Số doanh nghiệp đƣợc thanh tra (doanh nghiệp)
Số hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế
(hồ sơ)
Số thuế xử lý tăng thu qua thanh tra, kiểm tra
(tỷ đồng)
Truy hoàn
Tiền phạt
Tiền điều chỉnh qua kiểm tra hồ sơ tại cơ
quan thuế 20.708 732.578 2.594,6 909,8 584,7
[Nguồn:125]
Trong những doanh nghiệp trốn thuế, đặc biệt phải kể đến một số doanh nghiệp FDI. Có nhiều doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá báo lỗ, nhằm trốn tránh trách
nhiệm đóng thuế. Theo Báo cáo của 63 Cục thuế năm 2013, trong số 870 doanh nghiệp FDI được thanh tra có 720 doanh nghiệp vi phạm. Đáng lưu ý là ở một số tỉnh, tỷ lệ vi phạm lên đến 100% như Cục thuế Bắc Giang thanh tra 16 doanh nghiệp thì 16 doanh nghiệp vi phạm. Tỷ lệ này diễn ra tương tự tại Hòa Bình (16/16), Gia Lai là (15/15). Tại một số tỉnh, thành khác dù không đến 100% nhưng tỷ lệ này cũng rất lớn như Hà Nội thanh tra 332 doanh nghiệp thì phát hiện có 326 đơn vị vi phạm, số tiền giảm lỗ hơn 1.500 tỉ đồng, truy thu, phạt, truy hoàn gần 498 tỉ đồng. Thành phố Hồ Chí Minh thanh tra 193 doanh nghiệp FDI, có tới 164 doanh nghiệp vi phạm, giảm lỗ hơn 870 tỉ đồng và truy thu, phạt gần 173 tỉ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2014, cơ quan thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 361 doanh nghiệp lỗ, có dấu hiệu chuyển giá và doanh nghiệp có hoạt động liên kết. Qua đó đã truy thu, truy hoàn và xử phạt 287,2 tỷ đồng, giảm khấu trừ là 17,6 tỷ đồng, giảm lỗ là 1.232,5 tỷ đồng [125].
Điển hình những doanh nghiệp được cho là có hành vi trốn thuế, không mang tính TNXH được chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng phản ánh và báo chí mới đưa tin như: vụ 02 công ty vàng Bồng Miêu và Phước Sơn thuộc Tập đoàn Besra nợ 350 tỷ đồng tiền thuế và xả chất lạ ra môi trường ở tỉnh Quảng Nam [117].
Như vậy, có một số lượng không nhỏ doanh nghiệp đã không thực hiện TNXH của mình ở mức tối thiểu nhất là đóng thuế cho nhà nước. Sự vi phạm này đã để lại nhiều hậu quả cho nhà nước, người dân và chính doanh nghiệp. Nhà nước thất thu ngân sách, người dân không được hưởng lợi từ hoạt động phúc lợi xã hội, doanh nghiệp bị mất uy tín, kinh doanh sẽ kém hiệu quả.
+ Chuyển giá: Các hành vi vi phạm, thủ đoạn của các doanh nghiệp FDI đã
được lực lượng thanh tra làm rõ. Cụ thể, qua quá trình thu thập các thông tin, dữ liệu, thanh tra đã phát hiện các nhà đầu tư nước ngoài thường góp vốn vào doanh nghiệp trong nước bằng máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu hoặc đã khấu hao hết nhưng được đẩy giá lên rất cao so với giá trị thực. Bằng cách này, họ đã nâng khống giá trị vốn góp, gây thất thu cho ngân sách và bất lợi cho doanh nghiệp trong nước. Một hình thức chuyển giá khác được các doanh nghiệp FDI áp dụng là bán hàng hóa, nguyên vật liệu cho các bên có quan hệ liên kết với giá thấp hơn nhiều so với giá bán cho các bên không có quan hệ liên kết. Đây là hành vi phổ biến bởi với lợi thế nắm giữ phần vốn lớn tại các doanh nghiệp Việt Nam, bên liên kết nước ngoài có quyền định đoạt giá chuyển giao hàng hóa, nguyên liệu để chuyển nhiều lợi nhuận trước thuế ra nước
kinh doanh cũng được các doanh nghiệp FDI vận dụng. Hành vi này thông qua giá bán hàng hóa dịch vụ xuất khẩu cho nước ngoài, chủ yếu bao tiêu sản phẩm qua công ty mẹ với giá bán hoặc giá gia công thấp hơn giá vốn dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI liên tục lỗ nhiều năm. Để tiếp tục hoạt động và mở rộng kinh doanh, công ty mẹ thực hiện hình thức hỗ trợ vốn hoặc cho vay không tính lãi. Thủ đoạn tiếp theo giúp cho nhà đầu tư nước ngoài thu được lợi nhuận từ việc nâng khống giá trị thương hiệu trong khi phía Việt Nam vẫn phải chịu chi phí quảng cáo cho thương hiệu đó. Điều đáng nói, quảng cáo tại thị trường trong nước với chi phí cao làm cho thương hiệu này trở nên nổi tiếng hơn và bên nước ngoài có lý do yêu cầu bên Việt Nam phải trả thêm tiền bản quyền thương hiệu, mặc dù thực chất các khoản chi phí này phải do công ty mẹ tại nước ngoài trang trải [115].
