Tư tưởng về hịa bình trong triết học tây Âu Phục hưng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hòa bình trong triết học phương tây cận hiện đại và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 57 - 65)

Một nhận thức mới về hịa bình đã được đưa ra ở thời đại hình thành các quan hệ xã hội tư bản chủ nghĩa. Q trình tích luỹ khởi thuỷ đã đi vào lịch sử châu Âu bằng một trang đầy máu và nước mắt; các nhà nước dân tộc đã được thành lập và các nước thuộc địa đã được hình thành và chúng bị khuất phục bằng sức mạnh của vũ khí. Đồng thời lợi ích của giai cấp tư sản đang đi lên cũng đòi hỏi phải hạn chế những cuộc phân tranh liên miên giữa các nhà nước phong kiến. Tiến bộ trong nghệ thuật quân sự, việc thành lập các lực lượng quân đội đông đảo và tổ chức các liên minh quân sự đã dẫn tới hiện tượng chiến tranh kéo dài nhiều năm làm cho châu Âu bị tàn phá và kiệt quệ trên quy mô rộng lớn. Những điều nêu trên đã buộc các nhà tư tưởng phương Tây phải suy ngẫm về vấn đề quan hệ qua lại giữa các quốc gia và tìm kiếm con đường bình thường hóa chúng. Trong chiến tranh, những thiệt hại về người so với thời trung cổ là tăng lên gấp nhiều lần. Người ta có cảm tưởng là con người trở nên mất trí, điên rồ khi cố sát hại nhau. Song, cũng chính thực tế lịch sử này đã làm cho đề tài về hịa bình có được một vị trí quan trọng trong dịng chảy của tư tưởng triết học phục hưng, đã góp phần làm xuất hiện tư tưởng về nền hịa bình phổ biến.

Đóng góp chủ yếu của triết học phục hưng là nó một lần nữa lại ca ngợi lý tính, phẩm giá và ý chí tự do của con người. Song, công việc này được khởi xướng không phải trong lý luận, mà từ sự tự quan sát và nghệ thuật. Việc

nghiên cứu các đặc điểm nội tâm nổi bật của con người là mục đích của các nhà nhân văn Italia. Vấn đề về con người được chuyển từ văn học và nghệ thuật vào triết học. Con người đã được hiểu là thành viên của loài người. Marsilio Fichino (1433 - 1499) cho rằng, con người là thành viên của trật tự thế giới. Hơn nữa, con người được giành cho địa vị trung tâm trong hệ thống thế giới [Xem: 34, tr. 282]. Vẻ đẹp của con người sinh ra tình yêu cố kết mọi người, đem lại sự an bình cho mọi người. Chính với nghĩa đó mà Fichino nói tới “tơn giáo thế giới” thống nhất đối với tồn thể lồi người. Đây chính là tư tưởng về một nền hịa bình chung nhân loại căn cứ trên tình yêu tha nhân bắt nguồn một cách tự nhiên từ vẻ đẹp nội tâm của mỗi người.

Một triết gia nổi tiếng khác ở giai đoạn này là Piko della Mirandola (1463 - 1494). Ông đã tán thành và tiếp tục phát triển tư tưởng nêu trên của Fichino. Trong tiểu phẩm “Về phẩm giá của con người” (1487), Mirandola đã ca ngợi lý tính, danh dự và ý chí tự do của con người. Theo ơng, con người tự sáng tạo ra bản thân mình, sáng tạo ra quan hệ của mình với những người khác một cách phù hợp với bản tính của mình. Lơgíc suy luận như vậy tất yếu dẫn tới vấn đề về hịa bình. Theo ơng, Chúa Trời mong muốn hịa bình (sự bình an) như giá trị tối cao, nếu chúng ta đạt được sự đình chiến với kẻ thù của mình thì chúng ta sẽ né tránh được sự thù địch và đổ máu. Nếu chúng ta thực sự quan tâm tới bản thân mình, thì chúng ta chỉ cịn một cách là mong muốn hịa bình vĩnh cửu và nó sẽ đến với chúng ta [Xem: 79, tr. 319-322].

Vốn được sử dụng trong các tác phẩm thần học và các văn kiện ngoại giao, như các hiệp ước hịa bình được ký kết sau khi các cuộc chiến tranh kết thúc nhằm ngăn chặn chúng lại bùng phát, thuật ngữ “hịa bình phổ biến” đã đi vào ngôn ngữ triết học với tư cách là một thành tố quan trọng bậc nhất của cương lĩnh đạo đức. Việc truyền bá tư tưởng về hịa bình của Piko della Mirandola đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà tư tưởng Phục hưng khác,

đến việc hình thành quan điểm khơng tưởng của Thomas More, đến các triết gia lên án chiến tranh và xây dựng cương lĩnh cho một nền hịa bình phổ biến.

