Trước hết cần nhấn mạnh rằng, vốn được các nhà tư tưởng lớn ở thế kỷ XVII xây dựng, lý luận về nguồn gốc khế ước của nhà nước đóng một vai trị quan trọng trong việc hình thành tư tưởng khế ước quốc tế về hịa bình. Tư tưởng này xuất hiện như là sự cải biến các dự án trung cổ về “nền cộng hịa Kitơ giáo”. Nhưng để trụ vững và có được sắc thái thế giới quan chung, thì nó cần được luận chứng về mặt triết học. Sự luận chứng này bắt nguồn từ lý luận về khế ước xã hội, theo đó nhà nước xuất hiện nhờ khế ước giữa mọi người. Thiếu một khế ước như vậy, con người sẽ không thể đảm bảo được những quyền tự nhiên của mình về an ninh và về sở hữu tài sản. Sau đó, khế ước này cần được phổ biến ở các quốc gia hiện đang nằm trong trạng thái thù địch, chúng cần phải khế ước với nhau để đảm bảo an ninh cho nhau và loại trừ khả năng thủ tiêu lẫn nhau.
Như đã rõ, vào nửa cuối thể kỷ XVII, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cách mạng Anh (1642 - 1648), nó đã thủ tiêu các quan hệ xã hội phong kiến. Đấu tranh cách mạng và “ngoại chiến” đã đặt ra một cách gay gắt vấn đề về đảm bảo hịa bình, về nhà nước và về quyền lực khiến cho T. Hobbes (1588 - 1679) không thể không xem xét chúng. Theo T. Hobbes, chiến tranh hoàn toàn phù hợp với bản tính của con người, “chiến tranh chống lại nhau của mọi người” là trạng thái khởi thuỷ (tự nhiên) của con người. Cạnh tranh, không tin tưởng nhau và khát vọng đoạt chiếm vinh quang là các nguyên nhân làm cho chiến tranh vẫn tiếp tục diễn ra, là tai họa đối với con người và nó khơng cho phép tồn tại tinh thần yêu lao động, làm cho hiệu quả công việc giảm sút và kinh tế không thể thịnh vượng. Chiến tranh diễn ra sẽ khơng có chỗ cho cơng
nghiệp phát triển, sẽ cản trở sự trồng trọt trên trái đất, và ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nghề hàng hải, khiến cho việc nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển là khơng thể, khơng có các tịa nhà rộng rãi, khơng có phương tiện chuyển động, khơng có tri thức về diện mạo của trái đất, khơng tính đến thời gian, khơng có nghệ thuật, không thư từ, không xã hội. Trong tất cả những điều nói trên, điều tệ hại nhất là “nỗi sợ hãi liên tục, mối nguy hiểm về cái chết hung bạo; cuộc sống con người lúc đó chìm trong cơ đơn, nghèo khó, ơ trọc, tàn bạo và ngắn ngủi” [Dẫn theo: 79, tr. 397].
Theo chúng tơi, trong lập luận về hịa bình của T. Hobbes cần quan tâm tới nội dung sâu sắc và hết sức nhân văn, mang tính định hướng cho tình u hịa bình trong luận điểm “chiến tranh chống lại nhau của mọi người”. Ông xuất phát từ lập luận trên để luận chứng cho sự bình đẳng và do đó theo ơng, từ sự đồng đều về khả năng này, nảy sinh sự đồng đều về niềm hy vọng trong việc đạt tới các mục đích của chúng ta. Và vì thế, nếu như có nhiều người cùng ước muốn về một điều, thì khơng thể nào tất cả cùng được hưởng, do đó, họ trở thành thù địch của nhau [Xem: 79, tr. 396]. Như vậy, từ chỗ khẳng định bình đẳng về tự nhiên, T. Hobbes đã chuyển sang bình đẳng về tư tưởng, về tính không thể thủ tiêu được của cuộc chiến tranh chống lại nhau của mọi người. Đó là đặc tính của con người khi sinh ra đã có thiên hướng quan tâm tới lợi ích của bản thân mình hơn là đến phúc lợi chung của xã hội, muốn đấu tranh nhiều hơn là tránh xung đột, do vậy cần giáo dục người ta tơn trọng lợi ích của người khác nhờ sử dụng những luận cứ của lý tính, các biện pháp khác nhau của nhà nước.
