Trong triết học cổ điển Đức, tư tưởng hịa bình của I. Kant được đánh giá là tiêu biểu nhất. Có thể nói, với “Mệnh lệnh đạo đức tối cao” như là nguyên tắc đạo đức phản ánh toàn bộ bản chất nhân văn trong triết học thực tiễn của I. Kant, chúng ta bắt gặp một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất, xét từ góc độ luận chứng và truyền bá tư tưởng về văn hóa hịa bình theo đúng nghĩa hiện đại của danh từ này. Đó là tư tưởng về những giá trị cơ bản của cuộc sống con người với tư cách cá nhân riêng biệt và với tư cách thành viên của cộng đồng người.
Tiền đề lý luận để I. Kant đưa ra tư tưởng về văn hóa hịa bình là quan niệm của ơng về lồi người như mục đích tự thân: “Hãy hành xử sao cho bạn cần tới nhân loại, tới chính bản thân [thân nhân] mình cũng như tới mọi người khác trong mọi hồn cảnh như một mục đích, đừng bao giờ coi đó chỉ như một phương tiện đơn thuần” [Trích theo: 37, tr. 31]. Tư tưởng này, đến lượt mình lại trở thành điều kiện cho mệnh lệnh tối cao - rường cột của học thuyết đạo đức học của I. Kant. Do vậy mà theo ơng, hãy giả định có một cái gì đó mà sự tồn tại tự thân của nó có giá trị tuyệt đối, như mục đích tự thân nó có thể trở thành cơ sở cho các quy tắc nhất định; chỉ có cái có giá trị tuyệt đối mới có thể bao hàm khả năng của mệnh lệnh tuyệt đối.
Theo I. Kant, mỗi người và bất kỳ thực thể nào có lý tính cũng có thể và cần phải có mục đích do mệnh lệnh tuyệt đối quy định. Ơng giải thích rõ tư tưởng về loài người với tư cách là mục đích tự thân: “Trong trật tự của những mục đích, con người (và cùng với con người là một hữu thể có lý tính) là một
Mục đích - từ thân, nghĩa là không bao giờ được phép sử dụng chỉ như là một phương tiện bởi bất kỳ ai (kể cả bởi Thượng đế) nếu không đồng thời như một mục đích tự thân” [40, tr. 231]. Khơng dừng lại ở đó, I. Kant đã giải thích nguồn gốc của tư tưởng về lồi người như mục đích tự thân. Ơng cho rằng, nguyên tắc về lồi người và về mỗi thực thể có lý tính như mục đích tự thân khơng được rút ra từ kinh nghiệm, thứ nhất, do tính phổ biến của mình, vì nguyên tắc này được áp dụng vào mọi thực thể có lý tính nói chung, mà khơng một kinh nghiệm nào đủ để bao hàm nó; thứ hai, do lồi người thể hiện trong ngun tắc này khơng phải là mục đích chủ qua mà thể hiện là mục đích khách quan, với tư cách đó, nó cần phải cấu thành điều kiện mang tính hạn chế tối cao đối với mọi mục đích chủ quan, cho dù chúng có là gì đi chăng nữa, do vậy, tư tưởng này cần phải xuất hiện từ lý tính thuần tuý. Theo I. Kant, chỉ duy nhất con người có thể trở thành mục đích tự thân, I. Kant một lần nữa khẳng định, “con người nói chung như là những mục đích tự thân” [40, tr. 205]. Thái độ đối với con người như mục đích tự thân địi hỏi việc đặt ra mục đích và lựa chọn hành vi của mình cần quan tâm đến mục đích của người khác mà hành vi ấy có thể động chạm đến. I. Kant quan niệm đạo đức là cơ chế đem lại sự hài hồ cho tổng thể những mục đích của con người và hợp nhất chúng thành một hệ thống. Phương tiện chính để thực hiện chức năng này là tư tưởng về loài người như mục đích tự thân. Đây là tư tưởng mang tính nhân văn và trở thành nền tảng để tạo dựng hịa bình chung. Cách tiếp cận này mở ra triển vọng để luận chứng cho sự cần thiết và khả năng của nền hịa bình chung tồn nhân loại. I. Kant đã thực hiện công việc này và do vậy, ơng có thể được coi là người đặt nền móng cho diện mạo văn hóa của lồi người trong tương lai.