Có thể lấy ví dụ Hãng Coca-Cola, sau hơn 20 năm kinh doanh tại Việt Nam, vẫn chưa đóng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2010, với doanh thu 2529 tỷ đồng nhưng công ty vẫn báo lỗ 188 tỷ. Nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu cao, công ty mẹ độc quyền cung cấp bao gồm cả chi phí chất xám. Việc chứng minh doanh nghiệp này có chuyển giá hay không rất phức tạp vì đây là doanh nghiệp đặc biệt không thể lấy chi phí nguyên phụ liệu của doanh nghiệp Việt Nam cùng ngành nghề để so sánh mà phải có dữ liệu của Coca Cola Thái Lan hoặc Singapore [116].
Tiếp đó là Metro Cash & Carry Việt Nam, kết quả thanh tra đã cho biết, công ty này đã bị truy thu các khoản thuế chưa nộp là 62,647 tỷ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 110,746 tỷ đồng... Đặc biệt, cơ quan thuế đã phát hiện và điều chỉnh giảm lỗ của Metro Cash & Carry Việt Nam số tiền lên tới 335,764 tỷ đồng. Như vậy, tổng số tiền doanh nghiệp này phải “xử lý” lên tới 507 tỷ đồng. Nghi án chuyển giá của Metro được đề cập từ lâu nhưng trước đó cơ quan thuế đã không phát hiện ra [152].
Chuyên gia Bùi Trinh nhận định về doanh nghiệp FDI vào Việt Nam như sau: “Doanh nghiệp FDI không để lại gì cho Việt Nam, chúng ta kêu gọi đầu tư FDI không phải kỳ vọng thu thuế. Điều kỳ vọng đầu tư FDI vào Việt Nam là chuyển giao công nghệ, tạo việc làm cho lao động nhưng thực tế doanh nghiệp FDI vào Việt Nam chủ yếu gia công, không có công nghệ gì. Kỳ vọng về lao động, tạo việc làm điều này doanh nghiệp trong nước còn nhỉnh hơn doanh nghiệp FDI”. Bên cạnh kỳ vọng chuyển giao công nghệ, tạo việc làm cho lao động, Việt Nam cũng kỳ vọng doanh nghiệp FDI vào đầu tư tại Việt Nam mang theo tài chính quốc tế làm tăng dữ trữ ngoại hối. Tuy nhiên,
ông Trinh cho rằng “đây là kỳ vọng hết sức vô duyên”. Ông Trinh cho hay: “Luồng tiền doanh nghiệp FDI vào Việt Nam tạo dự trữ ngoại hối. Nhiều người phấn khởi dự trữ ngoại hối tăng, nhưng thực sự dự trữ ngoại hối là khoản nợ, doanh nghiệp FDI có thể rút ra bất kỳ lúc nào, nhưng chúng ta lại tự hào như tiền đó là của mình” [139].
Đưa ra con số thống kê để thấy bản chất doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cũng cho hay, xuất khẩu doanh nghiệp FDI chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, giá trị sản xuất của doanh nghiệp FDI chiếm 70% trong khi giá trị gia tăng chỉ chiếm 18% trong tổng GDP, điều này chứng tỏ doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam chủ yếu là gia công. Luồng tiền doanh nghiệp FDI chuyển về nước họ năm 2014 so với năm 2000 tăng trên 25 lần, trong khi doanh nghiệp FDI luôn kêu lỗ. Đây câu hỏi lớn phải tìm lời giải [139].