Tuy nhiên, trạng thái “chiến tranh chống lại nhau của mọi người” cũng đưa tới chỗ thủ tiêu quan niệm về những cái đúng đắn, hợp pháp, những quan niệm về sở hữu, về cái thuộc về tôi và cái thuộc về anh. Những khát vọng làm cho con người hướng tới hịa bình là nỗi sợ hãi về cái chết, mong muốn những
sự vật cần thiết cho một cuộc sống tốt đẹp, hy vọng sở hữu chúng bằng tình u lao động của mình. Lý tính của chúng ta mách bảo những điều kiện cần thiết cho hịa bình, dựa trên đó mọi người có thể đi đến khế ước với nhau để đảm bảo hịa bình. T. Hobbes gọi những điều kiện đó là Luật tự nhiên. Nói cách khác, vốn là tiền đề đối với triết học cận hiện đại, luận điểm coi con người là một bộ phận của tự nhiên là một luận điểm căn bản và rõ ràng. Do vậy, theo T. Hobbes, cần bắt đầu từ việc khẳng định những thuộc tính vốn có ở con người như một thực thể tự nhiên, sau đó mới chuyển từ việc xem xét con người tự nhiên sang bản tính người, tức là những thuộc tính biểu thị bản chất của nó.
T. Hobbes cho rằng thể xác con người cũng có những thuộc tính tự nhiên, như có khả năng vận động, có hình dạng, có vị trí trong khơng gian, khả năng tự ni dưỡng, sinh đẻ và thực hiện nhiều hành vi khác do nhu cầu tự nhiên quy định. Nhưng, trung tâm chú ý là những đặc điểm về lý tính và bình đẳng trước người khác với tư cách là những thuộc tính sâu xa của bản chất con người, và quan niệm này được coi là hoàn toàn tự nhiên mà Hobbes gọi là “các luật tự nhiên”. Theo ông, Luật tự nhiên (lex naturalis) là quy định hay quy tắc chung được con người phát hiện ra, là những quyền cơ bản của con người. Theo đó, con người bị cấm làm những gì có hại cho cuộc sống của mình hay tước mất phương tiện tự vệ của bản thân, và cấm được bỏ qua những gì mà mình coi là phương tiện tốt nhất để giữ gìn cuộc sống của họ. Do vậy mà T. Hobbes viết: “Cái đam mê hướng người ta đến hịa bình là sự sợ chết, muốn những thứ cần thiết cho một đời sống tiện nghi thoải mái, và một niềm hy vọng đạt được chúng nhờ tài khéo của mình. Và lý trí gợi ý những điều thích hợp cho hịa bình, mà con người có thể nhất trí với nhau. Các điều này là những cái mà người ta gọi là Luật tự nhiên” [Dẫn theo: 79, tr. 397].
T. Hobbes chỉ ra Luật tự nhiên cơ bản đầu tiên là: “Phải theo đuổi hịa bình ở bất cứ ở đâu có thể có” [Dẫn theo: 79, tr. 401]. Từ đó là Luật thứ hai: “Cá nhân sẵn sàng, khi những người khác cũng thế, đặt mục đích hịa bình và tự vệ bản thân lên trên hết; cá nhân bằng lòng với quyền tự do trong khn khổ mà anh ta có thể chấp nhận dành cho người khác trong tình huống tương tự” [Dẫn theo: 88, tr. 115]. Cho tới khi mỗi người sẽ cịn có quyền làm tất cả những gì mình muốn, khi đó con người cịn ở trong trạng thái chiến tranh. Sau khi khước từ các quyền tự nhiên của mình, và tự nguyện ghi nhận sự khước từ đó trong khế ước giữa mọi người, con người tham gia vào trạng thái công dân được thực hiện ở trong nhà nước. Theo T. Hobbes, khế ước như vậy là hệ quả tất yếu của luật tự nhiên thứ ba. Luật tự nhiên thứ ba nói rằng, mọi người cần hồn thành những khế ước đã ký kết, nó là cội nguồn của cơng bằng.
Nếu cơng bằng do khế ước trước đó quy định, thì sự biết ơn do lịng nhân từ quy định là Luật tự nhiên thứ tư. Theo T. Hobbes, sau khi con người nhận được sự giúp đỡ của người khác, thì họ cần phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa để người giúp đỡ khơng có căn cứ để hối hận về lịng nhân từ của mình. Đây là điều kiện để đảm bảo cho hịa bình của cơng dân, cũng như các luật kế tiếp.
