Tác động của thực hành dân chủ đến phát huy vai trị của trí thức

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thực hành dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy vai trò của trí thức trong giai đoạn hiện nay (Trang 66)

2.2.2.1. Thực hành dân chủ là cơ sở để trí thức tiếp biến giá trị văn hóa, tư tưởng của nhân loại, làm giàu vốn tri thức cho cá nhân và cộng đồng

Năm 1951, để giúp nhân dân hiểu rõ giá trị của nền dân chủ mới mà nhân ta xây dựng, Hồ Chí Minh đã viết bài Dân chủ cũ và dân chủ mới (5/7/1951). Trong đó,

Người chỉ rõ: “Dân chủ mới là dân chủ cho toàn dân, trừ bọn phản quốc ra ngồi” cịn “dân chủ cũ là một thủ đoạn ích kỷ của bọn phản động” [142, tr.64]. Theo Người, bản chất của nền dân chủ mới là quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân, nhân dân

tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước và xã hội. Do đó, tất yếu dân chủ mới sẽ tạo điều kiện cho nhân dân nói chung và trí thức nói riêng thực hiện các quyền tự do dân chủ nhằm phát huy vai trị trong cơng cuộc kháng chiến và kiến quốc đất nước.

Với đặc điểm là có đầu óc dân tộc, trí thức Việt Nam khơng chỉ nhận thức và kế thừa các giá trị văn hóa của dân tộc mà cịn tiếp biến tinh hoa nhân loại để làm giàu vốn tri thức cho cá nhân, cộng đồng. Từ thực tiễn hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy, việc tiếp biến các giá trị văn hóa và tư tưởng của trí thức ln phụ thuộc vào thể chế chính trị đương thời. Thể chế chính trị chính là cơ sở cho việc tiếp biến tri thức của trí thức trong xã hội. Hồ Chí Minh có một sự so sánh sâu sắc về vai trị tiếp biến tri thức của trí thức khi họ sinh trưởng trong các chế độ xã hội khác nhau. Người chỉ rõ, ở Việt Nam, giai cấp thống trị trong xã hội thực dân và phong kiến ln cố gắng xây dựng tinh thần “óc làm thuê” và tư tưởng

“ăn cơm chúa múa tối ngày” [97, tr.55] nhằm làm cho trí thức quên đi các giá trị

truyền thống của dân tộc, tách trí thức ra khỏi dân tộc. Đồng thời, cịn bưng bít mọi thông tin, thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ biến trí thức thành tay sai phục vụ cho âm mưu vơ vét và bóc lột. Vì vậy, người trí thức bị áp bức “tàn tệ về mặt tinh thần” [97, tr.298], khơng có ý chí đấu tranh cách mạng và thường xa rời quần chúng nhân dân. Đây là thủ đoạn vô cùng thâm độc của chế độ thực dân, không chỉ chia rẽ khối đại đồn kết của dân tộc Việt Nam mà cịn kìm hãm sự phát triển về trí tuệ và tinh thần của trí thức. Ngược lại, trong xã hội dân chủ mới, khi mà quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, trong đó có trí thức, thì đây là cơ sở thuận lợi để thực hiện quyền tự do, dân chủ. Điều đó đã được ghi nhận trong điều 1 của Hiến pháp năm 1946 do Hồ Chí Minh tham gia chủ trì soạn thảo: “tất cả quyền bính trong nước là của tồn thể nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nòi giống gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tơn giáo” [139, tr.12]. Từ đây, trí thức được giải phóng ra khỏi những “luật hình đặc biệt” mà thực dân Pháp đã tạo ra cho họ trong quá trình cai trị để trở thành người “là chủ” “làm chủ” xã hội. Với những quyền tự do dân chủ được ghi

nhận trong Hiến pháp và pháp luật, trí thức từng bước phát huy vai trò trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Thông qua việc thực hành dân chủ rộng rãi sau Cách

