Như đã giới thiệu ở tiểu tiết trên, sự xuất hiện của nhà nước dân tộc đã làm nảy sinh mâu thuẫn, xung đột và chiến tranh giữa các nhà nước với nhau cũng như bên trong các nhà nước dân tộc, và để chấm dứt chiến tranh, hịa bình giữa các nhà nước dân tộc, hịa bình ngay trong bản thân mỗi nhà nước dân tộc thì tất yếu nảy sinh nhu cầu cần có khế ước xã hội để giải quyết vấn đề chiến tranh xung đột, đem lại hịa bình đang đặt ra ở thời cận hiện đại.
Tuy nằm trong khuôn khổ lịch sử cận hiện đại ở tây Âu, song tư tưởng về hịa bình trong triết học cổ điển Đức có những sắc thái nội dung khác biệt do điều kiện lịch sử đặc thù của nước Đức. Có thể nói, trong khi Anh và Pháp tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa thì nước Đức vẫn là một nước lạc hậu về kinh tế và chính trị [Xem: 118, tr. 141]. Nền kinh tế bị ràng buộc bởi quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Sự tập trung ruộng đất trong tay địa chủ, những tàn dư của chế độ nông nô, chế độ phường hội trong thành thị đã làm năng suất lao động thấp, đời sống của đại đa số quần chúng nhân dân trở nên nghèo nàn cùng cực. Hơn nữa, sự phân chia lãnh địa của hàng trăm cát cứ phong kiến và cùng với đó là sự phân chia về kinh tế và chính trị đã cản trở nước Đức phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Mọi cái đều tồi tệ và tâm trạng bất mãn đã bao trùm cả nước. Khơng có giáo dục, khơng có phương tiện ảnh hưởng đến ý thức quần chúng, không tự do báo chí, khơng có dư luận xã hội, thậm chí khơng có bn bán tương đối lớn với các nước khác - khơng có gì cả ngồi sự đê tiện và tự tư tự lợi; lề thói con bn hèn mạt, xun xoe, nịnh hót thảm hại, đã thâm nhập tồn dân. Mọi
thứ đều nát bét, lung lay, xem chừng sắp sụp đổ, thậm chí chẳng cịn lấy một tia hy vọng chuyển biến tốt lên, vì dân tộc thậm chí khơng cịn đủ sức vứt bỏ cái thây ma rữa nát của chế độ đã chết rồi [Xem: 61, tr. 754].
Do ảnh hưởng từ các nước khác, với ý định đưa đất nước đi lên, vua Friedrich Winhelm (1713 - 1740) đã hạn chế chi phí của triều đình ở mức tối thiểu, loại bỏ nhiều khoản chi xa xỉ mang đến sự tốn kém. Tất cả những biện pháp cắt giảm chi tiêu ấy chỉ nhằm mục đích tăng cường đầu tư vào việc xây dựng một quân đội thường trực mạnh mẽ, được nhà vua coi là nền tảng quyền lực ở trong và ngoài nước. Friedrich Winhelm tiến hành cải cách các cơ quan hành chính, tập trung quyền lực vào chính quyền trung ương, củng cố chế độ tập quyền đang rất lỏng lẻo bởi sự cát cứ phong kiến của rất nhiều ơng hồng. Nhờ chính sách khuyến khích phát triển thương mại và kỹ nghệ cũng như cải cách chế độ thuế, ông đã làm tăng gấp đôi thu nhập hàng năm cho nhà nước. Để tăng cường nguồn nhân lực lành nghề, nhà vua đã đưa ra "đạo luật học tập" bắt buộc và xây dựng các phân khoa kinh tế tại các trường đại học Phổ. Ngồi ra, ơng cịn thực hiện chính sách di dân tới các vùng hẻo lánh, xa xôi để giữ vững biên giới quốc gia. Với tất cả những nỗ lực đó, khi băng hà năm 1740, vua Friedrich Winhelm đã để lại một đất nước cố kết chặt chẽ về kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu ấy, việc quân sự hoá đời sống Phổ đã để lại những tác động tiêu cực tới xã hội và con người. Nội dung này sẽ được khái qt trong mơ hình nhà nước Phổ.
Năm 1740, Hoàng tử Friedrich II (1740 - 1786) lên ngơi. Ơng đã tiến hành ba cuộc chiến tranh để giành phần đất Xiledi cho nước Phổ, cũng như tiến hành mạnh mẽ sự di dân tới vùng phía Đơng của sơng Enbe và tham gia cùng với Áo, Nga phân chia Ba Lan ra làm ba phần. Ông bãi bỏ sự tra tấn trong các nhà tù, giảm bớt chính sách kiểm duyệt, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng cho nhân dân.
Năm 1806, cuộc chiến giữa Pháp và Phổ bùng nổ. Trong trận chiến ở Iena và Austedt, nước Phổ đã thất bại thảm hại trước đạo quân của Napoleon, bị mất tới gần một nửa lãnh thổ và sau đó buộc phải ký hiệp ước với Pháp. Theo đó, từ năm 1807 trở đi, nước Phổ phải nhẫn nhục chịu sự chiếm đóng của quân đội Pháp, phải cung cấp nhu yếu phẩm hậu cần cho đội quân này. Nhưng đến năm 1813, nhân dân và quân đội Phổ đã đứng lên chống lại Pháp và đã góp phần rất lớn vào chiến thắng lịch sử tại Oaterlo (1815). Sau hội nghị Viên diễn ra năm 1815, nước Phổ nhận lại phần lớn lãnh thổ đã bị mất. Qua các cuộc chiến tranh, các nhà tư tưởng hiểu rõ giá trị của hịa bình và phản đối gay gắt chiến tranh.