Nói tới tư tưởng về hịa bình trong triết học Phục hưng, cần nhắc tới một khuynh hướng phát triển tinh thần khác mà có cảm tưởng xa lạ với triết học về hịa bình, song lại thực sự góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu vấn đề loại bỏ chiến tranh khỏi đời sống xã hội, tạo dựng nền hịa bình xã hội. Đó là lý luận về nhà nước thế tục của Nicolo Machiavelli (1469 - 1527). Ông đã đưa ra được một sự đánh giá rất tỉnh táo, duy thực về thực trạng của lĩnh vực chính trị đương thời, khơng có ảo tưởng và ảnh hưởng nào từ phía thần học. Chính cách tiếp cận này đã thức tỉnh hàng loạt triết gia khác, đặc biệt là trong vấn đề về chiến tranh và hịa bình. Cụ thể, nó bắt buộc họ phải suy ngẫm kỹ về tính chất của quan hệ nhà nước và việc cải biến chúng cho mục đích đạt tới hịa bình. K. Marx có nhận xét rất xác đáng về sự thật này, khi coi N. Machiavelli là một trong các nhà tư tưởng “bắt đầu xem xét nhà nước bằng đôi mắt người và rút ra những quy luật tự nhiên của nhà nước từ lý tính và kinh nghiệm, chứ khơng phải từ khoa thần học” [60, tr. 166].

Trong tác phẩm “Quân vương”, mặc dù coi “khát vọng chinh phục là một điều vơ cùng bình thường và mang tính bản năng” [76, tr. 50] của quân vương, song N. Machiavelli vẫn nhấn mạnh rằng, quân vương hùng mạnh cũng né tránh chiến tranh và tìm kiếm hịa bình vì độc lập và sự hùng cường của tổ quốc mình. N. Machiavelli đưa ra nguyên tắc “mọi thứ đều được phép” khơng phải để nói lên lý tưởng của mình mà để lột tả chính xác tập quán chính trị đương thời. Lý tưởng chính trị ở ơng là nền cộng hịa và thống nhất đất nước. Nhận thấy tư tưởng quý giá này về hịa bình, nhiều nhà tư tưởng đã cố sử dụng nó để giải quyết triệt để các vấn đề xã hội, loại bỏ chiến tranh khỏi đời sống xã hội, cố dựa vào tư tưởng của N. Machiavelli về lợi ích dân tộc để hướng các nhà cầm quyền vào sự nghiệp bảo vệ hịa bình.

Kế thừa tư tưởng về hịa bình của các bậc tiền bối, Erasmus Rotterdamus (1467 - 1536) đã đoạn tuyệt với quan niệm thời trung cổ về hịa bình và chiến tranh như những hành động dũng cảm. Erasmus lên tiếng ủng hộ hịa bình nhờ xuất phát từ lợi ích của con người và của nhân dân. Ơng truyền bá văn hóa hịa bình khơng những cho các qn vương mà cịn cho cả những người bình dân, bắt họ phải chịu trách nhiệm về việc bảo vệ hịa bình. Ơng phản đối nghĩa vụ quân sự, và chỉ ra những hệ quả tai hại của chiến tranh - chỉ đem lại cho con người khổ đau và bất hạnh, cướp đi những điều kiện quý báu cho sự phát triển thịnh vượng của con người. Theo ơng, chiến tranh chỉ có lợi cho những kẻ khơng phải tham chiến. Thời gian hịa bình là điều kiện cho sự phát triển thịnh vượng của con người, vì nó là thời gian của luật pháp, của phát triển nghệ thuật và thủ công nghiệp, củng cố niềm tin, phát triển khoa học. Do vậy, ơng thậm chí cịn phản đối việc truyền bá Kitơ giáo bằng bạo lực: điều gì đạt được bằng thanh gươm thì cũng sẽ bị thủ tiêu bằng chính nó. Tơn giáo trơng cậy vào sức mạnh của vũ khí là tơn giáo xấu xa [Xem: 79, tr. 329-330].

Tư tưởng chống chiến tranh được Erasmus trình bày tồn diện nhất trong tác phẩm “Than phiền về hịa bình” (1517). Trong đó, ơng khẳng định rằng, hịa bình là nguồn gốc của tất cả những gì tốt đẹp nhất, của thịnh vượng, của những cái trong sạch và thánh thiện. Ngược lại, chiến tranh là nguyên nhân đầu tiên của mọi tai họa và mọi cái ác. Ông cũng đặt ra vấn đề về nguyên nhân của chiến tranh. Theo ông, những người dân thường cần đến hịa bình nhất, nhưng những người cầm quyền khơng quan tâm đến nhu cầu của họ, cần đến chiến tranh như phương tiện cướp bóc [Xem: 79, tr. 329-330].