mạng tháng Tám năm 1945, trí thức tích cực nghiên cứu, tiếp biến giá trị văn hóa, tư tưởng của dân tộc và nhân loại. Đối với trí thức Tây học được cảm hóa, chính sách của Hồ Chí Minh là để họ được tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật nhằm giúp họ hiểu hơn nữa về thực tiễn đất nước và chia sẻ các tri thức tiến bộ. Vì vậy, sự ra đời của nhiều tờ báo như: Báo Độc lập của Đảng Dân chủ Việt Nam, Báo Tiến lên của Đảng Xã hội Việt Nam, Báo Tiền phong của Hội Văn hóa cứu quốc, v.v. đã trở thành một kênh quan trọng trong trao đổi thơng tin khoa học của trí thức bên cạnh việc tuyên truyền đường lối cách mạng. Từ đó, đã tạo nên q trình tương tác giữa trí thức cũ và trí thức mới, giúp họ làm giàu tri thức của bản thân.

Ở mỗi giai đoạn của cách mạng cũng như trong quá trình xây dựng và thực hành nền dân chủ mới, Hồ Chí Minh ln cùng với Đảng chú trọng tới việc đảm bảo các quyền tự do dân chủ cho trí thức. Với cương vị là Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã ký nhiều sắc lệnh và sắc luật nhằm tạo hành lang pháp lý, mở đường cho hoạt động của trí thức trong thực tiễn. Chẳng hạn, trong năm 1957, trên tinh thần của bản Hiến pháp năm 1946, trước yêu cầu của việc mở rộng thực hành dân chủ, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 100-SL/L002 (20/5/157) quy định chế độ báo chí, Sắc lệnh số 101-Sl/L003 quy định quyền tự do hội họp, Sắc lệnh số 102-SL/L004 quy định quyền lập hội, Sắc luật 003-SLT (18/6/1957) quy định về chế độ xuất bản.

Qua đó, trí thức có điều kiện nghiên cứu, kế thừa và phát triển giá trị truyền thống, tư tưởng của dân tộc. Đồng thời, khi nhận thức rõ đặc điểm của thời đại mà trí thức đang sinh sống và hoạt động gắn với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, Hồ Chí Minh ln tạo điều kiện giao lưu, trao đổi để trí thức khơng ngừng tiến bộ. Vì vậy, thực hành dân chủ với tư cách là cơ sở cho trí thức phát huy vai trị tiếp biến giá trị văn hóa và tư tưởng của nhân loại khơng chỉ dừng ở phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng ra phạm vi thế giới. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng tạo nhiều cơ hội cho trí thức đi học tập, nghiên cứu ở các nước xã hôi chủ nghĩa. Người cũng khuyến khích trí thức Việt Nam nghiên cứu và dịch các tác phẩm văn học nghệ thuật của nước Nga ra tiếng Việt và tìm hiểu về khoa học kỹ thuật của Liên Xơ, Trung Quốc. Qua đó, vốn tri thức của trí thức và của dân tộc

ngày càng phong phú, góp phần đưa công cuộc kháng chiến và kiến quốc của dân tộc Việt Nam đến thắng lợi.

2.2.2.2. Thực hành dân chủ là động lực thúc đẩy trí thức phát huy vai trị sáng tạo

Sáng tạo là một trong những thiên chức cơ bản của trí thức. Sáng tạo ra cái mới hoặc cách giải quyết mới là cơ sở để đánh giá vai trị của trí thức. Trong xã hội, cũng như tất cả các giai cấp khác, thông qua thực hành dân chủ, trí thức sẽ được đảm bảo các lợi ích vật chất, nhưng đó khơng phải là yếu tố quyết định vai trò sáng tạo của trí thức. Điểm khác biệt giữa trí thức với các giai cấp, tầng lớp trong thực hành dân chủ theo Hồ Chí Minh chính là trí thức cần “tự do tư tưởng” như con người cần khơng khí để thở. Tự do tư tưởng khơng chỉ là động lực thơi thúc mà cịn là tư liệu sản xuất để trí thức sáng tạo khơng ngừng.

