Tư tưởng về hịa bình trong triết học tây Âu trung cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hòa bình trong triết học phương tây cận hiện đại và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 51 - 57)

Trong triết học tây Âu trung cổ, tư tưởng về hịa bình được đề cập ở nhiều triết thuyết khác nhau, tuy nhiên Kitô giáo là một trào lưu tư tưởng giữ vị trí quan trọng hàng đầu và có ảnh hưởng lớn của thời đại. Kitơ giáo đã tiếp thu định hướng chủ nghĩa thế giới của phái Khắc kỷ, nó để lại dấu ấn ở tồn bộ q trình phát triển tiếp theo của tư tưởng về hịa bình ở phương Tây. Kitơ giáo xuất hiện với tư cách là tôn giáo theo chủ nghĩa thế giới, biểu thị khát vọng của những người bị áp bức và cùng khổ. Nó chống lại quan niệm ủng hộ chiến tranh vốn là đặc trưng cho tư duy cũ, truyền bá hịa bình, bình đẳng và tình yêu. Các triết gia Kitơ giáo khẳng định, hịa bình là giá trị và là nghĩa vụ của hết thảy mọi người dựa trên một trật tự hợp lý và ln lý của xã hội. Hịa

bình không phải chỉ là không có chiến tranh, cũng khơng phải bị hạ thấp xuống tới mức chỉ là giữ cho các bên thù địch nhau cân bằng về quyền lực; mà đúng hơn, hịa bình phải được xây dựng dựa trên việc hiểu biết đúng về con người và đòi phải thiết lập được một trật tự dựa trên nền tảng công lý và bác ái. Hịa bình là kết quả của cơng lý, là kết quả của tình u. Nó được xây dựng dần dần khi người ta theo đuổi một trật tự như Chúa muốn (đạo đức chung nhân loại) và hịa bình chỉ thăng hoa khi mọi người đều cơng nhận ai ai cũng có trách nhiệm xúc tiến hịa bình. Để ngăn chặn chiến tranh, cần phải làm cho hịa bình ăn sâu vào tâm hồn mỗi người.

Tư tưởng về hịa bình trong triết học Kitơ giáo xuất phát từ nguyên tắc nền tảng là phẩm giá con người, tức là nguyên tắc nhân văn. Giáo Hội nhìn nhận mỗi người đều là hình ảnh sống động của Chúa. Vì vậy con người là trọng tâm và linh hồn của tư duy triết học Kitô giáo. Con người là một hữu thể xã hội, có mối quan hệ với mn lồi. Tuy nhiên, tội lỗi đã làm hư hỏng các mối quan hệ của con người với Chúa, với tha nhân, với vũ trụ và với chính bản thân con người. Con người với hai phần hồn và xác như một cá nhân ưu việt và là chủ thể của tất cả hành vi luân lý. Vì là một hữu thể vật chất, con người có liên quan với thế giới này qua thân xác của mình, đồng thời là một hữu thể thiêng liêng mở ra với cõi siêu việt, với Chúa. Vì thế, con người là một hữu thể độc đáo, không thể sao chép, với những phẩm giá siêu việt. Con người được tự do vì đó là sự ban ơn cao q của Chúa. Tự do có giá trị và giới hạn của nó. Tự do liên kết với sự thật và luật tự nhiên và không đi ngược với sự lệ thuộc của con người vào Chúa. Mọi người đều có cùng phẩm giá bình đẳng đối với Chúa cũng như đối với nhau. Từ sự nhìn nhận này, mỗi cá nhân và xã hội mới có thể phát triển đích thực. Bản tính xã hội của con người là một đặc điểm phân biệt con người với các sinh vật khác trên trần gian. Tuy nhiên, nó khơng tự động đưa con người tới chỗ hiệp thơng với

nhau. Nó cần phải được đào tạo để con người vượt qua tự ái và ích kỷ để bộc lộ bản tính này bằng nhiều cách. Các quyền con người nằm trong chính phẩm giá của họ được Chúa dựng nên và Kitơ cứu chuộc. Đó là một tổng thể gồm nhiều quyền khác nhau phải được tơn trọng tồn bộ chứ khơng phải chỉ nhìn nhận một phần. Tuy nhiên, các quyền lợi luôn đi kèm những nghĩa vụ và trách nhiệm tương ứng. Quyền lợi của các dân tộc và các quốc gia đặt nền tảng trên quyền con người của mỗi cá nhân. Quyền này không chỉ diễn tả trên những văn bản mà còn phải được thi hành thực sự trong cuộc sống.