Đó là bộ phận dành cho việc lên án chiến tranh trong tác phẩm “Than phiền về hịa bình” của Erasmus. Với việc chỉ ra tính chất tai hại của chiến tranh đối với loài người, kết án những kẻ tun truyền và khởi xướng nó, ơng suy ngẫm về con đường loại bỏ chiến tranh. Erasmus trước hết hướng vào các

quốc vương mà ông kết tội là coi thường phúc lợi chung. Theo ông, các quốc vương trong xã hội cần phải trở thành người đứng đầu giống như người cha trong gia đình. Những quan chức khác cần noi gương những người đứng đầu đất nước như vậy. Chính phủ cần hành động nhờ xuất phát từ lợi ích chung của tồn xã hội. Họ luôn cần khắc sâu trong ý thức một sự thật đó là: khơng có nền hịa bình mỏng manh nào xấu xa hơn cuộc chiến thành công nhất.

Nhiệm vụ loại bỏ chiến tranh trước hết có liên quan tới việc giải quyết vấn đề về biên giới. Các quốc vương cần phải dứt khoát thỏa thuận với nhau về những gì họ cần cai quản để khơng một mánh khóe thủ đoạn nào có thể làm tăng hay giảm lãnh địa của họ, khi ấy sẽ tránh được nguy cơ chiến tranh.

Erasmus tin tưởng rằng, toàn bộ vấn đề là sự hiện diện thiện chí, rằng hịa bình phụ thuộc vào trái tim của những người mong muốn nó. Thế giới là một gia đình lớn, mọi người cần phải hợp nhất để chống lại chiến tranh, phải cất cao giọng nói của mình chống lại chiến tranh. Mọi người hãy tuyên truyền và ca ngợi hịa bình một cách cơng khai và thực hiện nó ở mọi nơi có thể. Ơng viết: “Hãy tỏ lịng kính trọng tất cả những ai ngăn chặn chiến tranh, những ai dùng lời khun sáng suốt khơi phục tình hịa hợp và những ai đem hết sức mình để làm cho những đạo quân hùng hậu và những kho vũ khí khổng lồ trở nên vơ dụng” [Trích theo: 116, tr. 130].

Tư tưởng của Erasmus và những người có cùng tư tưởng với ơng là mơ ước không hiện thực đối với thời đại mình. Các nhà nhân văn nguyền rủa chiến tranh, nhưng hiện thực xã hội đương thời với họ không bao hàm khả năng để loại bỏ chiến tranh. Do vậy mà đã xuất hiện tư tưởng về sự khơng hồn hảo của hiện thực ấy và sự cần thiết cải biến nó.

Kế thừa tư tưởng tiến bộ của Erasmus, Sebastian Franc đã thể hiện tinh thần chống chiến tranh kiên quyết nhất thời đại với tác phẩm “Sách về hịa

và phản lý tính, là vơ nghĩa và bất nhân. Chiến tranh là sự xa rời khỏi Chúa, loài người phải trả giá đặt cho việc vi phạm những lời răn của Chúa” [Trích theo: 135, tr. 18].

Trong tác phẩm này, Franc cố gắng nhấn mạnh tính kế thừa của ơng đối với truyền thống u chuộng hịa bình trước đó, trước hết là truyền thống tơn giáo. Ơng dẫn ra rất nhiều đoạn trích từ Kinh Thánh biểu thị tư tưởng chống chiến tranh, bảo vệ hịa bình. Tuy nhiên, Franc cũng bổ sung cho chúng các luận cứ và các kết luận của mình. Theo ơng, khơng có kẻ chiến thắng trong chiến tranh, “thậm chí chiến tranh thắng lợi cũng là thất bại trước mặt Chúa” [Trích theo: 135, tr. 167]. Ơng cũng chống lại quan niệm của Luther về chiến tranh như phương tiện duy trì trật tự trên thế gian.