Ngày 7/12/1953, với bút danh Đ.X, trong bài “Tư tưởng tự do ở Mỹ” đăng

trên báo Cứu quốc số 2484, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Người Mỹ cho rằng nhân dân Mỹ là người tự do nhất trên thế giới ... Nhưng trên thực tế cái gọi là “tự do” ở Mỹ lại là sự mất tự do, khi mọi người khơng có quyền tự do ngơn luận, tự do hội họp, tự do đi lại” [142, tr.404]. Hồ Chí Minh đã vạch trần bản chất của tự do ở Mỹ chỉ là tự do dành cho thiểu số, tự do giả hiệu để lừa bịp nhân dân và tự do đó ln đi kèm với địa vị kinh tế trong xã hội. Ở Việt Nam, tự do không chỉ được thừa nhận trong văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, mà đó cịn là quyền tự do dân chủ được thực thi trong đời sống nhằm phát huy vai trị của nhân dân, trong đó có trí thức. Do đó, tự do dân chủ ln được Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước cố gắng duy trì, mở rộng trong mọi giai đoạn của cách mạng. Vì vậy, khi đề cập đến mối quan hệ giữa tự do tư tưởng với phát huy vai trị của trí thức, trong Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu

chính trị khóa 1, trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh nhấn mạnh:

Tự do tư tưởng - Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người.

Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm ra chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý [99, tr.378]. Theo Người, chế độ dân chủ mới ở nước ta sẽ đảm bảo cho trí thức được hưởng dụng quyền tự do tư tưởng một cách đầy đủ. Tự do tư tưởng sẽ tạo điều kiện cho trí thức tự do trình bày ý kiến, phát biểu tích cực để tìm ra chân lý. Khi đó, chính quyền tự do tư tưởng đã đưa trí thức đến với vương quốc của chân lý. Mặt khác, trong thực hiện tự do tư tưởng, Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh: “thành phần giai cấp và quan hệ gia đình khơng ảnh hướng xấu đối với những người thật thà cách mạng” [143, tr.267]. Nói cách khác, Người ln tơn trọng những ý kiến, sáng kiến, phát minh và đóng góp của trí thức đối với cách mạng trên tinh thần dân chủ không phân biệt nguồn gốc xuất thân. Điều này được thể hiện rõ nét trong hành động và ứng xử của Người đối với trí thức. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, trong điều kiện khó khăn về vật chất, nhưng với tinh thần tự do tư tưởng, trí thức dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng đã có những sáng tạo trên mọi phương diện của đời sống và đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn. Đặc biệt, thông qua tự do tư tưởng, nhiều trí thức tinh hoa của dân tộc Việt Nam đã có những đóng góp lớn lao cho cách mạng. Tiêu biểu như sau năm 1946, cùng với các trí thức trong nước, nhiều trí thức đang sinh sống và làm việc ở Pháp theo tiếng gọi của Hồ Chí Minh đã về nước, bỏ lại đằng sau mọi ưu đãi của chế độ tư bản chủ nghĩa. Với phong cách làm việc dân chủ, Hồ Chí Minh đã giúp cho nhiều trí thức tinh hoa phát huy vai trò sáng tạo, làm nên những bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp khoa học nước nhà. Trong đó, kỹ sư Phạm Quang Lễ (sau đổi tên thành Trần Đại Nghĩa) - một trí thức Tây học được đào tạo và làm việc ở Pháp, với hiểu biết sâu rộng về vũ khí, khi về nước đã được Hồ Chí Minh tin tưởng giao nhiệm vụ lãnh đạo Cục Quân giới sau kiêm thêm Cục trưởng Cục pháo binh. Trước những khó khăn của đất nước, Hồ Chí Minh căn dặn: “chú phải đưa những cái đã học được ở nước ngoài mà áp dụng vào hoàn cảnh thiết thực ở nước ta để phụng sự Tổ quốc” [100, tr.422] và nhắc nhở: “Khi nào chú bị trù dập, chú báo cáo ngay cho Bác để Bác giải quyết cho” [36, tr.120]. Vì vậy, tuy làm việc trong điều kiện khoa học kỹ thuật lạc