Những con số về tình trạng đóng thuế trong Bảng xếp hạng 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2015 vừa được Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân cho chúng ta thấy một nghịch lý về lực lượng doanh nghiệp và số thuế thực đóng cho ngân sách quốc gia của khối doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước. Theo báo cáo này, lượng doanh nghiệp FDI nhiều, nhưng đóng thuế ít. Khối doanh nghiệp FDI có tỷ lệ doanh nghiệp xuất hiện trong Bảng xếp hạng V1000 năm nay nhiều nhất, với 460 doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của toàn bảng chỉ dừng lại ở mức khoảng 37%. Khối tư nhân là khối có tỷ lệ xuất hiện của doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng đứng ở vị trí thứ 2 là 311 doanh nghiệp, nhưng tỷ lệ đóng góp chỉ đạt khoảng 18% [140].
+ Tình trạng tham nhũng trong doanh nghiệp:
Tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước: Với chính sách ưu tiên đầu tư cho
các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là những doanh nghiệp than, khoáng sản, vận tải biển, điện, dầu khí đã dẫn đến việc những người đứng đầu của doanh nghiệp này tham nhũng số tiến lớn của doanh nghiệp cho lợi ích cá nhân. Đồng tiến thuế của người dân đã được các cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo của những doanh nghiệp này sử dụng phi pháp, tham ô, trục lợi cá nhân. Trong những năm qua, điển hình là vụ tham nhũng trong doanh nghiệp Vinalines của Dương Chí Dũng – Cục trưởng Cục Hàng Hải Việt Nam, Mai Văn Phúc – Nguyên tổng giám đốc của Vinalines. Theo cáo trạng “ngày 01.11.2013, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ra cáo trạng số 16/VKSTC-V1B truy tố
Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc và 8 đồng phạm khác về hai tội danh “tham ô” và “cố ý làm trái…”. Cáo buộc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khẳng định Dương Chí Dũng và các đồng phạm đã cố ý làm trái, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 400 tỉ đồng trong việc mua ụ nổi quá hạn 83M để tham ô 1,666 triệu USD” [157].
Doanh nghiệp chủ động dùng tiền bạc hối lộ để giành lợi thế đã cho thấy doanh
nghiệp vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của tình trạng tham nhũng: Doanh nghiệp
sẵn sàng thỏa hiệp với các tệ nạn, dùng tiền bạc hối lộ để tìm lợi thế trong kinh doanh, giành hợp đồng, hoặc đơn giản “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” để phòng ngừa phiền hà, nhũng nhiễu có thể xảy ra. Ở Việt Nam, một nghiên cứu do Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Thế giới và một số đối tác thực hiện vào năm 2012 cho thấy, mặc dù hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng tham nhũng được coi là vấn đề đáng quan ngại. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho biết một thực tế khác, đó là chỉ 30% số trường hợp doanh nghiệp đưa hối lộ là do công chức gợi ý (kéo dài thời gian giải quyết công việc,không giải thích rõ quy trình và cố tình bắt lỗi DN, hù dọa gây sức ép…), nhũng nhiễu; còn lại có tới 70% số trường hợp đưa hối lộ là do doanh nghiệp chủ động thực hiện. Trước những biểu hiện đó 42,2% chờ đợi, 38,1% đưa hối lộ và chỉ có 19,7% tố cáo.
Một hình thức khác cũng được xem là khả phổ biến là tham nhũng, hối lộ trong quan hệ doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân (hối lộ thương mại) biểu hiện phổ biến là lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước nhận hoa hồng, “gửi giá” trong các hợp đồng ký kết với doanh nghiệp tư nhân, trong đó có 40% số doanh nghiệp tư nhân phải sử dụng “chi phi không chính thức” để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Hiện tượng tham nhũng, gian lận ngay trong nội bộ doanh nghiệp hiện nay cũng được xem là khá phổ biến với các biểu hiện như: ăn chia, hối lộ giữa công ty mẹ và công ty con, các cấp quản lý sử dụng tài sản chung vào mục đích cá nhân,người đứng đầu bố trí người thân tín vào các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp… [153].
