Làm cho cơ chế thực hành dân chủ thực sự trở thành động lực thúc đẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thực hành dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy vai trò của trí thức trong giai đoạn hiện nay (Trang 117 - 122)

3.2. Vấn đề đặt ra từ thực trạng thực hành dân chủ theo tƣ tƣởng Hồ Chí

3.2.3. Làm cho cơ chế thực hành dân chủ thực sự trở thành động lực thúc đẩy

đẩy hoạt động của trí thức

Thứ nhất, cơ chế thực hành dân chủ trong sử dụng trí thức

Có thể khẳng định rằng, thực hành cơ chế dân chủ rộng rãi chính là điều kiện và động lực thúc đẩy trí thức hoạt động, sáng tạo trên mọi lĩnh vực của đời sống. Sinh thời, khi thực hành dân chủ đối với trí thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ chú trọng tới cơ chế thực hành dân chủ trong hệ thống chính trị, mà cịn chú ý thực hành dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, ở nước ta dù đã có quan điểm, chính sách về dân chủ đối với trí thức nhưng trong tuyển chọn, sử dụng

và đãi ngộ ở cả ba khâu còn khá lúng túng. Điều đó chứng tỏ, cơ chế dân chủ chưa thực sự là động lực thúc đẩy hoạt động của trí thức. Nguyên nhân do chính sách sử dụng trí thức của Đảng và Nhà nước vẫn cịn một số điểm hạn chế, làm cho một bộ phận khơng nhỏ trí thức trở nên thiếu nhiệt huyết với sự nghiệp chung, không thấy được trách nhiệm và vai trò xã hội của mình. Do đó, với việc sử dụng chưa đúng, chọn nhầm người hoặc không phù hợp với chuyên môn đã cản trở cho trí thức trong hoạt động khoa học và công nghệ.

Thực tế hiện nay cho thấy, ở nước ta có một bộ phận trí thức hoạt động xuất sắc trên các lĩnh vực có nhiều đóng góp cho đất nước. Tuy nhiên, khi kiêm nhiệm thêm công tác quản lý thì cơng tác nghiên cứu khoa học khơng được tập trung và hiệu quả. Thậm chí, cịn hiện tượng, cán bộ quản lý khơng đủ năng lực hoặc năng lực thấp lại là những người quyết định các chính sách trong hoạt động của trí thức. Đó là những điều mà rất nhiều trí thức trăn trở, đưa tới hiện tượng bệnh tha hóa quyền lực từ xã hội đang thầm dần vào môi trường đại học, viện nghiên cứu và làm mờ nhạt vị trí “đích tơn” của nhà khoa học, nhà giáo dục. Một bộ phận khơng nhỏ trí thức hiện nay muốn được giữ chức quyền hơn là kiên định với mục tiêu cống hiến và sáng tạo khoa học. Điều đó gây khó khăn cho trí thức, vì dân chủ trong hoạt động khoa học khác với dân chủ trên lĩnh vực chính trị. Từ đó, địi hỏi cần có những nhà quản lý có tầm nhìn chiến lược, biết “khéo” dùng cán bộ, trí thức theo tư tưởng của Hồ Chí Minh.

Trong thực hiện cơ chế thực hành dân chủ đối với trí thức cũng địi hỏi phải xóa bỏ các tàn dư của xã hội cũ. Chẳng hạn, phải xóa bỏ cơ chế xin cho trong hoạt động khoa học. Đây là một trong những rào cản của việc thực hiện tự do cạnh tranh lành mạnh trong nghiên cứu cứu khoa học để trí thức có điều kiện thể hiện đạo đức và tài năng. Khi đó, chính cơ chế dân chủ trong sử dụng trí thức sẽ góp phần mở đường cho khoa học phát triển. Hay xét về mặt giới trong sử dụng trí thức cũng chưa thật dân chủ, tư tưởng trọng nam khinh nữ vần còn tồn tại trong quản lý. Dưới góc độ dân chủ và thực hành dân chủ, địi hỏi cần thiết phải có những chính sách thiết thực đối với nữ trí thức như: bình đẳng tuổi nghỉ

hưu đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học, không phân biệt giới khi tuyển dụng, cần có chế độ chính sách riêng đối với nữ, khuyến khích cán bộ nữ nâng cao trình độ khoa học, v.v. Như vậy, mới phát huy hết vai trị của nữ trí thức và khắc phục hiện tượng lãng phí chất xám.

Có thể khẳng định, để khắc phục những hạn chế trong sử dụng trí thức hiện nay, việc cần thiết là phải kế thừa những bài học kinh nghiệm thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng, Nhà nước phải có cơ chế, chính sách dân chủ thực sự nhằm mở đưởng, tạo điều kiện và động lực cho trí thức phát huy vai trò.

