4.2. Giải pháp đẩy mạnh thực hành dân chủ theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nhằm
4.2.4. Đối với bản thân trí thức
Thứ nhất, trí thức phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn nữa quyền là chủ
và làm chủ nhằm hình thành ý thức, năng lực làm chủ trong xã hội
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi trọng việc nâng cao trình độ nhận thức lý luận cho trí thức nhằm tạo nền tảng cho việc thực hiện quyền hành trong thực tiễn. Trí thức với tư cách là một trong những người là chủ nhà nước, là chủ xã hội, ln có đầy đủ các quyền là chủ và làm chủ. Quyền hành của trí thức được Nhà nước quy định chặt chẽ trong hiến pháp và các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, việc thực hành các quyền dân chủ của trí thức cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có nhận thức. Khi trí thức nhận thức đầy đủ về các quyền tự do, dân chủ thì ý thức và hành vi làm chủ sẽ được thực hiện đúng đắn.
Trong quá trình thực hành dân chủ, muốn trở thành người làm chủ thực sự, tất yếu trí thức phải chủ động và tích cực nâng cao trình độ nhận thức. Trí thức cần nghiên cứu, nắm vững đường lối dân chủ của Đảng, chính sách dân chủ của Nhà nước. Trí thức phải hiểu đúng và đầy đủ bản chất của nền dân chủ, nội dung quyền dân chủ trong hiến pháp và các văn bản pháp luật đối với bản thân.
Trí thức phải nhận thức được sự mở rộng các quyền tự do, dân chủ của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ mình. Đặc biệt là các quyền gắn với việc tạo điều kiện và phát huy vai trị của trí thức trong xã hội. Đồng thời, trí thức phải xác định rõ nội dung cơ bản của từng quyền tự do, dân chủ làm cơ sở cho việc thực hiện không gian tự do trong thực tiễn. Có như vậy, mới tránh được các hiện tượng hiểu chưa đến nơi hoặc thậm chí hiểu sai nội dung của các quyền tự do dân chủ mà Nhà nước quy định. Từ đó, trước hết trí thức có được tự do, dân chủ trong nhận thức, làm nền tảng cho việc thực hiện hành vi dân chủ gắn với hoạt động chun mơn và phản biện xã hội.
Thứ hai, trí thức cần tự giác thực hành dân chủ, coi đó là nhu cầu cơ bản
của bản thân và của đội ngũ mình
Thực hành dân chủ muốn thành công, trước hết người dân phải có năng lực, ý thức và thói quen dân chủ. Nói cách khác, để thực hành dân chủ có hiệu quả thì bản thân trí thức phải coi dân chủ là nhu cầu. Do đó, đối với trí thức muốn có dân chủ thực sự thì khơng thể dừng ở năng lực nhận thức làm chủ mà phải biến hiểu biết về các quyền là chủ và làm chủ thành khát vọng và hành động thực tiễn. Muốn vậy, trí thức phải tự giác, chủ động trong thực hành các quyền tự do, dân chủ trong xã hội. Trí thức hãy tạo cho mình các khơng gian dân chủ thực sự ngay từ trong tư tưởng, suy nghĩ để thấy được giá trị của dân chủ. Khi đó, khơng gian dân chủ được mở rộng càng lớn, thì các quyền dân chủ được thực hiện một cách đơn giản và hiệu quả. Trí thức hãy thực hiện đầy đủ quyền bầu cử hoặc ứng cử nếu tự thấy bản thân có thể đáp ứng được yêu cầu của quần chúng nhân dân về phẩm chất đạo đức và tài năng. Đây là những quyền dân chủ về chính trị cơ bản mà trí thức có thể thực hiện và được nhà nước tạo điều kiện.
Trong sinh hoạt Đảng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ đảng viên nói chung cần thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Do đó, trong Đảng, trí thức thực hành dân chủ với chính bản thân mình bằng cách tự giác tham gia đầy đủ các nội dung sinh hoạt với tinh thần tự phê bình và phê
phải chủ động trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, phản biện và trao đổi tư tưởng học thuật. Trí thức hãy biến nhận thức về các quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí và tự do nghiên cứu, sáng tạo thành hành động giao lưu, trao đổi, thảo luận một cách tự giác, xuất phát từ ý thức làm chủ của bản thân.
Không chỉ mỗi cá nhân trí thức mong muốn có được dân chủ, mà đó là khát vọng chung của cả đội ngũ trí thức. Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trị của trí thức trong xây dựng và thực hành nền dân chủ, đội ngũ trí thức ngày nay phải tự giác thực hiện dân chủ trước khi Đảng và Nhà nước có những chính sách cụ thể. Muốn vậy, đội ngũ trí thức phải tự đồn kết thành một khối thống nhất, khơng có sự phân biệt chun mơn, lĩnh vực ngành nghề hoạt động. Đội ngũ trí thức cần tạo ra các sân chơi chung, các diễn đàn hoạt động công khai, minh bạch, khơng xâm phạm tới đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trên các diễn đàn, những người giữ vai trị đại diện của đội ngũ trí thức phải đưa ra được các vấn đề mang tính thực tiễn, cấp thiết và gắn với lợi ích quốc gia, dân tộc. Trong đó, trí thức ở mọi lĩnh vực có thể đưa ra quan điểm, ý kiến của bản thân trước các vấn đề xã hội một cách khách quan. Đây là một trong những hình thức sinh hoạt dân chủ thiết thực nhằm phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ trí thức.
