Điều kiện văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hòa bình trong triết học phương tây cận hiện đại và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 37 - 40)

Trong triết học phương Tây cận hiện đại, một trong những đặc điểm văn hóa nổi bật có ảnh hưởng tới cách tiếp cận triết học về hịa bình ở thời đại này chính là chủ nghĩa duy lý. Tất cả mọi vấn đề, trong đó có vấn đề về hịa bình, đều sẽ được xem xét và giải quyết dưới ánh sáng của lý tính như vị quan tịa tối cao. Chủ nghĩa duy lý theo nghĩa rộng nhất của từ này là đề cao, tuyệt đối hóa vai trị của lý tính (ratio). Về thực chất, đây là một sự sùng bái đặc biệt đối với lý tính, trước hết là lý tính khoa học - niềm tin vào những khả năng vô hạn của khoa học, của trí tuệ con người. Cơ sở cho quan niệm như vậy là niềm tin vào tính hợp lý của mọi cái thực tồn, của tồn bộ vũ trụ và của mỗi bộ phận riêng biệt trong vũ trụ. Cơ sở của vũ trụ là những nguyên tắc hợp lý. Chúng được coi là những nguyên tắc chung cho cả giới tự nhiên và nhận thức của con người về giới tự nhiên, là những nguyên tắc bất biến. Biểu hiện của

chủ nghĩa duy lý trong cách tiếp cận với vấn đề hịa bình là việc xem xét chiến tranh như các hình thức bộc lộ và chiếm ưu thế của những cái nằm ngồi lý tính của con người. Do vậy, điều kiện cần thiết để tạo dựng hịa bình là tổ chức cuộc sống của con người và của cộng đồng người một cách phù hợp với lý tính.

Triển khai cụ thể nguyên tắc duy lý trong học thuyết về con người, triết học phương Tây cận hiện đại xem xét thể xác con người như một trong những thực thể tự nhiên trên các phương diện vật lí học và sinh học (sinh lí học, nhân chủng học). Do vậy, con người thể hiện ở đây là một bộ phận của tự nhiên, phục tùng các quy luật của tự nhiên. Mặt khác, triết học phương Tây cận hiện đại xây dựng học thuyết đặc thù về bản chất người, hay bản tính người (B. Spinoza, T. Hobbes, J. Locke, các nhà triết học Khai sáng Pháp): sức mạnh của tự nhiên được hiểu là sức mạnh của tất cả mọi cá thể cộng lại; khẳng định quyền “tự nhiên” của con người riêng biệt (cá thể) về tự vệ và đáp ứng những nhu cầu cần thiết cơ bản; khẳng định sự bình đẳng bẩm sinh của con người, “quyền tự do bẩm sinh của con người”, quyền tư hữu, “bản chất xã hội của con người” như những giá trị (Hume). Khi đó, bình đẳng được hiểu khơng phải là bình đẳng về của cải hay về đẳng cấp, khơng phải là bình đẳng về năng lực, mà là quyền bình đẳng của cá nhân về bảo vệ cuộc sống, về sở hữu, về chống lại bạo lực và đàn áp. Dấu hiệu quan trọng hàng đầu của bản chất người được coi là lý tính theo nghĩa rộng (từ giác tính như năng lực phán đoán, chứng minh, luận chứng cho tới lý tính như tư duy, trí tuệ, nhận thức khoa học). Con người khơng những có cảm tính và lý tính mà cịn có dục vọng, cảm xúc, từ đó nảy sinh vấn đề đối đầu giữa lý tính với dục vọng và khả năng loại bỏ dục vọng nhờ lý tính như là điều kiện tối hậu để đem lại sự bình an cho con người và cho xã hội loài người.

Các nhà tư tưởng của thời đại như T. Hobbes, B. Spinoza, J. Locke đã thể hiện thái độ đối với chiến tranh không những chỉ như tai họa đổ xuống đầu các dân tộc từ bên ngồi, mà cịn như phương tiện đấu tranh chính trị. Song lý thuyết của các ông lại dần dần thủ tiêu thái độ biện hộ đối với chiến tranh và sự minh biện cho nó về mặt lý thuyết, chuẩn bị cơ sở cho sự khải hồn của tư tưởng hịa bình.

Thành tựu hiển nhiên của thời đại này là sự ra đời của khế ước giữa các quốc gia về nền hịa bình vĩnh cửu. Lần đầu tiên người ta đã cố tìm ra con đường để giải quyết thành công vấn đề chiến tranh và hịa bình. Vốn được hình thành trong “Kinh nghiệm” của F. Bacon, nguyên tắc “lợi ích quốc gia” như là nguyên tắc của chế độ chuyên chế đã trở thành xuất phát điểm cho dự án về nền hịa bình vĩnh cửu. Tất cả mọi quốc gia đều quan tâm đến sự phát triển thịnh vượng có tiền đề trực tiếp là hịa bình. Chúng có thể thực hiện lợi ích phát triển thịnh vượng của mình theo con đường khế ước. Khác với “nền cộng hịa trung cổ” có sứ mệnh tiến hành chiến tranh chống lại “dị giáo”, phần lớn dự án về nền hịa bình chung ở thời cận hiện đại đều được xây dựng dựa trên một cơ sở thế giới quan quảng đại và bác ái, đánh dấu việc khước từ chiến tranh tôn giáo và không khoan dung chính trị. Điều này cho thấy đây cũng là việc khắc phục lối tư duy định mệnh luận và kinh viện nhờ những thành tựu của triết học duy lý và tri thức kinh nghiệm. Tư tưởng về nền hịa bình chung cho thấy khát vọng nhìn nhận hiện thực xã hội từ lập trường triết học và khoa học tiên tiến cận hiện đại.

Tất cả những điều nói trên thể hiện đặc biệt rõ ở thời kỳ Khai sáng. Tư tưởng triết học ở thời kỳ này đi vào chiều rộng. Sự phát triển của khoa học và kỹ thuật tạo ra các lực lượng sản xuất mới cho một sự nhảy vọt về chất của phát triển xã hội. Sự phát triển của những thành tố quan hệ xã hội mới kích thích q trình đó. Sự phát triển mạnh mẽ của tư tưởng triết học Khai sáng

bộc lộ ra cả trong tư tưởng về nền hịa bình chung. Tư tưởng khế ước về nền hịa bình vĩnh cửu đã được đưa ra trước đó. Nhiệm vụ của tư tưởng triết học Khai sáng là luận chứng cho nó và đưa nó vào thực tiễn nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp bách của phát triển xã hội công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hòa bình trong triết học phương tây cận hiện đại và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 37 - 40)