Tiếp đến, T. Hobbes còn nêu ra các luật tự nhiên khác nữa nhằm đảm bảo cho hịa bình xã hội. Luật tự nhiên thứ năm tuyên bố con người cần làm cho mình trở nên bình đẳng với những người khác. Luật tự nhiên thứ sáu nói rằng, hãy tha tội quá khứ khi có mặt những đảm bảo đối với tương lai. Luật tự nhiên thứ bảy khẳng định rằng, khi phục thù thì phải tn thủ khơng phải theo quy mô của cái ác đã thực hiện, mà tuân thủ theo quy mô của cái thiện sẽ đến. Luật tự nhiên thứ tám địi hỏi khơng được bày tỏ thái độ căm thù người khác bằng việc làm, lời nói, cử chỉ. Luật tự nhiên thứ chín cho rằng, cần phải thừa nhận mọi người sinh ra đều là bình đẳng với mình [Xem: 88, tr. 115]. Ngồi
những luật tự nhiên như đã nói, T. Hobbes cịn đề cập đến các luật khác nữa như, Luật công bằng, Luật quy chế an toàn, Luật phân xử.
Chúng ta có thể thấy, T. Hobbes đồng nhất các luật tự nhiên với các chuẩn mực đạo đức. Khi đó ơng đã biến lợi ích riêng tư của con người, tức là những cái họ phục tùng trong hành vi của mình trở nên hài hịa với đạo đức. Theo đó, quy tắc ứng xử thứ nhất của con người - đó là sự khơn ngoan, một kiểu tiêu chuẩn và quy tắc chung nhất mà con người cần phải phục tùng do sợ hãi trước cái chết và trở thành quy tắc ứng xử phổ biến, chứ không phải là quy tắc riêng biệt của cá nhân. Khi đó bổn phận phải căn cứ trên sự khơn ngoan, nó bảo vệ con người khỏi sự thù địch, sát hại lẫn nhau, và cũng chính sự khơn ngoan (ánh sáng của lý tính tự nhiên) dẫn mọi người tới khế ước về xã hội công dân nhằm đảm bảo cho hịa bình xã hội.
Song, trong suy ngẫm về nền hịa bình của xã hội cơng dân, T. Hobbes cũng không né tránh một vấn đề khác nảy sinh từ luận điểm về sự bình đẳng tự nhiên giữa mọi người và các quy tắc ứng xử phổ biến, kể cả khả năng đem lại cái ác cho người khác, cho xã hội. Do đó, ánh sáng tự nhiên của lý tính kêu gọi và bắt buộc con người phải ứng xử với tha nhân như họ ứng xử với bản thân mình [Xem: 79, tr. 398]. Ở đây, họ lại phục tùng các nguyên tắc “khôn ngoan” và “vị kỷ”. T. Hobbes đã vấp phải và không thể luận giải vấn đề về nguồn gốc của bất bình đẳng xã hội. Nếu mọi người sinh ra là bình đẳng với nhau và ứng xử phù hợp với quy tắc “khơn ngoan”, thì tại làm sao lại xuất hiện những kẻ mạnh bắt kẻ yếu phục tùng mình? Song, điều quan trọng ở đây là Hobbes thừa nhận sự bất bình đẳng đang thống trị trong xã hội đương thời như là nguyên nhân của xung đột, chiến tranh, thủ tiêu hịa bình. Lơgíc suy luận như vậy đã dẫn T. Hobbes đến quan niệm coi nhà nước với tư cách một nhân tố quan trọng đảm bảo hịa bình xã hội.
Với T. Hobbes, trạng thái hồ bình và tương trợ là khơng thể, nếu khơng có một quyền lực nào đó được thiết lập, và đủ mạnh hay như một nhà nước mạnh [Xem: 79, tr. 398]. T. Hobbes không dừng lại ở việc ghi nhận sự tách rời giữa những lí tưởng về bình đẳng và tự do, mà dường như nó phù hợp với bản tính chân thực của con người, với cuộc sống hiện thực của con người. Ông nghiên cứu vấn đề trên một cách sâu sắc và triệt để. Ông hiểu sự tách rời giữa lí tưởng với hiện thực như là khả năng mang tính nguyên tắc, thường trực, bắt nguồn từ chính bản tính con người. Chính vì vậy, quan tâm của con người chỉ đến bản thân mình được đáp ứng bằng cuộc chiến mn thuở chống lại nhau của mọi người.
