Từ xa xưa, lồi người tiến bộ đã coi hịa bình là cái thiện lớn nhất, cịn chiến tranh là cái ác. Song thực tế cho thấy không thể chấm dứt sự sát hại lẫn nhau của con người, chiến tranh vẫn đồng hành cùng nhân loại, do vậy việc thực hiện mơ ước về hịa bình chỉ được coi là công việc đã diễn ra trong quá khứ. Nhiều thần thoại trên thế giới đã chỉ ra sự thống trị của hịa bình ở thời kỳ lịch sử q khứ vàng son, sau đó nó bị thay thế bằng thời kỳ thù địch và chiến tranh tàn khốc. Cũng chính điều này làm cho đề tài về hịa bình và chiến tranh luôn hiện diện trong lịch sử triết học với tư cách là một nội dung quan trọng của nó.
Trong xã hội Hy Lạp cổ đại, những vấn đề chiến tranh và hịa bình của thời đại đã được phản ánh trong những tư tưởng triết học thời kỳ này, quan niệm về hịa bình chủ yếu dừng lại ở vấn đề chấm dứt nội chiến giữa các nhà nước - Thành bang, còn chiến tranh vẫn hiện diện như một tất yếu của xã hội, bởi vì xã hội chiếm hữu nô lệ không thể khước từ chiến tranh, nó như là phương tiện cung cấp nô lệ và bắt họ quy phục. Do vậy, Heraclite khẳng định “chiến tranh - cha đẻ của vạn vật” [90, tr. 120].
Platon cũng khu biệt hai loại chiến tranh - nội chiến và ngoại chiến. Theo ơng, chỉ có ngoại chiến là chiến tranh, còn nội chiến là bất hòa, là cuộc huynh đệ tương tàn không cho phép. Do vậy, nếu người Hy Lạp chiến đấu chống lại người man rợ và người man rợ chiến đấu chống lại người Hy Lạp, thì chúng ta nói rằng, họ gây chiến với nhau, họ là kẻ thù của nhau do bản tính của mình và có thể gọi sự thù địch ấy là chiến tranh. Còn khi một điều tương tự diễn ra giữa những người Hy Lạp, thì cần nói rằng, họ là bạn hữu của nhau do bản tính của mình, nhưng những người Hy Lạp trong trường hợp này và cảnh huynh đệ tương tàn ngự trị ở trong nó, cần gọi thù địch như vậy là bất hòa. Ơng nhận thấy những lợi thế hiển nhiên của hịa bình và bản chất độc ác của chiến tranh, coi chiến tranh là cái ác lớn nhất. Nguyên nhân của chiến tranh là thói hám lợi do nghèo đói, mọi cuộc chiến tranh đều diễn ra vì tranh giành của cải. Chính vậy mà theo Ploton, “Điều tốt nhất - khơng có chiến tranh, khơng có huynh đệ tương tàn: thật là khủng khiếp nếu xuất hiện nhu cầu về chúng, cịn hịa bình - tình thân ái của mọi người” [90, tr. 228].
Platon nhớ lại “thế kỷ vàng son”, khi con người hứng thú quan tâm lẫn nhau do họ cịn ít ỏi. Ở đó cảnh huynh đệ tương tàn chưa từng xuất hiện, mọi người yêu thương nhau, đối xử với nhau một cách thiện tâm, không phải tranh giành thức ăn của nhau, vì thực phẩm khơng thiếu thốn. Một thực tế khác ở thời đại của Platon là chiến tranh diễn ra liên miên. Cái được người Hy Lạp
gọi là hịa bình, trên thực tế chỉ là tên gọi, cịn chiến tranh khơng khoan nhượng luôn diễn ra giữa các Thành bang. Tất cả đều lao vào chiến tranh chống lại nhau cả trong đời sống xã hội, cả trong đời sống riêng tư và mỗi người cũng tự chiến đấu chống lại bản thân mình. Cuối đời mình, Platon trong tác phẩm Luật pháp đã một lần nữa khẳng định: “Hịa bình tốt hơn chiến
tranh; hòa giải tốt hơn chinh phạt” [39, tr. 803].
