Những giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng hịa bình trong triết học phƣơng Tây cận hiện đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hòa bình trong triết học phương tây cận hiện đại và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 112 - 123)

TRONG TRIẾT HỌC PHƢƠNG TÂY CẬN HIỆN ĐẠI

4.1. Những giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng hịa bình trong triết học phƣơng Tây cận hiện đại phƣơng Tây cận hiện đại

Quay trở lại với tư tưởng hịa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại trong bối cảnh lồi người đang đối mặt với vơ số những thách thức đe dọa đến bản thân sự sống của mình trên trái Đất. Trong bối cảnh toàn thể loài người tiến bộ đang nỗ lực cùng nhau xây dựng “văn hóa hịa bình” như là định hướng giá trị nhân văn để đảm bảo cho sự sống văn minh, cho bình an của “trái Đất - ngơi nhà chung”, chúng ta càng nhận thấy rõ giá trị to lớn và ý nghĩa cấp bách của tư tưởng ấy. Đồng thời, chúng ta càng ý thức rõ hơn sự cần thiết phải khắc sâu những ghi nhớ của tư tưởng và lý tưởng về một “nền hịa bình vĩnh cửu” như “quyền tự nhiên” bất khả xâm phạm của mỗi con người và của loài người, như là một trong những giá trị đóng vai trị định hướng cho lối sống của mỗi người riêng biệt và cho cộng đồng người, như là thước đo về trách nhiệm, về nhân cách của mỗi người đối với bản thân mình, đối với người khác và đối với lồi người. Những giá trị của tư tưởng hịa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

Một là, tư tưởng về hịa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại đã đưa ra tư tưởng về khế ước giữa các quốc gia về nền hịa bình vĩnh cửu. Đây

chính là cơ sở để lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng triết học phương Tây, các triết gia đã tiến hành tìm kiếm con đường giải quyết thực tế vấn đề xác lập nền hịa bình vững chắc. Hơn nữa, khơng dừng lại ở đó, các triết gia phương Tây cận hiện đại đã lựa chọn “lợi ích quốc gia” làm điểm xuất phát cho dự án về nền hịa bình vĩnh cửu. Cách tiếp cận này thực sự mang tính chất thực tế, xuất phát từ chủ thể của diễn đàn chính trị, của sự nghiệp tạo dựng hịa bình

trên thực tế chính là nhà nước dân tộc. Tất cả mọi nhà nước dân tộc đều quan tâm đến hịa bình, vì hịa bình là tiền đề trực tiếp, cần thiết cho sự phát triển thịnh vượng của mỗi quốc gia dân tộc. Các quốc gia chỉ có thể thực hiện lợi ích dân tộc của mình trong điều kiện hịa bình theo con đường khế ước. Chính giải pháp chính trị cho những vấn đề quan hệ giữa các quốc gia cho thấy bản chất nhân văn sâu sắc của tư tưởng về hịa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại. Trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới và hàng trăm cuộc nội chiến, xung đột và chiến tranh khu vực ở thế kỷ XX, loài người đã ý thức rõ tầm quan trọng của tư tưởng hịa bình. Hiện nay, để thực hiện bước chuyển từ kỷ nguyên đối đầu sang đối thoại, loài người tiến bộ đang nỗ lực cùng nhau giải quyết mọi vấn đề xung đột quốc tế theo con đường này, tức thông qua những giải pháp chính trị, hịa bình.

Hai là, tư tưởng về hịa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại đã khắc phục được sự hạn chế mang tính nguyên tắc của tư tưởng về “nền cộng hịa Kitơ giáo” của thời trung cổ có mục đích tiến hành chiến tranh chống lại những kẻ “dị giáo”. Trái ngược với tư tưởng về tiến hành chiến tranh chống

lại những kẻ “dị giáo”, tất cả các dự án về nền hịa bình chung ở thời kỳ cận hiện đại đều được xây dựng dựa trên một cơ sở thế giới quan quảng đại và bác ái, khắc phục sự ảnh hưởng của khoan dung về tơn giáo và về chính trị nhờ dựa vào những thành tựu của khoa học và triết học duy lý như là cơ sở để hình thành lối tư duy “khơn ngoan”, hợp với “lẽ phải thông thường”. Mặc dù được thể hiện dưới hình thức khơng tưởng, song tư tưởng về nền hịa bình chung đã cho thấy rõ mong muốn của các nhà tư tưởng xem xét hiện thực xã hội từ lập trường của triết học và khoa học tiên tiến.