Nói cách khác, I. Kant đã đưa đạo đức vào quá trình lịch sử. Đạo đức được hiểu là một thành tố của “tinh thần khách quan”, qua đó I. Kant đã
chuyển dịch tư tưởng phiếm thần về trật tự ẩn náu của tự nhiên vào lịch sử của loài người. Loài người chỉ tự sản sinh ra mình trong bản thân q trình lịch sử. Mục đích khi đó là chuyển sang trạng thái hịa bình tồn cầu chung, giống như là cái nơi mà trong đó mọi mầm mống khởi thuỷ của loài người sẽ nảy sinh, phát triển. Đạo đức được I. Kant xác định là lối tư duy có nhiệm vụ đề cao con người hiện thực tới mức độ đồng nhất với loài người. Với I. Kant, điều này có nghĩa là phát triển mọi năng lực của cá nhân trong điều kiện cộng đồng các quốc gia có hiến pháp hồn tồn cơng bằng. Ơng xem văn hóa ở giai đoạn này là vương quốc của đạo đức. I. Kant cho rằng, đạo đức là tiêu chí để xem xét văn hóa một cách có phê phán. I. Kant không gắn liền những đối kháng xã hội với chế độ tư hữu. Ông tổng hợp chúng như là sự xung đột vĩnh cửu, do thói ích kỷ sinh ra, sự xung đột này có thể dẫn tới chỗ chúng ta rốt cuộc nhận được. Do vậy theo I. Kant, “khơng có gì đáng ngạc nhiên khi họ tìm thấy những sự khơng nhất qn ở khắp nơi” [40, tr. 11].
Tư tưởng về trạng thái hồ bình tồn cầu là một trong những tư tưởng triết học xã hội quan trọng nhất của I. Kant. Ơng xem nó là quy luật tự nhiên của lịch sử, còn lịch sử tất yếu phải trải qua trạng thái man rợ của nền văn minh tư sản và khắc phục trạng thái này. Theo chúng tôi, đây là sự “chỉnh lý” của I. Kant đối với quan điểm triết học lịch sử của J.J. Rousseau. Không chấp nhận sự lý tưởng hóa giai đọan tiền văn minh của J.J. Rousseau, I. Kant nhất trí với J.J. Rousseau ở chỗ đạo đức hướng vào một trạng thái mà trong đó sự phát triển tồn diện của mỗi người riêng biệt là điều kiện cho sự phát triển của toàn thể xã hội. Đạo đức thể hiện là hình thức kết thúc của lịch sử loài người. I. Kant cho rằng, không nên bỏ qua “giai đoạn cuối cùng mà lồi người cịn cần phải vươn lên tới đó. Nhờ nghệ thuật và khoa học mà chúng ta đã đạt tới một trình độ phát triển cao của văn hóa. Chúng ta dường như đã được văn minh hóa theo nghĩa hồn toàn lịch sự và lễ độ trong giao tiếp với nhau.
Nhưng chúng ta còn thiếu rất nhiều thứ để có thể tự coi mình là hồn hảo về mặt đạo đức” [40, tr. 18]. Vốn biểu thị vương quốc của tự do là vương quốc căn cứ trên sự bình đẳng xã hội, tư duy lịch sử trong quan điểm đạo đức của I. Kant đã trở thành thang bậc thanh liêm, cho phép phân tích một cách có phê phán mỗi một trạng thái hiện có của xã hội.
Luận chiến chống lại Hecder, I. Kant đã đặt đạo đức lên trên tất cả mọi thời đại: lịch sử của loài người sẽ đi về đâu, nếu người cổ xưa đã hoàn toàn hạnh phúc? Thực tại đạo đức là mang tính lý tưởng, tức sứ mệnh của loài người là ở sự vận động khơng ngừng về phía trước, sự hồn hảo chỉ là mục đích, nhưng là mục đích rất hữu hiệu khi xét về phương diện văn hóa. Đạo đức là bổn phận, là cái cần phải tồn tại, nhưng chưa bao giờ đã hiện diện trong hiện thực, không hiện diện và sẽ khơng hiện diện một cách hồn tồn. Gắn liền với ý chí thuần tuý, các quy tắc về tự do là cái cấu thành đối tượng của siêu hình học đạo đức, đã khơng được I. Kant đem đối lập với tồn bộ tiến trình lịch sử, mà thực ra bị ông đem đối lập với những hành vi định hướng vào những mục đích hữu hạn.