hậu và nguy hiểm, nhưng do được tự do tư tưởng trong sáng tạo, kỹ sư Phạm Quang Lễ đã chiến thắng hồn cảnh và bản thân, chế tạo thành cơng đạn Bazoka, súng SKZ, bom bay, đạn lõm, v.v. góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta. Vì vậy, tại Đại hội anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (1952) ở Việt Bắc, kỹ sư Trần Đại Nghĩa được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, một trong bảy Anh hùng lao động đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Điều đó thể hiện sự đánh giá cơng bằng và bình đẳng của Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đối với đóng góp sáng tạo của trí thức. Hay trong lĩnh vực y tế, không thể không kể tới phát minh ra nước lọc Penicillin của bác sĩ Tôn Thất Tùng. Với dụng cụ thô sơ và thiếu thốn, nhưng trên tinh thần tự do sáng tạo, qua những nghiên cứu và tìm tịi, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã làm nên một phát minh kỳ diệu trong chữa trị cho thương binh. Để khen thưởng, Hồ Chí Minh đã cho bác sĩ Tùng lựa chọn một huân chương và nhấn mạnh: “Chú Tùng là một cidevant mà nay được Chính phủ ta tặng Huân chương” [36, tr.130]. Điều đó thể hiện sự trân trọng và đãi ngộ của Hồ Chí Minh trước những đóng góp, hy sinh và sáng tạo của bác sĩ Tôn Thất Tùng mà không căn cứ vào nguồn gốc xuất thân.

2.2.2.3. Thực hành dân chủ là điều kiện để trí thức phát huy vai trị truyền bá tri thức trong xã hội

Với kinh nghiệm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước dân chủ phương Tây, Hồ Chí Minh đã nhận thức rất rõ giá trị của thực hành dân chủ trong xã hội đối với trí thức. Điều này được chứng minh qua hoạt động của các tổ chức hội, câu lạc bộ ở Pháp hay ở Anh, Mỹ, Liên Xơ mà Hồ Chí Minh tham gia. Trong những buổi sinh hoạt, Hồ Chí Minh thấy có nhiều hạng người như bác học, cựu bộ trưởng, nghị viện, nhà thơ, thợ thuyền, người đi buôn, người già và người trẻ tham gia. Điểm đặc biệt là ở đây là thông qua tự do ngôn luận đã tạo ra một khơng khí thân mật và dân chủ trong thảo luận mọi vấn đề. Nội dung của các buổi sinh hoạt rất đa dạng từ những vấn đề đơn giản nhưng phổ biến đến việc nghiên cứu, truyền bá các học thuyết, tư tưởng tiến bộ để mọi người cùng nhau hiểu, lựa chọn làm nền tảng cho nhận thức và hành động. Do đó, trên nền tảng của tự do ngơn luận

đã giúp Hồ Chí Minh hiểu và đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cách mạng vơ sản để giải phóng dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, theo Hồ Chí Minh để hồn thành vai trò truyền bá tri thức nhằm nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài cần thực hành dân chủ đối với trí thức. Điều đó đã được Hồ Chí Minh qn triệt trong quá trình tổ chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Với việc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6/1925), Hồ Chí Minh đã tích cực tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện về chính trị cho cán bộ. Trong mỗi giờ giảng, Hồ Chí Minh ln tạo dựng một khơng khí học tập tập dân chủ để mọi người có thể cùng nhau phát biểu, trao đổi, thảo luận nhằm giải quyết những thắc mắc. Qua đó, học viên có thể nắm vững những tri thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin để tuyên truyền và giải thích cho quần chúng nhân dân. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, hơn 90% dân số mù chữ và nhiều tệ nạn còn tồn tại trong xã hội, nhưng với việc thực hành dân chủ rộng rãi, trí thức đã tích cực tham gia vào phong trào Bình dân học vụ. Đặc biệt, trong thời gian này, những trí thức tham gia Hội truyền bá chữ quốc ngữ đã tổ chức lớp học, tổ chức diễn thuyết, xuất bản sách, lập thư viện bình dân, góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí. Vì vậy, tính đến cuối năm 1946 cả nước có thêm 2.5 triệu người biết đọc và biết viết, tạo thuận lợi đối với Đảng, Nhà nước trong việc tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng.

Cùng với việc phát triển giáo dục để phát huy vai trị của trí thức trong truyền bá tri thức, với quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản được quy định tại Hiến

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thực hành dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy vai trò của trí thức trong giai đoạn hiện nay (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)