nước cần phải bố trí vào các vị trí cơng tác phù hợp để không lãng phí nguồn nhân lực. Mặt khác, trong đào tạo và bồi dưỡng cần chú ý tới việc nâng cao trình độ để nữ trí thức hiểu rõ hơn vị thế và trách nhiệm trong xã hội. Đồng thời, trong sử dụng phải thể hiện sự coi trọng nhằm khắc phục hiện tượng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại ở tư duy của người lãnh đạo. Khi đó, vai trị của nữ trí thức mới được nhận thức đúng đắn, tạo động lực thúc đẩy nhận thức và hành động đóng góp cho đất nước.
Để phát huy vai trị của trí thức trong thời kỳ quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, Lê nin đã nhấn mạnh, trong thời kỳ quá độ này, phải đem lại cho trí thức những điều kiện sinh hoạt càng cao càng tốt. Đó sẽ là chính sách hay hơn cả, là biện pháp quản lý tiết kiệm hơn cả của Đảng và Nhà nước để tránh lãng phí chất xám. Lênin đã chú trọng tới việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với trí thức nhằm tạo động lực phát huy vai trò của họ trong kế thừa các giá trị văn hóa trong chế độ cũ và xây dựng các nền tảng cho chế độ mới. Kế thừa quan điểm của Lênin, bên cạnh việc xây dựng môi trường tự do dân chủ cho hoạt động của trí thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn chú trọng tới việc đãi ngộ trí thức thơng qua các hình thức khác nhau như viết thư động viên, tuyên dương khen thưởng bằng cả vật chất và tinh thần. Vì vậy, đội ngũ trí thức nước ta ln nỗ lực phát huy vai trò trong sự nghiệp cách mạng. Ngày nay, trong bối cảnh đất nước phải đối mặt với các hiện tượng “chảy máu chất xám”, “bạc chất xám” hay “lãng phí
chất xám” thì việc thực hành dân chủ đối với trí thức thơng qua đãi ngộ cũng là
biện pháp thiết thực để giữ chân trí thức. Nhà nước phải xây dựng lại các quy chế khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh đối với trí thức. Trong đó, Nhà nước phải ban hành các chính sách mới đảm bảo cho trí thức được hưởng các chế độ đãi ngộ xứng đáng với lao động và giá trị mới tạo ra trong nghiên cứu, sáng tạo. Nhà nước tiếp tục đổi mới và cải cách chế độ tiền lương đối với trí thức, nhất là bộ phận trí thức đang hoạt động tại các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo sự cơng bằng về lợi ích trong xã hội. Nhà nước nên có chế độ ưu đãi cụ thể về lương đối với bộ phận trí thức hoạt động trong các lĩnh vực đặc biệt nhằm bù đắp các thiệt thòi về địa lý, điều kiện cơng tác khó khăn và nguy hiểm. Đối với bộ phận trí thức tinh hoa là chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, Nhà nước cũng nên thực hiện chính sách ưu đãi về mọi phương diện cả vật chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, Nhà nước cần đổi mới các thủ tục hành chính trong việc xét và phong tặng các danh hiệu, chức danh và các giải thưởng Nhà nước đối với trí thức theo hướng dân chủ, khách
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Thứ sáu, tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức thực hành dân chủ của
Nhà nước đối với trí thức Việt kiều và trí thức là người dân tộc thiểu số
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ vai trị của trí thức Việt kiều trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Người đã tạo ra một mơi trường dân chủ thực sự để trí thức Việt kiều thăng hoa sáng tạo và phát triển. Hiện nay, thông qua đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước trong các bộ luật, chương trình, quyết định, nghị quyết như: Chương
trình TOKTEN (1989), Quyết định số 576/TTg của Chính phủ (18/11/1993), v.v. đã thu hút đơng đảo trí thức Việt kiều về nước làm việc trong các trường
đại học, viện nghiên cứu, đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, đóng góp của trí thức Việt kiều cho đất nước cịn hạn chế so với tiềm năng. Vì vậy, Nhà nước nên tiếp tục đổi mới mới nội dung và hình thức thực hành dân chủ đối với trí thức Việt kiều.
Trước hết, Nhà nước phải tập trung xây dựng cơ chế, chính sách theo hướng dân chủ, bình đẳng giứa trí thức trong nước với trí thức Việt kiều nhằm xóa bỏ tư duy bảo thủ, lạc hậu trong xã hội. Bên cạnh các chế độ đãi ngộ về