Đúng như tác giả Đỗ Minh Hợp đã nhận xét, ẩn ý đứng ở đằng sau những suy luận nêu trên của Platon là tư tưởng về hịa bình, nó như là khát vọng của dân tộc Hy Lạp khi đang phải hứng chịu những cuộc chiến tranh (nội chiến và ngoại chiến) tàn khốc: “Platon có khát vọng bảo vệ thế giới tránh khỏi suy đồi, bảo vệ những nguyên tắc sinh hoạt tuyệt vời và cao cả được dân tộc Hy Lạp tạo ra. Vào thời Platon, chúng đang bị khủng hoảng sâu sắc, bị thay thế bằng những lối ứng xử và quan hệ mới. Nhà tư tưởng cố gắng nắm bắt và giữ lại thế giới đang chao đảo, tan rã, biến mất bằng sức mạnh tinh thần của mình. Để phục hồi những cái đang tiêu vong, đang biến mất, thì vận động phải dừng lại trong tính ổn định tuyệt đối của tồn tại. Nhà nước hoàn hảo cần phải giải quyết vấn đề này. Nhìn nhận nó, chúng ta trước hết nhận thấy sức mạnh cưỡng chế, đàn áp và bạo lực khổng lồ của nó. Song, chúng ta dường như lại khơng nhận thấy mâu thuẫn bi đát của cuộc sống làm xuất hiện nhà nước lý tưởng, hịa bình mà cơng dân nhận được trong nhà nước của Platon nhờ tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp” [Xem: 33, tr. 216].
Aristotes không xây dựng lý thuyết không tưởng về nền hịa bình trong nhà nước lý tưởng mà đưa ra một cái nhìn tỉnh táo về vấn đề hịa bình và chiến tranh trong điều kiện nhà nước - thành bang. Ông viết: “Chiến tranh cũng là một nghệ thuật tích lũy tài sản giống như là nghề săn bắn để săn bắt các loài dã thú, và để bắt những người mà thiên nhiên tạo ra để bị cai trị
nhưng lại không chịu khuất phục. Chiến tranh [nhằm thống trị] được xem là chiến tranh cơng chính hiểu theo nghĩa tự nhiên” [01, tr. 63].
Đồng thời, xuất phát từ bản chất xã hội của con người, Aristotes cũng nhận thấy khát vọng tự nhiên của con người là hướng tới các hình thức chung sống hịa bình, cơng bằng và tốt đẹp. Ông quan ngại theo dõi những cuộc xâm lăng của học trị mình là Alexander Macedonie.
Đế chế hùng mạnh của Alexander Macedonie, sau đó là Đế chế Rome đã đem lại đòn bẩy làm xuất hiện tư tưởng về việc xác lập nền hịa bình trong khn khổ nhà nước tồn cầu như nhà nước hợp nhất toàn thể loài người.
Phái Khắc kỷ (Stoicism) lần đầu tiên đã tuyên truyền về một nhà nước khơng cịn đứng đối lập với bất kỳ nhà nước khác nào, vì mọi biên giới đều biến mất. Xu hướng cá nhân chủ nghĩa trong đạo đức học Khắc kỷ được hợp nhất với xu hướng xã hội. Đạo đức học Khắc kỷ là học thuyết về sự ghét bỏ thế giới và về sự tự khẳng định nhằm chống lại thế giới, đức hạnh được phái Khắc kỷ coi là có tổ quốc mạnh, bạn hiền. Họ phân chia phúc lợi ra thành phúc lợi tinh thần và phúc lợi bên ngồi. Trong đó, phúc lợi tinh thần là đức hạnh và những hành vi có đức hạnh, cịn phúc lợi bên ngồi là có tổ quốc mạnh và bạn hiền.
Chủ nghĩa Khắc kỷ thời hậu kỳ đã đoạn tuyệt với thái độ tích cực truyền thống đối với lịng dũng cảm chiến đấu, tun bố nền hịa bình phổ biến, tình bác ái và bình đẳng của mọi người. Theo Epictetius, con người trở thành công dân của thế giới, lồi người là một gia đình thống nhất, mọi người đều bình đẳng. Céneca lên án chiến tranh và cho rằng, sát hại do những người bình thường gây ra sẽ bị trừng phạt, chúng ta quen ca ngợi chiến tranh chỉ vì nó sát hại tồn thể các dân tộc; khát vọng xâm lược là khát vọng điên rồ; những kẻ xâm lược đem lại tai họa khủng khiếp cho loài người hơn là lũ lụt và động đất. Phái Khắc kỷ đem lại sự bình đẳng trước pháp luật cho mọi người giữa
người Hy Lạp và người man rợ. Đây là một bước tiến lớn trong tư tưởng về hịa bình và được các nhà triết học thời sau kế thừa, phát triển.