Điểm qua một cách vắn tắt lịch sử của nước Phổ giai đoạn này, chúng ta thấy, khác với các cường quốc khác của châu Âu như Anh và Pháp, sự hình thành nhà nước Phổ là dấu hiệu đặc thù. Nhà nước Phổ không phải là hệ quả của sự phát triển có tính lịch sử của một dân tộc. Bởi vì các khu vực trải dài và nằm cách xa nhau, nên đã dẫn tới sự khó khăn nhất định cho q trình hình thành nhà nước một cách tự nhiên, tức là thiếu vắng sự tổ chức và sự tổng hợp các khu vực địa lý. Vì vậy, nhà nước Phổ chỉ là sản phẩm của ý chí quyền lực của một số nhỏ quan chức cai trị. Trong các nhà nước phát triển tự nhiên thì nhà nước cố thích ứng với các nhu cầu của xã hội. Cịn ở nước Phổ thì ngược lại: do thiếu vắng các điều kiện cho sự hình thành nhà nước, nên nhà nước đã buộc phải tạo dựng xã hội theo các nhu cầu của nó. Và như vậy, đã xuất hiện một bộ máy cai trị khá hoàn hảo trong lịch sử mà khả năng tổ chức và bộ máy quyền lực vượt xa các nước láng giềng, mang lại sự thành cơng của mơ hình nhà nước Phổ.
Mơ hình nhà nước Phổ dựa trên một hình thức đạo đức đặc biệt được biết đến nhiều dưới cái tên “tinh thần Phổ” huyền thoại. Một mặt, nó tạo ra những giá trị văn hố tích cực của con người Phổ như: duy lý, đề cao lơgíc, lạc quan,
tiết kiệm, khiêm tốn, trung thực, chăm chỉ và khoan dung, ..., nhưng, mặt khác, nó đồng thời mang lại những mặt tiêu cực như: chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến và nền chính trị phản dân chủ, phản tiến bộ. Có thể nói, những giá trị văn hố tích cực và tiêu cực này đóng vai trị quyết định đến sự hình thành tư tưởng về hịa bình ở các triết gia tiêu biểu của triết học cổ điển Đức.
Giai cấp tư sản Đức không thống nhất, do chỗ nước Đức bị chia rẽ ra làm nhiều mảnh, là một giai cấp yếu hèn và nhút nhát. Nó muốn nước Đức cũng áp dụng những cải cách tư sản đã được thực hiện ở bờ bên kia sông Ranh, nhưng lại sẵn sàng thỏa mãn ngay với những cải cách nửa vời mà tầng lớp quý tộc thống trị đã bắt đầu thi hành ở một vài địa phương của nước Đức. Khi thừa nhận sự cần thiết phải có những cải cách xã hội và kinh tế căn bản, các nhà triết học Đức lại chống việc thực hiện những cải cách ấy bằng con đường cách mạng. Thái độ phản đối dùng con đường cách mạng để cải cách nước Đức theo lối tư sản là một trong những đặc điểm chủ yếu của những quan điểm xã hội, trong đó có tư tưởng về hịa bình của các nhà triết học Đức.
Vì giai cấp tư sản Đức yếu kém nên các nhà lý luận của giai cấp này không giống như những nhà duy vật Pháp, mà là những nhà triết học duy tâm, sáng lập ra các hệ thống triết học rất trừu tượng, tách khỏi đời sống thực tiễn, phủ nhận con đường cách mạng cải tạo hiện thực. Bế tắc trước những vấn đề kinh tế - xã hội hiện thực, trước việc tự do bị bóp nghẹt bởi chính quyền qn chủ Phổ, các nhà triết học Đức buộc phải đặt ra và giải quyết vấn đề về hịa bình nhờ nhấn mạnh vai trò của ý thức con người, đặc biệt đề cao tính năng động và tính duy lý của chủ thể. Triết học Đức là lý luận Đức về cách mạng tư sản Pháp vĩ đại. Nói cách khác, là sự chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản Đức. K. Marx nhấn mạnh rằng, cái mà các dân tộc khác đã làm trong thực tiễn thì người Đức chỉ suy nghĩ về nó, chỉ làm cách
mạng trong tư tưởng mà thơi. Cịn F. Engels thì nhận xét: "Cuộc cách mạng triết học ở Đức đi kèm theo với cuộc cách mạng chính trị ở Pháp. Kant đã mở đầu cuộc cách mạng triết học này bằng cách lật nhào hệ thống siêu hình đã già cỗi của Lépnít...” [60, tr. 738].
Triết học cổ điển Đức nói chung và bản thể luận duy tâm Đức nói riêng cũng phát triển vào lúc khoa học tự nhiên ở các nước châu Âu đang có những tiến bộ lớn. Khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX đã đạt được một loạt những phát minh to lớn trên nền tảng của cơng nghiệp hố tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ này. Những phát minh đó, trong một chừng mực nhất định, đã ảnh hưởng đến triết học Đức. Như vậy, triết học cổ điển Đức ra đời trong giai đoạn phương Tây bắt đầu sùng bái lý tính, trong thời đại trỗi dậy của lý tính. Do vậy, mọi vấn đề của triết học sẽ được xem xét và giải quyết cũng theo “thước đo” của lý tính. Vì thế, vấn đề hịa bình cũng được các nhà triết học Đức xem xét dưới lát cắt của lý tính.