Chính sự đánh giá cao về hịa bình như là giá trị ưu tiên trong quan hệ giữa các nhà nước dân tộc đã trở thành cơ sở cho sự phê phán gay gắt, thậm chí cho sự lên án chiến tranh. Các triết gia giai đoạn này nhận thấy chiến

tranh là nguồn gốc của sự nghèo nàn, suy thoái kinh tế, thủ tiêu nguyên tắc về chủ quyền quốc gia và quan hệ kinh tế quốc tế. Nội chiến chỉ đem lại tai họa, dẫn đến cảnh đổ máu, điêu tàn, chặn đứng tiến trình hịa bình của các dân tộc. Ngược lại, hịa bình xã hội lại cần thiết cho phát triển kinh tế, khoa học và nghệ thuật. Do vậy, cần đánh giá chiến tranh và hịa bình từ lập trường chung vì sự tồn tại hịa bình của nhân loại.

Các triết gia phương Tây cận hiện đại đã đưa ra một quan niệm sâu sắc về hịa bình như là quyền tự nhiên của con người về sự sống và hạnh phúc. Hịa bình là ân huệ được ban phát cho con người một cách tự nhiên, do vậy khơng một kẻ nào có quyền xâm phạm đến nó, tức khơng được phép sử dụng bạo lực và tiến hành chiến tranh, vì chính chúng là sự chà đạp, xâm phạm thơ bạo nhất đến một trong những quyền bất khả xâm phạm, thiêng liêng của con người. Tư tưởng này mang tính chất nhân văn sâu sắc, nó đang thực sự trở nên rất cấp bách trong điều kiện hiện nay, khi mà một số thế lực cầm quyền đang nỗ lực nhân danh “công lý”, “dân chủ”, “tự do” tự cho phép mình tiến hành chiến tranh ở hàng loạt nhà nước dân tộc có chủ quyền.

Về ở điểm này, các triết gia phương Tây cận hiện đại đã khắc phục được hạn chế của quan điểm thời trung cổ về “quyền tự nhiên”. “Quyền tự nhiên” ở thời trung cổ được hiểu là luật vĩnh hằng, bất biến, phổ biến của Chúa Trời. Ngược lại, các triết gia cận hiện đại đã xây dựng lý thuyết mới về quyền tự nhiên nhờ đưa vào nó một nội dung thế tục, nhờ xuất phát từ lý tính và kinh nghiệm của con người thế tục. Theo họ, luật của Chúa trời khơng luận giải được sự bất chính thống trị trên thế gian - chiến tranh, bạo lực, vô kỷ cương. Do vậy, con người có sứ mệnh phải sử dụng sức mạnh vốn có của mình để loại bỏ hay ít nhất là làm giảm bớt cái ác, sự bất chính do chính bản thân họ gây ra. Đây là quan điểm khơng những duy thực mà cịn giao phó trách nhiệm

của mỗi người đối với việc bảo vệ quyền thiêng liêng của mình là sự sống an bình, hịa bình xã hội.

Xuất phát từ tư tưởng về nguồn gốc khế ước của nhà nước nhằm đảm bảo cuộc sống xã hội hịa bình và của cải của mình, các triết gia phương Tây cận hiện đại đã mở rộng tư tưởng này vào quan hệ giữa các nhà nước như chủ thể của hịa bình hoặc của chiến tranh. Theo Hobbes, các nhà nước thường xuyên gây thù hận, chiến tranh chống lại nhau, do vậy chúng cần ký kết khế ước nhằm bảo đảm an ninh của nhau (đảm bảo hịa bình cho nhau) và ngăn chặn sự tiêu diệt lẫn nhau (chiến tranh). Không dừng lại ở đó, theo Hobbes, các nguyên tắc phúc lợi chung và tự do ở bên trong một nhà nước dân tộc cần được mở rộng vào quan hệ giữa các nhà nước dân tộc. Đây là một tư tưởng rất có ý nghĩa trong bối cảnh tồn cầu hóa đang dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc và nguy cơ nô dịch các dân tộc trên thế giới.

Ba là, tư tưởng về hịa bình được các triết gia phương Tây cận hiện đại luận chứng với tư cách như một giá trị đạo đức của mỗi cá nhân con người.