Những tư tưởng về nền hịa bình phổ biến căn cứ trên lý luận về “cơng dân tồn cầu” của phái Khắc kỷ đã trở thành cơ sở cho quan điểm về xã hội dân sự toàn cầu đang ngày một trở nên phổ biến. Xã hội dân sự toàn cầu là khái niệm được sử dụng trong hàng loạt quan điển về tồn cầu hóa để biểu thị cộng đồng người lớn nhất nằm ngồi chính trị, hợp nhất trong mình hàng loạt cộng đồng xã hội cùng loại về mặt chính trị - xã hội dựa trên những giá trị chung và nhằm mục đích giải quyết những vấn đề có ý nghĩa chung của toàn thể loài người. Cùng với việc mở rộng lĩnh vực ảnh hưởng của xã hội dân sự và việc củng cố địa vị của nó như chủ thể cơ bản của những biến đổi về thiết chế trong chỉnh thể xã hội hiện đại ở giai đoạn chuyển tiếp của nó sang thời hậu hiện đại thì cũng đang diễn ra việc tồn cầu hóa các q trình thể chế hóa.
Khát vọng chỉ ra việc khắc phục những hạn chế về không gian và khuôn khổ nhà nước dân tộc xuất phát từ tư tưởng về “trạng thái dân sự toàn cầu” đang ngày càng được tích cực phục hồi và nghiên cứu trong khoa học xã hội mấy thập niên gần đây. Những người bảo vệ nó đang cố gắng chứng minh sự cần thiết của sự giao tiếp tồn cầu được giải phóng khỏi sự can thiệp của các chủ thể chính trị. “Xã hội dân sự tồn cầu” mang tính tồn cầu khơng những vì nó cấu thành từ những mối quan hệ xuyên qua ranh giới dân tộc và đi qua “khơng gian tồn cầu” mà cịn vì tư duy tồn cầu bắt đầu có hiệu lực ở những thành viên của xã hội dân sự toàn cầu. Cơ sở xã hội của xã hội dân sự toàn cầu là các phong trào và các tổ chức khác nhau, tức các tổ chức tham gia vào việc bảo vệ mơi trường bao quanh và nền hịa bình, các quyền con người và bản sắc văn hóa của dân bản xứ.
Xét đến cùng, tư tưởng về “xã hội dân sự tồn cầu” nhằm mục đích đảm bảo cuộc sống hịa bình bắt nguồn từ quan điểm về con người, hay nói chính
xác hơn, về nhân tính của con người. Theo lý tưởng khắc kỷ về cá nhân, con người cần phải tổ chức cuộc sống của mình một cách phù hợp với bản chất của nó, tức phù hợp với bản chất của tồn tại người và của tồn tại vũ trụ. Chỉ cuộc sống phù hợp với bản tính người mới làm cho con người trở nên hạnh phúc. Khát vọng chung nhất của cuộc đời là nhu cầu tự vệ, là an bình, là hịa bình. Chỉ cái gì bảo vệ con người và cho phép con người tự hiện thực hóa bản thân thì mới có ý nghĩa và có giá trị. Khơng nên hiểu khát vọng tự vệ của phái khắc kỷ là khát vọng kéo dài tồn tại thế tục bằng mọi giá. Ngược lại, sự tồn tại tự thân nó khơng có giá trị đối với phái khắc kỷ. Chỉ cuộc sống phù hợp với bản tính người mới có giá trị và có ý nghĩa, tức phù hợp với những cái làm cho con người trở thành Người. Cuộc sống khác không những khơng tốt đẹp mà cịn tai hại. Con người khơng nên tự ràng buộc bản thân mình với cuộc sống như vậy và sẵn sàng khước từ nó khi cần thiết.
Theo phái khắc kỷ, nhân tính như là sự phù hợp với lý tính. Nhân tính mà con người cần phải tn thủ, hồn tồn khơng bao hàm những dục vọng tự nhiên, bẩm sinh, nó là những cái làm cho con người trở thành Người, biểu thị mục đích và sứ mệnh của con người, nó là số phận đích thực của con người, tức là cái phúc duy nhất được định trước cho con người. Vì con người có lý tính, nên chỉ những cái gì phù hợp với lý tính mới có giá trị đối với nó. Nhờ có lý tính mà đức hạnh biểu thị cuộc sống tốt đẹp nhất. Do vậy, việc tiến hành một cuộc sống đức hạnh chính là việc tuân thủ nhân tính. Khơng có và khơng thể có một cái phúc nào khác ngồi đức hạnh đối với con người. Cuộc sống đức hạnh chính là hạnh phúc tự thân nó, khơng cần đến những điều kiện bổ sung, những phát minh và những thành tựu nào.
