Quá trình hình thành các quốc gia lớn ở châu Âu như các nhà nước dân tộc đã kết thúc ở thế kỷ XVII. Chế độ chuyên chế thể hiện như là tác nhân của xu hướng tập quyền, nó biểu hiện trong con mắt của những người tiến bộ ở thời đại này là bản nguyên hợp lý, có nhiệm vụ chấm dứt các xung đột trong nước và đảm bảo sự ổn định chính trị bên ngồi. Do vậy, những người đương thời nhìn nhận chiến tranh đi liền với q trình ấy nếu khơng phải với một thái độ tán thành, thì cũng như một cái tất yếu, như cái ác không tránh khỏi nhằm trừng phạt con người do tội lỗi của họ. Lý thuyết về tính có chu kỳ của chiến tranh và hịa bình được phổ biến rộng rãi, sự thay thế giữa trạng thái chiến tranh và hịa bình được quan niệm là tất yếu như sự thay thế của các mùa trong một năm.
Triết học phương Tây cận hiện đại “sử dụng tư tưởng để biểu thị” một thời đại lịch sử có quy mơ lớn, có ý nghĩa văn minh hóa. Đó là sự khởi xướng, phát triển khoa học - kỹ thuật dựa trên cơ sở kỹ thuật cơ khí; là tiếp tục hiện đại hóa các phương diện hoạt động sống khác nhau của con người; là giải phóng dần dần cá nhân khỏi lệ thuộc của nông nô, các đặc quyền đặc lợi của đẳng cấp; là bảo vệ và ghi nhận các quyền tự do của con người về mặt lập pháp; là bảo vệ phẩm giá của cá nhân; phát triển văn hóa theo các nguyên tắc khai sáng; là cải cách Kitơ giáo và các tín ngưỡng khác. Các học thuyết và các tư tưởng triết học xã hội, triết học pháp quyền và chính trị xã hội của các nhà triết học phương Tây cận hiện đại là câu trả lời cho những nhu cầu và những
đòi hỏi của thời đại. Tư tưởng triết học về hịa bình ở giai đoạn lịch sử này là một trong những câu trả lời cho nhu cầu về môi trường xã hội thuận lợi và phù hợp cho sự phát triển hịa bình và tiến bộ của xã hội cơng nghiệp.
Trong bối cảnh của thời đại, có hai sự kiện lịch sử có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các nước phương Tây trên mọi mặt đời sống xã hội ở thời cận hiện đại. Đó là cuộc cách mạng cơng nghiệp Anh và cuộc cách mạng tư sản Pháp. Vào nửa cuối của thế kỷ XVIII, một loạt nước tây Âu đã đạt đến một trình độ phát triển kinh tế tương đối cao theo con đường tư bản chủ nghĩa. Sự kiện quan trọng nhất trong đời sống kinh tế của xã hội tư bản lúc bấy giờ là cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ năm 1760, nó khơng chỉ bao gồm ngành dệt mà còn lan rộng ra khắp các ngành sản xuất khác và làm thay đổi bộ mặt của nước Anh. Nó biến nước Anh từ một nước có nền cơng nghiệp nhỏ bé thành một nước tư bản chủ nghĩa lớn mạnh nhất, có ảnh hưởng lớn về kinh tế và chính trị đến các nước trên thế giới [Xem: 118, tr. 140].
Cuộc cách mạng cơng nghiệp ở Anh có tác động tới sự phân chia giai cấp trong xã hội, sự xung đột xã hội bắt đầu tăng lên. Kết quả trực tiếp nhất của cuộc cách mạng cơng nghiệp là sự hình thành các trung tâm cơng nghiệp lớn. Tồn bộ nước Anh được liên kết với nhau nhờ mạng lưới đường sắt và qua đó máy móc, hàng hố và nguyên liệu được vận chuyển đi một cách nhanh chóng. Những ngành cơng nghiệp mới hình thành địi hỏi phải có một số lượng lớn cơng nhân có sẵn để đáp ứng nhu cầu của nó. Nhờ cuộc cách mạng cơng nghiệp mà giai cấp tư sản trở thành giai cấp đại diện cho lý tính đã có được địa vị của tầng lớp q tộc trước kia. Từ đây, giai cấp tư sản sẽ cai trị xã hội nhân danh lý tính, khoa học. Chính sự phát triển của cuộc cách mạng cơng nghiệp tất yếu làm nảy sinh nhu cầu về một nền hịa bình bền vững tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Ở Pháp, trong những năm 1789 - 1794 đã nổ ra cuộc cách mạng tư sản, “như một sự kiện lịch sử trọng đại đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến thối nát và thiết lập chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa” [118, tr. 117] nó mở rộng đường cho lực lượng sản xuất của xã hội tư bản phát triển. Đây là một sự kiện gây tiếng vang lớn và có ý nghĩa vạch thời đại. Bởi vì nó đã làm cho những quan hệ phong kiến cũ bị phá vỡ, chế độ chính trị quân chủ sụp đổ. Các nhà tư tưởng tiến bộ đương thời đã hào hứng chào đón sự kiện này. Khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái” được viết trên lá cờ của cách mạng tư sản Pháp đã có ảnh hưởng mạnh mẽ và là nguồn cảm hứng cho những suy ngẫm trong lĩnh vực triết học xã hội, trước hết là vấn đề về hịa bình như một mơi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển như vũ bão của xã hội cơng nghiệp mới xuất hiện. Chính vì vậy mà “tự do, bình đẳng và bác ái” trở thành những mục đích quan trọng nhất để các triết gia thời kỳ này tiếp cận luận chứng cho tư tưởng về nền hịa bình xã hội vĩnh cửu.