Luận án sẽ dành riêng một phần nội dung đề cập tới văn hóa hịa bình vì q trình tạo dựng nó cho thấy sự tiếp nối tư tưởng triết học q khứ về hịa bình trong điều kiện lịch sử đã hình thành ở cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI. Lịch sử tư tưởng nói chung và tư tưởng triết học về hòa bình nói riêng ở phương Tây là một tiến trình liên tục, do vậy dấu ấn của tư tưởng triết học về hịa bình tìm thấy âm hưởng và sự kế thừa lịch sử của mình chính trong tư tưởng, ý thức về văn hóa hịa bình cùng với những nỗ lực của nhân loại tiến bộ nhằm đưa nó vào cuộc sống.
Tuy nhiên, có thể nói, với nhóm đề tài nghiên cứu về “văn hóa hịa bình”, đây là một nội hồn tồn mới đối với các nhà nghiên cứu trong nước, có thể thấy cho đến nay, chưa có một bài viết nào đề cập đến “văn hóa hịa bình”, và nó mới chỉ được giới thiệu từ các bài viết, các bài nói của những người hữu quan trong tổ chức Unesco được thông tin qua tạp chí “Người đưa tin Unesco” ở Việt Nam mà thơi.
Trong “Lời nói đầu cơng ước thành lập Unesco” năm 1946 [104] được công bố lại năm 1995 đã chỉ rõ nguồn gốc nảy sinh chiến tranh trong xã hội loài người. “Chiến tranh nảy sinh trong đầu óc con người, vì vậy trong đầu óc của con người cần phải dựng lên các phịng tuyến hịa bình”; “Trong lịch sử, sự khơng hiểu biết lẫn nhau, giữa các dân tộc luôn luôn là nguồn gốc của sự ngờ vực và không tin cậy giữa các quốc gia từ đó những bất hòa của họ thường dẫn tới chiến tranh”. Lời nói đầu cũng chỉ rõ, “Một nền hịa bình chỉ được xây dựng trên các hiệp định kinh tế và chính trị giữa các chính phủ khơng thể nào lơi cuốn sự tham gia, sự nhất trí lâu dài và chân thành của các
dân tộc. Vì vậy, nền hịa bình ấy phải được thiết lập trên cơ sở đồn kết trí tuệ và tinh thần của nhân loại”.
Trong bài viết “Ngày mai, một nền hịa bình khác” (1991), [68], tác giả Federico Mayor đã trình bày ý kiến của mình về những phương cách đạt tới một nền hịa bình thế giới, đó là một nền an ninh tồn cầu xây dựng trên sự hợp tác liên chính phủ, sự phát triển rộng khắp và đối thoại giữa các nền văn hóa. Rằng hịa bình sẽ là kết quả của sự xuất hiện một ý thức công dân thế giới hữu trách - ý thức được xây dựng trong đầu óc con người bằng cách học khoan dung, học cách tôn trọng nhân phẩm cũng như những dị biệt giữa các cá nhân. Đồng thời tác giả cũng cho rằng, trong xã hội, những lý tưởng đạo lý, triết học và tôn giáo cần được tự do lưu chuyển, khía cạnh tinh thần của phát triển cần được chú trọng khơng kém gì tính chất bền lâu của sự phát triển ấy. Nếu ưu tiên chú trọng đến những khía cạnh ấy, thì một ngày kia chiến tranh sẽ bị xóa bỏ trong đầu óc con người. Cuối cùng, tác giả cũng khẳng định, chiến tranh và hịa bình là những thứ thuộc về con người, quá thuộc về con người. Muốn đẩy lùi cái này và khuyến khích cái kia, trước hết phải phục hồi một cách bền bỉ và kiên quyết những gì tốt đẹp nhất ở con người, những điều làm nên tính người ở chúng ta.