Cái ác duy nhất là tật xấu. Kẻ có tật xấu là kẻ bị lôi cuốn bởi những dục vọng bất hợp lý, kích thích nó hành động một cách trái ngược với nhân tính. Con người như vậy khơng làm chủ được bản thân (không thuộc về bản thân).
Khơng phải lý tính và sự hướng thiện, mà các lực lượng bên ngồi xa lạ với bản tính của nó chi phối nó. Chúng thâm nhập vào con người và có quyền lực đối với con người dưới dạng các cảm xúc (các ham muốn vô độ, các dục vọng không kiềm chế, không loại bỏ được). Phái Khắc kỷ so sánh con người có tật xấu với bệnh nhân. Những tật xấu là những căn bệnh của tâm thần. Tương ứng thì việc đi theo con đường đức hạnh là việc chữa trị tâm thần. Đó là những luận điểm mang tính chất nền tảng để tạo dựng cơ sở tinh thần cho thế giới đang tồn cầu hóa.
Trước thời đại lịch sử chiến tranh diễn ra liên lục, vấn đề hịa bình được đặt ra một cách thiết yếu, như là một nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại của con người trong thế giới Hy Lạp, nó khơng những được thể hiện và phản ánh trong các tư tưởng về hịa bình của các triết gia Hy Lạp mà cịn được thể hiện trong thơ ca, trong những vở kịch của thời đại “Iliad, bài anh hùng ca về nguyên mẫu võ, nói về cuộc chiến tranh ghê tởm, tồi tệ, tai hại, đẫm máu, tàn bạo, phá hủy, mệt mỏi, ác nghiệt và đầy nước mắt, và chỉ có một, ý nghĩa chủ yếu, tích cực đó là: “mang đến vinh quang”. Dù trong thơ ca, kịch hay văn xuôi, chiến tranh vẫn thường bị lên án là một điều sai trái cịn hồ bình được tán dương là một thời kỳ thịnh vượng và vui vẻ. Trong những vở hài kịch của Aristophanes được dựng trong thời kỳ chiến tranh Peloponnese, thì hịa bình đã được ca ngợi, là một thời điểm khi mà các lễ hội của đất nước có thể được tiến hành mà khơng phải sợ gì, cịn lương thực, đồ uống và tình dục thì tràn ngập. Nghiêm túc hơn, sự hiểu biết mà ai cũng biết cho thấy rằng đối với người Hy Lạp, cũng như đối với chúng ta, chiến tranh là khơng bình thường, cịn hịa bình thể hiện trật tự tự nhiên của vạn vật: „khi chiến tranh, giấc ngủ bị đánh thức bởi những cái kèn trumpet, khi hịa bình, thì bởi những tiếng chim‟ (Polubiusv12.26.2; Plutarch, Nicias9.2); „khi hịa bình, những người
con trai chơn cất bố mình; khi chiến tranh, những người bố phải chôn con trai họ (Herodotus 1.87)” [128, tr. 39].
Tóm lại, từ những cuộc chiến tranh diễn ra giữa các nhà nước thành bang trong xã hội Hy Lạp cổ đại, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã thấy được vai trò của chiến tranh cũng như giá trị của hịa bình. Theo đó chiến tranh và hịa bình gắn liền với quan hệ sống, cuộc sống của nhà nước thành bang, nó là một kiểu tổ chức sinh hoạt cộng đồng lấy giá trị tối cao là sự thơng thái làm nền tảng, nên hịa bình trong nhà nước thành bang được hiểu là một lối sống phù hợp với chuẩn tắc của nhà nước thành bang là dân chủ, tự do và pháp quyền - những giá trị mà dựa vào đó, con người có thể hướng tới một xã hội tốt đẹp, lý tưởng, thịnh vượng - những giá trị được các nhà triết học phương Tây cận hiện đại kế thừa trong việc luận chứng tư tưởng hịa bình ở thời đại của các ơng. Bên cạnh đó, một giá trị tư tưởng hịa bình trong triết học Hy Lạp cổ đại được các nhà triết học phương Tây cận hiện đại kế thừa mà I. Kant là đại biểu, chính là tư tưởng về “cơng dân toàn cầu”, “nhà nước toàn cầu” của chủ nghĩa Khắc kỷ.