Thứ hai, cơ chế thực hành dân chủ trong hoạt động nghiên cứu khoa học,

phản biện xã hội của trí thức

Phản biện là thiên chức của trí thức nhằm thực hiện trách nhiệm công dân đối với xã hội. Thơng qua phản biện, trí thức sẽ giúp Đảng và Nhà nước thấy được hạn chế trong chiến lược, sách lược, tìm ra các phương án tối ưu nhất nhằm đảm bảo lợi ích của nhân dân, đất nước. Do đó, tất yếu trí thức sẽ thực hiện chức năng phản biện một cách chủ động, tích cực đối với những vấn đề cơ bản liên quan tới sự tồn tại và phát triển của đất nước. Nhìn vào thực tiễn, bên cạnh việc Đảng và Nhà nước từng bước trân trọng ý kiến của trí thức, thì vẫn cịn nhiều vấn đề chưa được chú ý nên vai trị phản biện của trí thức chưa được phát huy đầy đủ. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do chưa có cơ chế cụ thể để tạo ra mơi trường dân chủ. Đảng và Nhà nước cần tạo cơ chế, chính sách thơng thống hơn nữa, tạo mơi trường thuận lợi hơn trong nghiên cứu và sáng tạo được trình bày hết suy nghĩa và quan điểm. Để giải quyết hạn chế trên cần thực hành cơ chế dân chủ nhằm xây dựng văn hóa dân chủ, theo đó mọi người biết lắng nghe và tơn trọng. Mặt khác, để trí thức phát huy hết vai trị phản biện thì cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ, đặc biệt là trong những vấn đề mang tính thời sự. Khi đó mới khắc phục được hiện tượng e dè, khơng thẳng thắn trong phát hiểu và góp ý mà khơng sợ bị quy chụp do động chạm vào những “vùng cấm”.

Thứ ba, cơ chế thực hành dân chủ trong đãi ngộ trí thức

87,6% trí thức khi được điều tra cho rằng những bất cập trong chính sách lương và những đãi ngộ khác là một trong những nguyên nhân chính làm cho tính tích cực trong hoạt động chun mơn của trí thức khơng được phát huy [58, tr.310]. Trong 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã tiến hành cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm và trợ cấp đối với trí thức nhằm đảm bảo sự hài hịa về mặt lợi ích. Nhưng với mức lương quy định theo ngạch, bậc của Nhà nước như hiện nay thì chưa tương xứng với hàm lượng chất xám trí tuệ bỏ ra, chưa đáp ứng được các nhu cầu cơ bản và đào tạo của trí thức. Trí thức hoạt động trong lĩnh vực cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước thường đi kiếm việc làm thêm. Do đó, trí thức khơng nhiệt tình với chuyên môn, không đầu tư thời gian để làm khoa học, đặc biệt là các cơng trình khoa học dài hơi. Thậm chí, cịn đưa tới hiện tượng trí thức “nhảy việc”, sẵn sàng từ bỏ mơi trường nhà nước để ra ngồi với khoản thu nhập cao, được đãi ngộ xứng đáng. Mặt khác, sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa trí thức hoạt động trong các doanh nghiệp với trí thức hoạt động khoa học đã đưa tới hiện tượng bất mãn, chán nản trong nghiên cứu. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần hướng tới việc đảm bảo thu nhập và có chế độ đãi ngộ xứng đáng với trí thức nhằm tạo động lực cho trí thức phát huy vai trị. Đặc biệt, đối với một bộ phận trí thức tinh hoa, cần có chính sách đãi ngộ tương xứng với đóng góp cả vật chất và tinh thần để khơng diễn ra tình trạng bạc chất xám hoặc chảy máu chất xám sang các nước phát triển trên thế giới.

Tiểu kết chƣơng 3

Có thể khẳng định rằng, trong 30 năm đổi mới, kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đảng, Nhà nước, cùng với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và bản thân trí thức đã có nhiều đóng góp vào q trình thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trị của trí thức trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hành dân chủ đối với trí thức trong 30 năm đổi mới đã từng bước được Đảng nhận thức, cụ thể hóa trong quan điểm, chủ trương, chính sách và tổ chức quán triệt thực hiện ở các cấp, các ngành. Qua đó, từng bước xác định sự cần thiết phải thực hiện tự do tư tưởng, tự do sáng tạo, tự do nghiên cứu, sáng tạo và tiếp nhận thông tin đối với phát huy vai trị của trí thức. Vì vậy, Nhà nước cũng đã tích cực thể chế hóa đường lối của Đảng về thực hành dân chủ trong hiến pháp và các văn bàn pháp luật nhằm tạo ra hành lang pháp lý và đảm bảo việc thực hiện các quyền tự do và dân chủ của trí thức trong thực tiễn. Bên cạnh đó, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cũng đã nỗ lực, tích cực thực hành dân chủ đối với trí thức với nhiều hình thức sinh hoạt khác nhau. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trước tác động của tình hình thế giới, quá trình thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trị của trí thức trong 30 năm đổi mới theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cịn những hạn chế nhất định. Đó là tình trạng thực hành dân chủ trong Đảng chưa nghiêm túc; Nhà nước còn chậm ban hành các văn bản pháp luật, hiện tượng vi phạm dân chủ đối với trí thức vẫn diễn ra; nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trị của trí thức chưa đấy đủ; nhận thức của một bộ phận trí thức về vai trị và tác động của thực hành dân chủ cũng chưa thấu đáo; v.v. Do đó, để khắc phục những hạn chế trên, đòi hỏi mỗi chủ thể trong quá trình thực hành dân chủ đối với trí thức phải có nhận thức đầy đủ, nghiêm túc và khách quan về thực hành dân chủ. Đồng thời, phải giải quyết tốt các vấn đề đặt ra trong thực hành dân chủ đối với trí thức. Chính vì thế, trong những năm tiếp theo của quá trình đổi mới, trước những thời cơ và thách thức của q trình dân chủ hóa, hội nhập quốc tế và sự phát triển của khoa học và cơng nghệ, địi hỏi phải có phương hướng, giải pháp cụ thể đẩy mạnh thực hành dân chủ đối với trí thức nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước trên nền tảng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chƣơng 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HÀNH DÂN CHỦ THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH NHẰM PHÁT HUY HƠN NỮA VAI TRỊ CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Thực hành dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy vai trò của trí thức trong giai đoạn hiện nay (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)