Nói cách khác, quan tâm tới cuộc sống hịa bình, ngăn chặn chiến tranh khơng đơn giản chỉ là bảo vệ quyền tự nhiên của mỗi người mà cịn trở thành trách nhiệm, nghĩa vụ và thậm chí là bổn phận đạo đức của mỗi người đối với việc duy trì “ngơi nhà chung an bình” cho bản thân mình. Như vậy, quyền được sống một cuộc sống hịa bình và bổn phận chăm lo cho cuộc sống hịa bình trở thành một thể thống nhất, trở thành hai mặt của cùng một vấn đề đối với mỗi cá nhân con người sống trong cộng đồng và đối với mỗi nhà nước dân tộc tồn tại trong cộng đồng nhân loại. Tư tưởng này sẽ thể hiện sâu sắc hơn trong luận điểm then chốt ở chủ nghĩa nhân văn hoàn bị của K. Marx và F. Engels: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người và, ngược lại, sự phát triển tự do của mọi người là điều kiện cho sự

phát triển tự do của mỗi người” được các ơng trình bày trong “Tun ngôn của Đảng cộng sản”.

Các triết gia phương Tây hiện đại cũng nhận thấy vai trò quan trọng của nhà nước như là đại diện của cộng đồng dân tộc trong việc đảm bảo hịa bình. Đây là một cái nhìn rất thực tế, vì nhà nước và duy nhất nhà nước có đầy đủ khả năng khởi sự chiến tranh hoặc chấm dứt chiến tranh, tạo lập hòa bình nhờ nắm trong tay các lực lượng quân sự chủ yếu của xã hội. Từ đây có thể rút ra hai kết luận quan trọng về nghĩa vụ của nhà nước. Thứ nhất, nhà nước có

nhiệm vụ đảm bảo nền hịa bình xã hội bên trong cộng đồng do nó đại diện bằng những công cụ, phương tiện để hạn chế tối đa những dục vọng ích kỷ của mỗi thành viên nhà nước, đảm bảo công lý, tự do và hạnh phúc, ngăn chặn xung đột lợi ích dẫn tới nội chiến. Thứ hai, xác lập những chuẩn mực

“khơn ngoan”, “hợp lý”, “bình quyền”, “cùng có lợi” trong quan hệ với các nhà nước dân tộc khác như điều kiện cho sự phát triển thịnh vượng của mỗi quốc gia. Tư tưởng này trở thành nền tảng cho quan hệ giữa các nhà nước dân tộc trong hệ thống chính trị thế giới được hình thành kể từ Hiệp ước Westfalen, trong đó nhà nước dân tộc là chủ thể cơ bản. Tư tưởng này đến nay vẫn giữa nguyên giá trị của mình.

Bốn là, tư tưởng về hịa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại để lại tư tưởng về tính chất quan hệ giữa nhà nước thế tục với nhà nước thần quyền (giáo hội) góp phần đảm bảo và duy trì hịa bình xã hội. Nội dung này

thể hiện rất rõ qua tư tưởng về khoan dung trong triết học Locke. Điều thú vị và quan trọng ở đây là Locke đã xuất phát từ hai lĩnh vực sinh hoạt của con người là sinh hoạt tâm linh (lĩnh vực siêu nhiên) và sinh hoạt thế tục (lĩnh vực xã hội) để bàn về khoan dung. Cả hai lĩnh vực này đều được dẫn dắt bởi quyền lực (giáo hội và nhà nước) và các quyền lực ấy đều có nghĩa vụ đảm bảo tự do, cuộc sống hạnh phúc, an bình cho con người. Do vậy, chúng khơng

nên can thiệp vào công việc của nhau, xung đột với nhau, trong trường hợp tốt nhất và khi có điều kiện thuận lợi thì nên hợp tác với nhau vì con người, vì sự sống an bình của con người. Tư tưởng phân định lĩnh vực thẩm quyền của hai quyền lực này có ý nghĩa thực sự cấp bách trong điều kiện hiện nay, khi mà con người đánh mất các giá trị dân tộc, tách rời khỏi các cội nguồn lịch sử, những lời hứa hẹn của các nhà truyền giáo khác nhau lạm dụng tình hình đó để giành thắng lợi trong việc “sở hữu linh hồn của chúng sinh”. Tính cả tin của con người thường bị lạm dụng nhằm mục đích bắt họ phục tùng sự chuyên chế của thủ lĩnh giáo phái. Sự phục tùng vô điều kiện thủ lĩnh là dấu hiệu quan trọng nhất của chế độ toàn trị. Tơn giáo tồn trị hồn tồn khống chế con người, khơng để lại cho họ quyền có cuộc sống tự do riêng tư. Chủ nghĩa tồn trị tơn giáo cực đoan thường chống lại nhà nước, chống lại xã hội, chống lại các truyền thống dân tộc. Nó được thực hiện thơng qua việc tách rời cá nhân ra khỏi mọi quan hệ xã hội, loại trừ những quan hệ tồn tại ở bên trong cộng đồng tôn giáo ấy. Chủ nghĩa bè phái toàn trị trong nhiều trường hợp là mang tính thế giới chủ nghĩa và cố phổ biến ảnh hưởng của giáo phái trên quy mơ tồn cầu. Giáo phái thường thách thức khơng những nhà nước mà nó xuất hiện trong đó mà cịn thách thức tồn thể cộng đồng thế giới, có kỳ vọng thống trị thế giới.