Trong bài viết khác, “Cái giá của hịa bình” (1994), [70], tác giả cũng khẳng định sự cần thiết hơn bao giờ hết phải xây dựng một nền văn hóa hịa bình và làm cho Unesco đóng một vai trị then chốt trong bối cảnh này là một phương tiện hữu hiệu để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh trong xã hội hiện đại. Hay như ở bài viết “Xây dựng một nền văn hóa hịa bình” [74], tác giả cịn chỉ rõ tương lai của thế giới đang đối mặt với hai mối nguy hại và địi hỏi phải có sự cảnh giác cao của Unessco, đó là sự chia rẽ giữa phương Bắc và phương Nam không ngừng bị khoét rộng hơn và mối đe dọa làm nguy hại đến sự chung sống hịa bình giữa các nền văn hóa và các nhóm sắc tộc. Vì lẽ đó, cần
ưu tiên phát triển “một nền văn hóa hịa bình”, với những dấu hiệu đặc trưng của nó là một nền văn hóa thế giới phi bạo lực và công bằng, đặc biệt thông qua sự tôn trọng và khoan dung đối với nhau, tăng cường các xã hội đa dạng và cởi mở có khả năng phồn vinh trong một bầu khơng khí dân chủ và tôn trọng nhân quyền.
Từ bài viết “Hịa bình hành động của Unessco” (1995), [87], Ahmed Saleh Sayyad đã trình bày cách hiểu về ý tưởng hịa bình, văn hóa hịa bình qua các tác giả như nhà thơ Mỹ Archibald Macleish coi hịa bình là một q trình và một điều kiện, nó là một điều kiện tin cậy lẫn nhau, hài hịa về mục đích và phối hợp hoạt động, trong đó những con người tự do nam cũng như nữ, có thể sống một cuộc sống thỏa đáng, trong đó chiến tranh được ngăn ngừa một cách tích cực bằng việc tạo ra một cách năng động và chủ động một trật tự nhân sinh và xã hội giữa các dân tộc trên thế giới. Hay Tổng thống En Xanvado, Alfredo Cristiani coi “văn hóa hịa bình đơn giản là “văn hóa của cuộc sống”. Tổng giám đốc Unessco, Federico Mayor coi văn hóa hịa bình là “một cách sống hàng ngày”. Đặc biệt tác giả bài viết cịn trình bày định nghĩa văn hóa hịa bình của Đại hội đồng Unessco, theo đó văn hóa hịa bình là “mọi giá trị, thái độ và hình thức ứng xử, mọi lối sống và hành động thể hiện, và xuất phát từ thái độ tôn trọng cuộc sống, tôn trọng con người, nhân phẩm và các quyền của con người, phủ nhận bạo lực và gắn bó với những nguyên lý tự do, cơng lý, đồn kết, khoan dung và hiểu biết giữa các dân tộc, cũng như các nhóm người và các cá nhân”.
Bài viết “Cấu trúc của hịa bình” (2000), [120] của tác giả Rene Zapata chỉ rõ, ngày nay chiến tranh đã thay đổi tính chất: thường khi chiến tranh mang hình thức những cuộc xung đột khơng cịn là giữa các quốc gia mà là ở bên trong đường biên giới, của mỗi quốc gia, bạo lực phổ biến toàn xã hội, tần suất những cuộc xung đột diễn ra ngày càng nhiều. Tác giả cũng chỉ rõ, văn
hóa hịa bình khơng ở đâu xa lạ mà ngay trong đời sống hàng ngày, trong những giá trị, cách ứng xử, và thái độ của chúng ta. Tác giả kêu gọi, chúng ta phải xây dựng văn hóa hịa bình ngay trong đời sống hàng ngày.