Học thuyết đạo đức học của Kant có tính định hướng lịch sử. Trong Lời nói đầu cho tác phẩm “Hướng tới nền hịa bình vĩnh cửu” (Zum ewigen Friedem), (1795), I. Kant đã luận chứng cho sự cần thiết của đạo đức đối với
chính trị. Chính đạo đức, theo I. Kant, có thể đảm bảo các mục đích vĩ đại (chẳng hạn như việc xây dựng một hiến pháp cơng bằng của nền cộng hịa hay luật quốc tế nhằm mục đích hướng tới một nền hịa bình kéo dài). Như I. Kant khẳng định, đạo đức không thể trở thành ngọn đèn soi đường cho các nhà chính khách khi họ thơng qua những quyết định riêng biệt. Nhưng nó biểu thị những điều kiện chung mà nhà chính khách thực sự có mục đích rõ ràng cần phải định hướng vào. I. Kant phân biệt “chính trị kinh nghiệm” thuần tuý với chính trị hiện thực là chính trị định hướng vào những mục đích vĩ đại dài hạn.
Sự xung đột giữa đạo đức và pháp luật với chính trị chỉ có quan hệ với trạng thái hiện có của thời đại chưa được khai sáng, trạng thái này cần được khắc phục theo con đường trung gian hóa giữa chính trị và đạo đức tiên nghiệm, tức đạo đức hóa chính trị. Theo I. Kant, những nguyên tắc thuần tuý của đạo đức và của pháp luật có thực tại khách quan. Điều này có nghĩa rằng, địi hỏi sự hiện thực hóa chúng trong đời sống hiện thực.
Như vậy, có thể khẳng định, một luận điểm rất quan trọng trong đạo đức học của I. Kant là triết học đạo đức cần phải trở thành cơ sở của thực tiễn. Nó khơng đơn giản là đưa ra những quy tắc thực tế cho những trường hợp riêng biệt, mà ngược lại, nó khắc phục tính chất phân tán hiện thực, thay thế tính chất ấy bằng quan điểm về các giá trị đạo đức chung của nhân loại như tiền đề cho việc tạo dựng nền hịa bình vĩnh cửu. Đây thực sự là một cách tiếp cận hồn tồn mang tính chất cách tân đối với lý luận và thực tiễn đạo đức. Nó có một ý nghĩa quan trọng đối với nền văn minh loài người hiện nay, khi mà chúng ta đang sống trong thời đại “văn hóa hịa bình” nhưng vẫn cịn có vơ số những xung đột nảy sinh do q trình tồn cầu hóa ngày một gia tăng về chiều sâu và chiều rộng. Với những lý do trên đây, chúng ta cần đi sâu phân tích tư tưởng triết học về hịa bình của I. Kant trong tác phẩm “Hướng tới nền hịa bình vĩnh cửu” như là một cương lĩnh để xây dựng văn hóa hịa bình trong
thời đại ngày nay.
Tác phẩm “Hướng tới nền hồ bình vĩnh cửu” được I. Kant hồn tất vào năm 1795. Tác phẩm đã xuất hiện sau sự kiện ký kết Hiệp ước hồ bình giữa Pháp và Phổ năm 1795 tại Basel. Một sự kiện lịch sử cụ thể (ở đây là sự kết thúc chiến tranh giữa các nhà nước quân chủ châu Âu và nền Cộng hồ Pháp) đã kích thích I. Kant suy ngẫm về một dân tộc hùng mạnh và được khai sáng, một dân tộc mà, với tư cách thủ lĩnh, sẽ có thể thành lập một liên minh hồ bình giữa các dân tộc như liên minh có khả năng chấm dứt các cuộc chiến
tranh, một cách vĩnh viễn và tạo dựng nền hịa bình phổ biến. I. Kant đã hướng tới những người đứng đầu các quốc gia, đã kiên trì thuyết phục họ chấp nhận những lời khuyên của các nhà khoa học, và đã cố gắng chứng minh sự tồn tại ở một mức độ hài hoà tự nhiên xác định giữa những mệnh lệnh của lý tính đạo đức và lý tính nhà nước. Ơng khẳng định rằng, dự án của các nhà triết học về điều kiện để có thể có nền hồ bình phổ biến cần được các quốc gia tính đến khi các quốc gia này đang chuẩn bị vũ trang cho chiến tranh. I. Kant cảnh báo rằng, tham vọng mở rộng mãi mãi phạm vi ảnh hưởng chỉ dẫn tới cái nghĩa địa khổng lồ chơn cất lồi người.