Có thể nói, để nắm bắt tư tưởng về hịa bình của triết học Kitơ giáo như là nền tảng cho văn hóa hịa bình, cần xuất phát từ tư tưởng bác ái của nhân học triết học Kitô giáo như một trong những giá trị nền tảng của văn minh phương Tây. Kinh Thánh mang trong mình những chuẩn mực cơ bản của đạo đức nhân loại, như tính hướng thiện, bài ác, yêu thương tha nhân, tính vị tha, trung thực, nhân ái. Những giá trị cơ bản đó của nhân loại đã được thể hiện trong Kinh Thánh, đồng thời thông qua sinh hoạt tôn giáo mà chuyển tải đến với tín đồ và in dấu ấn vào đời sống xã hội. Thực tế cho thấy, đức bác ái của Kitô giáo đã để lại dấu ấn sâu đậm cho nền văn hóa, đạo đức phương Tây.

Kinh Thánh luôn coi trọng những giá trị nhân văn của con người được thể hiện ở tình bác ái, yêu thương con người. Kinh Thánh hướng tín đồ vào niềm tin về một Thiên Chúa tồn năng, nhưng đầy lịng vị tha bác ái bằng cách yêu thương con người, làm việc thiện. Từ niềm tin vào Thiên Chúa, Kitô giáo đã xây dựng nên hệ thống đạo đức của mình, trong đó, tính nhân bản, hướng thiện được đề cao. Đây cũng chính là chuẩn mực đạo đức xã hội đảm bảo nền hịa bình, “bình an” mà nhân loại ln hướng tới.

Tính nhân văn cơ bản trong Kinh Thánh và trở thành chuẩn mực đạo đức của Kitô giáo chính là tình u thương. Tình u trong Kinh Thánh được đề cập đến trên ba bình diện quan hệ của con người: với cái cao hơn mình (Thiên

Chúa), với cái ngang mình (con người với con người) và với cái thấp hơn mình (thế giới vạn vật). Con người phải yêu mến Thiên Chúa (một hệ giá trị tinh thần chung nhân loại), yêu mến bản thân mình, yêu thương tha nhân, đồng loại và yêu thiên nhiên.

Trong quan niệm của Kinh Thánh, hịa bình, sự bình an mà Chúa để lại và chúc phúc cho loài người bắt nguồn từ yêu tha nhân như là trọng tâm của quan niệm đạo đức về tình yêu. Giới răn yêu thương nhau được coi là nền tảng chung của tất thảy mọi hành vi của các Kitơ hữu. Chính Chúa Giêsu đã ban cho họ giới răn này: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lịng u thương nhau” [30, tr. 1847].

Tình yêu này đã bao hàm cả tình u đơi lứa, vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em, làng xóm, cộng đồng và rộng ra nữa là nhân loại. Ngay Cựu ước đã mở rộng tình yêu tha nhân: “Khi có ngoại kiều cư ngụ với (các) ngươi trong xứ các ngươi, các ngươi đừng ức hiếp nó. (Các) ngươi phải đối xử với người ngoại kiều cư ngụ với các ngươi như với một người bản xứ, một người trong các ngươi; (các) ngươi phải u nó như chính mình, vì các ngươi đã từng là ngoại kiều tại đất Ai-cập” [30, tr. 201]. Đó là những người nghèo khổ, mồ cơi, góa bụa, những người nơ lệ phải lao động vất vả quanh năm. Sách Xuất hành viết: “Mẹ góa con cơi, các ngươi khơng được ức hiếp. Nếu ngươi ức hiếp mà nó kêu cứu tới Ta, ắt Ta sẽ nghe tiếng nó kêu cứu. Nếu ngươi cho một người trong dân Ta, một người nghèo ở với ngươi vay tiền, thì ngươi khơng được xử với nó như chủ nợ, khơng được bắt nó trả lãi. Nếu ngươi giữ áo choàng của người khác làm đồ cầm, thì ngươi phải trả lại cho nó trước khi mặt trời lặn. Nó chỉ có cái đó để đắp, để làm áo che thân; nó sẽ lấy gì mà ngủ? Nó mà kêu cứu Ta, Ta sẽ nghe nó, vì Ta vốn nhân từ” [30, tr. 147].

Sự an bình, hịa bình căn cứ trên tình yêu thương tha nhân được Cựu Ước nêu lên chủ yếu bằng sự cơng bằng, chính trực trong cách cư xử giữa người với người. Hãy xử án theo sự thật. Hãy theo tình nhân ái, yêu thương mà xử sự với nhau. Đừng ức hiếp người góa bụa và trẻ mồ cơi, người ngoại kiều và kẻ nghèo hèn, người tàn tật và nơ lệ, chớ để lịng mưu điều ác hại nhau. Giúp đỡ người túng thiếu là nhiệm vụ tích cực hàng đầu của tình yêu tha nhân. Sách Tô-bi-a liệt kê một số hành vi cụ thể để tỏ lịng thương xót đối với đời sống vật chất của người khác: “Hãy chia cơm sẻ áo cho người đói rách. Phàm là của dư thừa, con hãy lấy mà bố thí, và mắt con đừng có so đo trong việc bố thí của con” [30, tr. 682]. Yêu tha nhân để cùng nhau có được sự bình an được Tân Ước nâng lên thành một trong hai giới răn quan trọng nhất, vì mọi lề luật của Tân Ước đều quy hướng đến mục tiêu mến Chúa và u người.