Theo các triết gia phương Tây cận hiện đại, để xác lập nền hịa bình vững chắc giữa các quốc gia thì cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật hợp lý, nhân văn, coi đó là cơ sở cho quan hệ giữa các quốc gia. Tính chất duy lý và khai sáng có ảnh hưởng đáng kể đến nội dung này. Trên thực tế, ánh sáng của lý tính cần soi rọi mọi cơng việc và quan hệ của con người, con người cần lĩnh hội và đi theo ánh sáng đó. Theo đó lý tính phải trở thành công cụ, phương tiện để đại diện cộng đồng các dân tộc hoạch định và thực hiện những chuẩn mực quan hệ giữa các nhà nước dân tộc. Nói theo ngơn ngữ hiện đại,

hệ thống luật pháp quốc tế cần được xây dựng và luận chứng một cách có cơ sở khoa học chính xác và chặt chẽ, xuất phát từ những giá trị nhân văn tối cao và trở thành công cụ hữu hiệu nhằm điều tiết quan hệ giữa các nhà nước dân tộc, qua đó đảm bảo vệ nền hịa bình chung của nhân loại. Hệ thống luật pháp quốc tế của Liên hợp quốc hiện nay minh chứng cho sự đúng đắn và sâu sắc của tư tưởng này của các triết gia cận hiện đại.

Bàn tới nền hịa bình vĩnh cửu dành cho tất cả mọi dân tộc, song như đã nói ở trên, các triết gia cận hiện đại không bị sa vào ảo tưởng về “chủ nghĩa thế giới”. Bảo vệ lợi ích dân tộc là một việc làm chính đáng, song vấn đề chỉ là ở chỗ khơng được làm phương hại đến lợi ích của các dân tộc khác, giống như con người sống trong xã hội văn minh có quyền tự do làm tất cả những gì mà khơng vi phạm luật pháp và không phương hại đến quyền tương tự của người khác.

Tư tưởng về tính chất ảo tưởng, hão huyền của chủ nghĩa thế giới và chủ nghĩa dân tộc cực đoan cần đặc biệt được nhấn mạnh trong bối cảnh tồn cầu hóa và nguy cơ ngày một tăng của chủ nghĩa thế giới hiếu chiến và của chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến. Với sức mạnh “kỳ diệu” của “quyền lực thứ tư” (các phương tiện truyền thông đại chúng), một số nhà cầm quyền hiện nay đang ra sức thực hiện chính sách mị dân nhằm mục đích vị kỷ của bản thân mình, dẫn tới chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến và chủ nghĩa thế giới hiếu chiến.

Lịch sử thời hiện đại có đầy rẫy những minh chứng khi mà chủ nghĩa dân tộc đạt tới quy mô tâm lý bệnh hoạn của quần chúng, xâm chiếm tâm trí của hàng trăm triệu người. Minh hoạ điển hình cho thực tế đó là chủ nghĩa dân tộc kiểu phát xít Hitle. Chính chủ nghĩa dân tộc theo kiểu này đã dẫn tới những hậu quả bi đát đối với toàn thể loài người. Bài học xương máu này càng cho thấy tư tưởng về hịa bình của các triết gia phương Tây cận hiện đại cần được tính đến và thực hiện trong chính sách quan hệ quốc tế nhằm vĩnh viễn chấm

dứt “dịch hạch” của chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến trong quan hệ quốc tế và cuộc sống lồi người nói chung. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XX và đặc biệt vào đầu thế kỷ XXI, chúng ta một lần nữa lại chứng kiến sự bùng nổ mới của tính hiếu chiến dựa trên cơ sở của chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Chúng xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hòa bình trong triết học phương tây cận hiện đại và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 112 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)