Theo Franc, chiến tranh chỉ được phép khi tuân thủ sáu điều kiện, mà xét về thực chất là mang tính chống chiến tranh: Thứ nhất, chỉ có thể khởi xướng chiến tranh theo mệnh lệnh của Chúa để các bên tham chiến hiểu rõ họ đang hoàn thành ý nguyện của Chúa. Nhưng, ơng cũng nói thêm rằng, chiến tranh bị cấm đốn trong Nước Chúa cho tới tận ngày phán xét cuối cùng; Thứ hai, cần phải tiến hành chiến tranh khơng phải vì mục đích của bản thân mình, mà vì danh dự của Chúa và vì lợi ích chung. Nhưng Chúa không cần đến chiến tranh và chiến tranh khơng thể đem lại lợi ích cho bất kỳ ai. Cái gì giành được bằng máu thì cũng bị mất đi bằng máu. Kẻ nào dùng gươm thì cũng sẽ bị đối xử lại bằng gươm - đây là điều hiển nhiên; Thứ ba, khơng nên vội vàng cầm vũ khí, khơng nên là người khởi xướng chiến tranh: “Kẻ nào tấn cơng trước thì kẻ đó sai lầm. Kẻ nào khởi chiến và sử dụng vũ lực để tước đoạt những gì khơng phải của mình, thì kẻ đó chính là bạo chúa, tất cả những ai giúp đỡ kẻ ấy cũng đều là bạo chúa và kẻ phá hoại” [135, tr. 212]. Không nên phục tùng ông chủ như vậy. Nghĩa vụ của thần dân chấm dứt ở đây. Bổn phận của thần dân khơng cịn ràng buộc họ nữa, vì việc làm đó phản lại Ý Chúa. Chúa cấm

thần dân phục tùng mệnh lệnh của bạo chúa và lũ ăn cướp. Nhưng Franc cũng không kêu gọi thần dân sử dụng vũ khí chống lại bạo chúa, vì đó là tội lỗi, bất cơng và phiến loạn đích thực [Xem: 135, tr. 228]. Bổn phận của thần dân là không bị lôi kéo vào chiến tranh đầy tội lỗi. Trong trường hợp đặc biệt thì chiến tranh chỉ cho phép như sự tự vệ; Thứ tư, không nên tiến hành chiến

tranh bằng phương tiện man rợ; Thứ năm, không nên đặt hy vọng vào số

lượng quân đội đơng đảo của mình và vũ khí mạnh của mình. Thứ sáu, khơng nên ký kết thỏa thuận với những kẻ vô thần. Theo Franc, nếu mọi người tuân thủ sáu điều kiện nêu trên, thì chiến tranh sẽ dần biến mất, thậm chí hịa bình vĩnh cứu sẽ được xác lập [Xem: 135, tr. 228]. Nếu hịa bình phổ biến được xác lập, thì mọi người được sống trong tự do: họ sẽ tránh khỏi mọi loại cái ác do chiến tranh đem lại.

Tiếp theo, Franc cũng chỉ ra nguyên nhân làm cho người ta phải đi lính - đó là ngu dốt; nghèo nàn; lười nhác và thất vọng. Kẻ có tội về sự ngu dốt là kẻ cám dỗ người khác rằng, việc binh cũng là một nghề nghiệp giống như những nghề nghiệp khác. Nghèo nàn do chiến tranh sinh ra và nó cũng sinh ra chiến tranh. Lười nhác bắt con người tìm kiếm “miếng cơm manh áo” nơi chiến trận. Thất vọng xô đẩy con người đến chỗ phạm tội. Thậm chí Franc cịn đặt ra vấn đề về trách nhiệm đạo đức của người lính khi thực hiện mệnh lệnh vơ đạo đức (sát nhân, phá hại) của cấp trên. Đây là chủ đề sẽ được đề cập tới trong đạo đức học sau này. Như vậy có thể nói, với những suy luận rất sâu sắc và mang đậm tính nhân văn, u chuộng hịa bình của mình, Franc đã có đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển tư tưởng triết học về hịa bình trong giai đoạn cận hiện đại phát triển lịch sử tiếp theo của triết học phương Tây.

Như vậy, tiếp tục chịu ảnh hưởng của triết học Kitô giáo thời trung cổ, các nhà tư tưởng thời phục hưng đã lên án mạnh mẽ chiến tranh, ca ngợi hịa bình, hướng con người đến tình u tha nhân, ca ngợi lý tính, phẩm giá và ý

chí tự do của con người như mục đích của việc tạo dựng hịa bình. Những tư tưởng này sẽ được các nhà triết học phương Tây cận hiện đại tiếp thu trong những dự án về nền hịa bình vĩnh cửu về sau.

Tiểu kết chƣơng 2

Với tư cách là những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của tư tưởng hịa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại, tiết đầu chương hai của luận án đã phân tích làm sáng tỏ hai vấn đề có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước phương Tây trên mọi mặt của đời sống xã hội, đó là cuộc cách mạng cơng nghiệp ở Anh và cuộc cách mạng tư sản Pháp. Qua đó cho thấy sự cần thiết phải có hịa bình như điều kiện cho sự sống, cho sự tồn tại và phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hòa bình trong triết học phương tây cận hiện đại và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)