Thứ ba, trí thức tiếp tục chủ động, tích cực hơn nữa trong tham gia các hoạt
động tư vấn, giám sát, phản biện xã hội
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, thể chế dân chủ là thể chế duy nhất có khả năng đảm bảo cho quyền con người và quyền công dân được thực hiện trong thực tiễn. Do đó, ở nước ta, thơng qua việc xây dựng và hồn thiện thể chế dân chủ xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã tạo ra khơng gian và mơi trường dân chủ cho trí thức phát huy vai trị trong mọi hoạt động xã hội.
Đảng và Nhà nước luôn coi tư vấn, giám sát, phản biện xã hội là hoạt động chủ yếu, trọng tâm trong phát huy sức mạnh trí tuệ của khối đại đồn kết dân tộc. Vì thế, đã có nhiều chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước được triển khai, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân nói chung và trí thức nói riêng trong thực hiện dân chủ. Tuy nhiên, muốn hoạt động tư vấn, giám sát, phản biện
xã hội có hiệu quả, cần phát huy tinh thần tự giác, sáng tạo của các chủ thể tham gia, trong đó có trí thức. Trí thức phải xác định rõ, việc tham gia hoạt động tư vấn, giám sát và phản biện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ cơng dân. Chính vì vậy, trí thức phải tích cực, chủ động và hăng hái tham gia các hoạt động do Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phát động. Trí thức có thể thực hiện giám sát, phản biện xã hội thơng qua các hình thức của dân chủ gián tiếp như báo chí, hịm thư góp ý, v.v. nhằm phản ánh đúng thực trạng hoạt động của các cơ quan Nhà nước và đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà nước. Trong đó, trí thức phải nghiêm túc, tập trung và sáng tạo trong các vấn đề liên quan mang tính chiến lược liên quan tới vận mệnh và con đường phát triển của dân tộc. Khi tham gia các hoạt động giám sát và phản biện xã hội, trí thức sẽ được trải nghiệm dân chủ nhiều hơn. Đây là cơ sở để hình thành các sáng kiến trong thực hành dân chủ và củng cố khối đại đồn kết dân tộc. Qua đó, trí thức sẽ nâng cao được năng lực làm chủ trên cả phương diện nhận thức và hành vi một cách hiệu quả.
Tiểu kết chƣơng 4
Có thể khẳng định, khơng chỉ trong cách mạng giải phóng dân tộc, mà ngày nay, trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với những biến đổi mạnh mẽ của tình hình thế giới và trong nước, việc phát huy vai trị của đội ngũ trí thức ln là vấn đề mang tính chiến lược của mỗi quốc gia. Do đó, kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong giai đoạn hiện nay, ở nước ta, thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trị của trí thức phải hướng tới mục tiêu xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; gắn với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đồng thời, cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hoạt động của hệ thống chính trị và phát huy tính tích cực của trí thức trong thực hành dân chủ. Có như vậy, mới mở rộng được dân chủ và phát huy có hiệu quả hơn nữa vai trị của trí thức trong xã hội.
Trên nền tảng tư tưởng của Hồ Chí Minh, căn cứ vào phương hướng đề ra, luận án mạnh dạn đề xuất 4 nhóm giải pháp gắn với vai trị của các chủ thể trong thực hành dân chủ đối với trí thức. Đó là vai trị lãnh đạo của Đảng; vai trị quản lý của Nhà nước; vai trị của Mặt trận và các đồn thể chính trị - xã hội và bản thân trí thức. Trong đó, luận án cũng xác định các giải pháp cụ thể đối với trí thức khi tham gia thực hành dân chủ nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích của bản thân. Bốn nhóm giải pháp về thực hành dân chủ đối với trí thức theo tác giả phải được thực hiện đầy đủ và đồng thời trên nền tảng vận dụng sáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có như vậy, quá trình thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trị của trí thức sẽ được thực hiện sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ pháp lý tới hành động. Khi đó, mới phát huy và“giữ chân” được đội ngũ trí thức Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Đồng thời, từng bước khắc phục và loại bỏ tình trạng lãng phí chất xám, bạc chất xám và chảy máu chất xám đang diễn ra hiện nay.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu thực hành dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy vai trị của đội ngũ trí thức và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi xin rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, tư tưởng về thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trị của trí thức
được Hồ Chí Minh xây dựng dựa trên một nền tảng vững chắc cả về lý luận và thực tiễn. Đó là q trình kế thừa, tiếp biến, nâng tầm các giá trị tư tưởng, truyền thống dân tộc Việt Nam và tinh hoa nhân loại. Đồng thời, dựa trên những trải nghiệm thực tiễn vơ cùng phong phú, Hồ Chí Minh đã rút ra được bài học kinh nghiệm quý giá trong thực hành dân chủ đối với trí thức.