Ở trong nước, hầu như chưa có những cơng trình triết học nghiên cứu về hịa bình, văn hóa hịa bình hay phương thức để lồi người đạt được hịa bình. Đây là lỗ hổng trong nghiên cứu tư tưởng triết học về hịa bình. Trong bài viết “Đối thoại giữa các nền văn minh theo tinh thần khoan dung - nhân tố quyết
định sự sống còn và thịnh vượng của nhân loại” (2011), [32], tác giả Đỗ Minh
Hợp khẳng định, ngày nay nhân loại đang phải đối mặt với vô số những vấn đề đe dọa đến sự tồn vong của mình. Do vậy, có nhiều giải pháp đã được đưa ra, trong đó tư tưởng đối thoại giữa các nền văn minh theo tinh thần khoan dung ngày càng được khẳng định không những là con đường giải quyết hữu hiệu những vấn đề toàn cầu phức tạp mà cịn là phương tiện duy trì và quyết định số phận tương lai của nhân loại. Nó góp phần tạo ra một thế giới thống nhất trong đa dạng, một thế giới được cấu thành từ nhiều nền văn minh độc đáo, đa dạng tương tác lẫn nhau. Chúng ta phải chung tay, góp sức xây dựng một thế giới hịa bình, hợp tác, hữu nghị và thịnh vượng.
Bên cạnh các bài viết bàn về văn hóa hịa bình được cơng bố trên các tạp chí, trong thời gian gần đây cịn xuất hiện những cơng trình luận án bàn tới những vấn đề liên quan đến văn hóa hịa bình, văn hóa khoan dung. Trong Luận án Tiến sĩ triết học “Tư tưởng khoan dung và ý nghĩa hiện thời của nó” (2012), [67], tác giả Nguyễn Thị Phương Mai trình bày một cách có hệ thống tư tưởng khoan dung trong lịch sử tư tưởng của nhân loại từ phương Đơng sang phương Tây, qua đó đã chỉ ra giá trị của tư tưởng khoan dung trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, theo tác giả luận án thì thực hiện tinh thần khoan dung là cơ sở để xây dựng vững chắc cho nền hịa bình của nhân loại. Tác giả đã chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện khoan dung cũng như những nội dung của
việc thực hiện khoan dung trong bối cảnh hiện nay để chung sống hịa bình. Tác giả luận án khẳng định, ngày nay, những mâu thuẫn và xung đột xã hội giữa các nền văn minh nổi lên hàng đầu và có thể sẽ chiếm ưu thế ở thế kỷ XXI. Do vậy, muốn thực hiện khoan dung để tạo dựng văn hóa hịa bình để khắc phục tệ sùng bái cá nhân, để ngăn chặn và tuyên truyền cổ vũ cho chiến tranh, để chống lại sự gieo rắc lịng hận thù thì chưa đủ. Do đó, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện những nguyên nhân chủ quan và khách quan để tìm ra biện pháp thích hợp và hiệu quả nhằm ngăn chặn chiến tranh và tạo dựng một nền văn hóa khoan dung và chung sống hịa bình.
Nhìn từ góc độ nghiên cứu lịch sử tư tưởng, văn hóa đạo đức, hay quan hệ quốc tế về vấn đề hịa bình, có thể thấy những cơng trình nghiên cứu, những bài viết trong nước cịn khá ít ỏi, nhưng đã khẳng định được chiến tranh và hịa bình là một hiện tượng lịch sử, và đã đặt ra vấn đề cần phải có những biện pháp mang tính thời đại trong việc chống lại chiến tranh, duy trì và bảo vệ hịa bình, chỉ ra được những nhân tố đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của đất nước cũng như của toàn nhân loại, đã nghiên cứu những tư tưởng hịa bình trong lịch sử nhân loại. Các cơng trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra được nhân tố hợp lý, như là giải pháp của hịa bình phù hợp với xu hướng tiến bộ của nhân loại, đó là đối thoại, đối thoại trên tinh thần khoan dung, bao dung, vị tha. Tuy đã có những cơng trình nghiên cứu như vậy, nhưng việc chỉ ra được tính tất yếu, sự cần thiết cho cho việc xây dựng một thế giới hịa bình trên tinh thần đối thoại khoan dung cịn khá ít.