Theo Nguyễn Quang Hưng, ý tưởng về một nền hịa bình vĩnh cửu của I. Kant có thể được xuất phát từ hai tiền đề tư tưởng chính. “Thứ nhất, đó là chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn tây Âu cận đại với những quan niệm về “quyền tự nhiên của con người”, đặc biệt là các quan niệm về tự do, bình đẳng, bác ái mang tính phổ qt chung của nhân loại của triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Vấn đề quyền con người nổi lên thành mục tiêu cuối cùng mà các nhà nước và thể chế chính trị phải hướng tới, .... Thứ hai, chủ nghĩa tư bản với nền sản xuất hàng hòa, với nền kinh tế thị trường thời I. Kant tuy còn non trẻ, nhưng cũng cho thấy nhu cầu trao đổi thương mại là cơ sở kinh tế chung để các quốc gia cùng hợp tác vì nhu cầu phát triển của mỗi nước” [37, tr. 48].
“Hướng tới nền hồ bình vĩnh cửu” là lời kêu gọi đối với toàn thể loài
người. I. Kant đã cố gắng hình thành các nguyên tắc và các cơ sở của luật quốc tế mà có thể góp phần tạo dựng một cộng đồng loài người thống nhất. Dự án triết học của I. Kant mang tính chất của chủ nghĩa thế giới xét về thực chất của mình: nó khơng hạn chế trong phạm vi các quốc gia châu Âu riêng biệt. Dự án lý luận về nền hịa bình vĩnh cửu được nghiên cứu trong khn khổ một quan điểm triết học lịch sử cụ thể, cùng với định hướng cho tương lai lịch sử toàn thể nhân loại.
I. Kant không giả định sẽ thành lập một nhà nước thế giới, ngược lại, ông hiểu rất rõ tính chất khơng tưởng của tư tưởng này khi ông quan niệm rằng, sự phát triển của các dân tộc riêng biệt sẽ tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tiến bộ xã hội. Theo I. Kant, tiến bộ của lồi người là có thể khi mà liên minh các quốc gia tự do và độc lập chuyển biến thành một liên bang căn cứ trên các mối quan hệ kinh tế và thương mại qua lại và lợi ích chung giữa các dân tộc có tính đến lợi ích riêng của từng dân tộc riêng biệt. Một liên minh như vậy được ông xem xét như là việc thực hiện sự thống nhất căn cứ trên quá trình giao tiếp ngày một mở rộng và trên quá trình hình thành các cơ sở của một nền văn hóa chung.
Suy ngẫm về các cội nguồn của chiến tranh, I. Kant đã đi tới kết luận cho rằng nó đã được tiêm nhiễm vào bản tính con người và thậm chí cịn được coi là một điều gì đó cao q mà khơng phải sự hám lợi mà chính là sự háo danh đã khích thích con người thực hiện [Xem: 137, tr. 32]. Ông thậm chí cịn khẳng định rằng, chiến tranh tự thân nó là một hiện tượng tự nhiên hữu ích, cho phép bảo vệ bản sắc văn hóa và sự độc lập của các dân tộc, trong một chừng mực nào đó là sự kích thích việc phát triển tồn diện những năng lực của con người: chính thơng qua chiến tranh mà tự nhiên bắt con người phải tới định cư ở các vùng sa mạc trên trái Đất, thậm chí là trái ngược với mong muốn của họ [Xem: 137, tr. 30].
Nhưng, điều này hồn tồn khơng có nghĩa rằng, I. Kant tán thành chiến tranh với tư cách một phương thức hành động. Ngược lại, ông khẳng định rằng, chiến tranh là phương tiện tai hại, bắt buộc phải sử dụng để khẳng định các quyền của mình bằng sức mạnh. “Chiến tranh xấu xa vì nó tạo ra nhiều những con người độc ác hơn là huỷ hiệt họ” [137, tr. 32]. Chính ở đây I. Kant đã tiếp thu tư tưởng của Hobbes về bản tính tự nhiên của con người như cội nguồn của trạng thái tự nhiên, tức là trạng thái “chiến tranh chống lại nhau
của tất cả mọi người”. I. Kant nhận thấy rõ rằng: “Trạng thái hồ bình giữa mọi người với nhau không phải là trạng thái tự nhiên (status naturalis) mà đúng ra là trạng thái chiến tranh” [137, tr. 13]. Nhưng, I. Kant đã bảo vệ ý kiến cho rằng lịch sử hiện đại đã đang tiến tới thời điểm mà sau đó những hậu quả tích cực của chiến tranh khơng cịn nữa và biến thành hoạt động phá huỷ của lực lượng quân sự.
Theo đánh giá của I. Kant, năng lực của một dân tộc khởi xướng chiến tranh phụ thuộc đáng kể vào sức mạnh kinh tế của họ, chứ không phải vào kỹ