T. Hobbes muốn nhất quán gắn liền hình ảnh chiến tranh chống lại nhau của mọi người không hẳn chỉ với quá khứ, trong trạng thái tự nhiên mà chủ yếu với những biểu hiện hiện thực trong cuộc sống xã hội và với cách ứng xử của con người ở thời đại ơng. Ơng sử dụng trạng thái tự nhiên được phóng đại như một lời thức tỉnh lương tri mang tính đạo đức - nhân văn đối với xã hội đương thời. Dường như T. Hobbes muốn cảnh tỉnh với tất cả mọi người rằng, hãy suy ngẫm về những hệ quả tất yếu sẽ xuất hiện, nếu chỉ thực hiện quy tắc duy nhất là “cá nhân chỉ tuân thủ những khát vọng của bản thân”, mà khơng tính đến phúc lợi chung của tồn xã hội và lợi ích của những người khác, nếu khơng có trật tự xã hội, các chuẩn tắc, và các chế tài. Đây cũng có thể nói là một kiểu luận chứng cho khế ước xã hội, trước hết là đối với mỗi cá nhân riêng biệt, đối với hạnh phúc của bản thân. Đồng thời T. Hobbes cũng lưu ý tới một sự thật khác là: bất chấp khát vọng phân chia lại quyền lực và sở hữu, con người vẫn buộc phải sống trong cùng một nhà nước và phục tùng luật pháp, có như vậy mới đảm bảo được hịa bình xã hội.
Khát vọng hồ bình của con người, tức một cuộc sống đồng thuận, có trật tự với những người khác, đòi hỏi họ phải biết hy sinh và kiềm chế bản thân
lớn tới mức có khi họ không chịu đựng nổi và không làm được. Nhưng, thực chất của vấn đề đối với T. Hobbes là lời tuyên bố đanh thép, theo đó mỗi cá nhân cần khước từ những ham muốn vô tận của bản thân mình, vì điều này khơng cho phép mọi người có thể cùng nhau chung sống hịa bình. Từ đó, ơng kết luận, quy định của lý tính là: vì hồ bình, con người thậm chí cần khước từ các quyền xa xưa của bản tính con người - bình đẳng tuyệt đối, tự do vơ hạn. T. Hobbes kiên định quyền lực mạnh, nhưng phải là quyền lực dựa trên luật pháp và lý tính.
Như vậy, tư tưởng về hịa bình của T. Hobbes mang đậm sắc thái đạo đức nhân văn, và chịu tác động lớn từ đạo đức Kitô giáo, do vậy tư tưởng của ơng có thể sẽ trở thành nền tảng vững chắc để loài người xây dựng một trái Đất như Ngôi nhà chung.
Nối tiếp tư tưởng của T. Hobbes, J. Locke (1632 - 1704) đã xem xét vấn đề chiến tranh và hịa bình trong mối quan hệ giữa các quốc gia dưới ánh sáng của lý luận về khế ước xã hội. Tác phẩm “Về quyền lực nhà nước” và “Những
bức thư về khoan dung tơn giáo” của J. Locke có ý nghĩa quan trọng trong
việc đề cao chính sách u chuộng hịa bình và quan hệ quốc tế giữa các nhà nước dân tộc, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành lý luận về liên minh giữa các quốc gia nhằm mục đích thủ tiêu chiến tranh. Các tác phẩm của J. Locke cũng trở thành xuất phát điểm cho tự do tư tưởng của triết học Khai sáng Pháp.
Trong tất cả mọi suy luận của mình về hịa bình, J. Locke đều xuất phát từ một quan điểm triết học toàn vẹn và sâu sắc về con người. Đồng tình với nhiều tác giả đương thời, J. Locke phân biệt trạng thái tự nhiên và trạng thái xã hội công dân của con người. Trạng thái xã hội công dân gắn liền với sự hình thành xã hội căn cứ trên các nguyên tắc về sở hữu, về chế độ nhà nước, về các chuẩn tắc pháp lý và đạo đức. Tuy nhiên, theo J. Locke, chức năng cơ
bản của khái niệm “trạng thái tự nhiên” chủ yếu là “một trạng thái tự do hoàn hảo để sắp xếp hành động của họ, sắp đặt tài sản và cá nhân theo những gì mà họ cho là thích hợp, trong khn khổ của luật tự nhiên, mà không phải xin phép hay phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ ai” [51, tr. 33]. Đây là một cách đặt vấn đề rất đặc biệt, mỗi người chúng ta đều có thể trả lời cho nó, vì nó có liên quan trực tiếp đến mỗi người. Vậy chúng ta có thể coi cái gì là phù hợp với bản chất của mình, là mang tính tự nhiên đối với chúng ta như đại diện của lồi người? J. Locke trả lời: “Khơng có gì hiển nhiên hơn là những sinh vật