Có thể thấy, tiếp nối truyền thống tư tưởng u chuộng hịa bình, đề cao hịa bình như một giá trị nền tảng của tịa nhà văn hóa phương Tây, trong bối cảnh lịch sử phải đối mặt với nguy cơ tự hủy diệt do sự lộng hành của cái ác, của sức mạnh hiếu chiến tiềm ẩn trong con người, nhiều tác giả của các cơng trình nghiên cứu nước ngồi đã chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng nền “văn hóa
hịa bình” trong thế kỷ mới. Nó khơng phải là cơng việc của một người, một nhóm người hay một tổ chức xã hội, mà nó là cơng việc của tất cả mọi người, của toàn xã hội, ở mọi lúc, mọi nơi, từ gia đình, đến nhà giáo dục trong các trường học, từ những công dân đến những người đứng đầu đất nước. Để loại bỏ nguy cơ chiến tranh ngay trong đầu óc con người phải xây dựng phịng tuyến hịa bình ở trong chính đầu óc con người. Qua đó, các cơng trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả đã phần nào làm rõ nội hàm khái niệm “văn hóa hịa bình” mà nhân loại hướng tới - là nội dung có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu của luận án.
Tiểu kết chƣơng 1
Nhìn chung, những cơng trình trên đã nghiên cứu về hịa bình, tư tưởng hịa bình từ những cách tiếp cận khác nhau. Việc nghiên cứu tư tưởng hịa bình trong triết học phương Tây thời cận hiện đại ở trong nước chỉ mới dừng lại ở việc xem xét một cách gián tiếp chứ chưa giải quyết một cách trực tiếp từ góc độ triết học, chưa thấy được lơgíc phát triển của tư tưởng hịa bình trong dịng chảy triết học phương Tây. Do vậy có thể đánh giá ở một số nội dung sau:
Thứ nhất, các cơng trình của các nhà nghiên cứu phương Tây, ở phương
diện này hay phương diện khác đã đề cập đến tư tưởng hịa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại. Nhưng chưa thấy có một cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu đầy đủ và có hệ thống về tư tưởng hịa bình trong triết học phương Tây nói chung và trong triết học phương Tây cận hiện đại nói riêng.
Thứ hai, nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy được giá trị của hịa bình đối
với sự tồn tại của xã hội và con người, nhưng các cơng trình mới chỉ rõ, hịa bình chỉ là trạng thái mà ở đó khơng xuất hiện chiến tranh, hịa bình chỉ là hịa bình giữa các quốc gia dân tộc.
Thứ ba, mặc dù khẳng định giá trị của hịa bình, nhưng các cơng trình
nghiên cứu cũng khơng phủ nhận vai trị tích cực của chiến tranh ở những hoàn cảnh cụ thể của nó. Trong chiến tranh, có chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa, chỉ có chiến tranh phi nghĩa mới đáng bị lên án do nó chống lại con người.
Thứ tư, các cơng trình nghiên cứu cũng đã khẳng định, chiến tranh trong
thời đại ngày nay đã là một trong những vấn đề toàn cầu đe dọa sự tồn vong của loài người trên trái đất. Đặc biệt, trước thảm họa của chiến tranh, thực trạng của hịa bình trong thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, các cơng trình nghiên cứu cũng hướng tới đề xuất giải pháp kiến tạo một nền hịa bình của nhân loại, và giải pháp mà lồi người tiến bộ hướng tới đó chính là xây dựng “văn hóa hịa bình”.
Dù hiện tượng hịa bình được đề cập ở những cách tiếp cận trên nhưng trong khn khổ cũng như tính chất của một luận án triết học, chúng tơi chỉ nghiên cứu tư tưởng hịa bình đã được phản ánh trong triết học phương Tây cận hiện đại. Nói cách khác, hịa bình được chúng tơi nghiên cứu khơng hẳn, và không chỉ là trạng thái khơng có chiến tranh, hịa bình khơng phải chỉ là hịa bình giữa các quốc gia dân tộc, mà phải là một giá trị đảm bảo cho sự sống, đảm bảo cho hạnh phúc, đảm bảo cho công lý, chống lại tất cả những hành động xâm phạm đến sự sống của con người trên trái đất như đã được làm rõ trong mục đối tượng nghiên cứu của luận án. Đây chính là những điểm mà chúng tôi sẽ cố gắng bổ sung, làm sáng tỏ trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ triết học.
Chƣơng 2