Để có được bình an cho mọi người trong xã hội, Kinh Thánh dành phần lớn trong Mười điều răn của Chúa để nói tới đạo đức của con người trong quan hệ với tha nhân. Đó là: thảo kính cha mẹ, không giết người, không tà dâm, không lấy của người, không làm chứng dối, không ham muốn vợ (chồng) người, không tham lam, không ham muốn của trái lẽ phải. Đồng thời, yêu người, thương người được Kinh Thánh đòi hỏi phải cụ thể hóa thành những hành động thiết thực cứu giúp con người: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng u thương nơi đầu mơi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” [30, tr. 2154].

Cũng chính từ việc đề cao tình u thương con người, Kinh Thánh khơng chấp nhận bất cứ điều gì làm phương hại đến danh dự, sự sống của con người. Vì vậy, Kinh Thánh rất đề cao giới răn không giết người, không thù hận mà phải là tha thứ, yêu thương con người. Khơng giết người và tha thứ có thể suy rộng ra là sự lên tiếng bảo vệ hịa bình, lên án chiến tranh và những gì làm tổn hại đến nhân cách, phẩm giá của con người. Chúa Giêsu thậm chí cịn lên án

tội giết người từ trong gốc rễ của nó: “Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra tịa. Cịn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra tịa. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Cịn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hỏa ngục thiêu đốt” [30, tr. 1591].

Kinh Thánh còn nêu lên những mối phúc dạy tín hữu yêu thương tha nhân như chính bản thân mình, rằng: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách mặc, cho khách ở nhờ, chuộc kẻ làm tôi, cho người làm thuê, thăm viếng người hoạn nạn, chăm sóc người ốm đau, bệnh tật, đối xử tốt với người dưới, tha thứ kẻ làm mất lòng, khuyên can người lầm lỗi, bảo ban kẻ dốt nát, chôn xác kẻ chết, .... Đó là hệ thống các chuẩn mực giá trị đạo đức mà Kinh Thánh đặt ra để tín hữu hồn thiện bản thân mình và tình u thương tha nhân, đồng loại nhằm đạt tới một cuộc sống bình an, hịa bình chung.

Căn cứ trên đây, triết học Kitô giáo xây dựng quan điểm tồn vẹn về hịa bình. Nó bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: 1. “Thiên Chúa là sự bình an”, hồ bình khơng phải chỉ là vắng bóng chiến tranh mà cịn là cuộc sống viên mãn; 2. Hồ bình là kết quả của cơng bằng khi tơn trọng sự qn bình giữa mọi chiều kích của con người và là kết quả của bác ái khi con người hành động vì tình yêu; 3. Chiến tranh là một sự thất bại của hồ bình, con người có quyền tự vệ chính đáng, có nghĩa vụ bảo vệ hồ bình, bảo vệ người vô tội trước những hành vi tấn cơng, có các biện pháp chống lại những kẻ đe doạ nền hồ bình; 4. Đóng góp của Hội Thánh vào hồ bình là tiếp tục cơng trình cứu độ của Đức Kitô trên trần gian, bằng cách thúc đẩy sự hợp nhất Kitô hữu, tháo gỡ các nguyên nhân xung đột, kêu gọi tha thứ và hồ giải, cầu nguyện cho hồ bình. Những tư tưởng nhân văn này trong tư tưởng triết học về hịa bình của Kitơ giáo là tiền đề tư tưởng lý luận cho tư tưởng hịa bình trong triết học phương Tây thời cận hiện đại.

Như trên cho thấy, tư tưởng hịa bình trong triết học Kitơ giáo đã có sự phát triển tiến bộ hơn so với thời đại trước, sự lên án chiến tranh và khát vọng hướng tới hịa bình được giải quyết trên tinh thần văn hố Kitơ giáo. Theo đó, nền cộng hịa Kitơ giáo được xem như là nhân tố đảm bảo hịa bình xã hội. Nội dung này về sau được các nhà triết học phương Tây cận hiện đại kế thừa vào việc tạo dựng tư tưởng về hịa bình cho thời đại của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hòa bình trong triết học phương tây cận hiện đại và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)