Thứ hai, để thực hành dân chủ đối có thể phát huy được vai trị của trí thức,
sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng bước làm rõ quan niệm về dân chủ, thực hành dân chủ, trí thức, phát huy vai trị của trí thức và thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trị của trí thức Việt Nam. Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh cũng đã làm rõ tác động của thực hành dân chủ đối với phát huy vai trị của trí thức trên các phương diện khác nhau. Theo Người, thực hành dân chủ chính là cơ sở, điều kiện, động lực trong phát huy vai trị của trí thức. Nội dung của thực hành dân chủ đối với trí thức theo Hồ Chí Minh chính là phát huy vai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hóa, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội. Mỗi chủ thể tùy thuộc và chức năng, quyền hạn sẽ tác động tới quá trình thực hành dân chủ theo các phương thức khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu là mở rộng các quyền tự do dân chủ của trí thức trong xã hội. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng làm rõ vai trị của trí thức trong quá trình thực hành dân chủ đối với bản thân. Sự kết hợp chặt chẽ của các chủ thể trong thực hành dân chủ sẽ góp phần phát huy hiệu quả vai trị của trí thức trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thứ ba, tiếp cận từ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luận án đã tiến hành
đánh giá quá trình thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trị của trí thức trong 30 năm đổi mới. Mặc dù, thông qua vai trò của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các
tổ chức chính trị - xã hội và bản thân trí thức, việc thực hành dân chủ đã đạt được những thành tựu quan trọng đóng góp vào thắng lợi của đất nước. Tuy nhiên, nếu đánh giá khách quan thì quá trình thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trị của trí thức vẫn cịn những hạn chế nhất định, đặc biệt là vấn đề xây dựng cơ chế dân chủ. Có nhiều nguyên nhân đưa đến những hạn chế, nhưng cơ bản nhất là do nước ta đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, việc đề ra và tổ chức thực hành dân chủ đối với trí thức cịn những yếu kém và bất cập do chưa cò đầy đủ những điều kiện cần thiết.
Thứ tư, trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và mục tiêu phát triển của đất
nước, luận án đã đề xuất các phương hướng làm nền tảng cho việc xác định bốn nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của thực hành dân chủ đối với trí thức trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể:
1. Đối với Đảng: cần cụ thể hóa hơn nữa quan điểm và chủ trương về thực
hành dân chủ đối với phát huy vai trị của trí thức nhằm tạo mơi trường dân chủ; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho trí thức; tăng cường cơng tác dân vận của Đảng.
2. Đối với Nhà nước: Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn chỉnh
hệ thống pháp luật về dân chủ, thực hành dân chủ nhằm tạo môi trường pháp lý thơng thống đối với trí thức; Chính phủ phải đảm bảo việc thực hành dân chủ công khai, triệt để và hiệu quả đối với trí thức; phát huy vai trị xét xử , bảo vệ của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành dân chủ đối với trí thức nhằm chống quan liêu, hình thức; đội ngũ cán bộ, đảng viên cần chấn chỉnh và thực hiện nghiêm túc tác phong dân chủ trong thực hành dân chủ đối với trí thức; Nhà nước cần tiếp tục có chính sách cụ thể đối với nữ trí thức, trí thức là người dân tộc thiểu số và trí thức Việt kiều.
3. Đối với Mặt trận và các tổ chức đoàn thể nhân dân: phát huy vai trị giáo
dục, hình thành ý thức dân chủ cho trí thức; phát huy vai trị trong xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc làm nền tảng cho thực hành dân chủ đối với trí thức; cần khắc phục tính hình thức trong hoạt động phản biện, giám sát của trí thức.
4. Đối với bản thân trí thức: trí thức cần nhận thức đầy đủ hơn nữa quyền là
chủ và làm chủ nhằm hình thành năng lực làm chủ trong xã hội; cần thực hành dân chủ đối với chính bản thân mình và trong đội ngũ mình; chủ động, nhiệt tình tham gia các hoạt động giám sát, phản biện xã hội.
Để thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trị của trí thức có hiệu quả, tất yếu phải kết hợp đồng thời bốn nhóm giải pháp. Có như vậy, mới phát huy hiệu quả được vai trò của các thành tố trong hệ thống chính trị và bản thân trí thức, góp phần xây dựng, hồn thiện mơi trường dân chủ thực sự để trí thức phát huy hiệu quả vai