+ Chưa chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nên dù lao động được đào tạo hàng năm tăng nhưng đội ngũ nhân lực chất lượng cao vẫn thiếu hụt trầm trọng.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (2011), chất lượng nguồn nhân lực của nước ta thấp, chỉ đạt 3,79/10 điểm, xếp thứ 11/12 nước Châu Á, trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Thái Lan 4,94 [80; 94]. Chất lượng việc làm thấp và được cải thiện chậm chạp là hệ quả trực tiếp của tình trạng chất lượng lao động thấp. Việc làm giản
đơn, không cần kỹ năng chiếm phần lớn tổng số việc làm. Năng suất lao động của Việt Nam luôn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Theo công bố của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), năng suất lao động của Việt Nam 2013 thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương; là một trong 3 nước có năng suất lao động thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần; chỉ bằng 1/5 so với Malaysia và 2/5 so với Thái Lan. Năng suất lao động được tính theo công thức lấy tổng thu nhập quốc nội chia cho số lao động làm việc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn cao, công nghiệp phần lớn là gia công, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo có bằng cấp còn thấp [118]. Điều này đặt ra trách nhiệm cho các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy công tác đào tạo người lao động để nâng cao tay nghề và năng suất lao động. Đầu tư vào con người luôn là đầu tư đúng đắn, mang lại lợi ích bền vững.
+ Tình trạng không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động diễn ra phổ biến, nợ lương, trả lương không theo quy định, không có hợp đồng lao động, buộc thôi việc
thiếu lý do, không đủ điều kiện an toàn lao động…:Bảng thống kê dước đây cho thấy
các doanh nghiệp thiếu nghiêm túc như thế nào trong trách nhiệm nộp BHXH cho người lao động của họ.
Bảng 3.8: Tỷ lệ doanh nghiệp đóng BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn cho ngƣời lao động từ năm 2006 - 2011
Đơn vị: doanh nghiệp – phần trăm (%)
Năm đóng BHXH, BHYT, Tỷ lệ DN ngoài NN kinh phí công đoàn
Tỷ lệ doanh nghiệp nhà nƣớc đóng BHXH, BHYT,
kinh phí công đoàn
Tỷ lệ doanh nghiệp FDI đóng BHXH, BHYT,
kinh phí công đoàn
2006 43,49 96,54 86,11 2007 46,91 97,07 88,47 2008 59,19 97,52 90,15 2009 62,14 98,24 89,45 2010 72,03 96,89 89,10 2011 29,07 97,12 87,88 [Nguồn: 11;239 – 240]
Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy, doanh nghiệp đóng BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn đầy đủ cho người lao động là loại hình doanh nghiệp nhà nước
nhà nước ít hơn, chỉ đạt từ 29,07% đến 72,03%. Sở dĩ có hiện tượng này là do nhận thức chưa đầy đủ và hành vi cố tình vi phạm của chủ thể doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng như chế tài của Nhà nước chưa đủ mạnh.
Bảng 3.9: Tình hình tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2012 - 2014 của doanh nghiệp Việt Nam
Đơn vị: Người, tỷ đồng
Loại hình
Thực hiện năm 2012 Năm 2013 (ƣớc) Số đơn vị Số ngƣời Số thu Số đơn vị Số ngƣời Số thu DNNN 7.750 1.220.427 10.087 7.683 1.236.486 11.186 DN có vốn đầu tư nước ngoài 12.307 2.507.688 22.250 13.018 2.617.675 26.556 DN ngoài quốc doanh 115.025 2.742.243 19.700 124.164 2.890.581 24. 252 Tổng số đơn vị, số người, số thu
BHXH của doanh nghiệp
135.082 6.470.358 52.037 144.865 6.744.742 61.994
Đơn vị, số người, số thu BHXH 253.473 10.431.617 89.260 249.367 10.881.065 105.018
[Nguồn: 5]
Bảng số liệu trên cho thấy, doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động/tổng số người tham gia BHXH năm 2012, 2013 chiếm tỷ lệ cao 62% nhưng nếu tính số người lao động tham gia BHXH/tổng số người lao động làm việc trong các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa thực hiện tốt.
Tình trạng nợ, chậm đóng BHXH của doanh nghiệp cũng diễn ra phổ biến. Theo số liệu dưới đây, tình trạng nợ đọng, chậm đóng của doanh nghiệp trong tổng số đơn vị nợ đọng, chậm đóng BHXH năm 2012, 2013 lên đến 90,3 - 92%, riêng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỷ lệ này 60% - 62%. Điều này làm ảnh hưởng tới nguồn thu quỹ BHXH và quyền lợi của người lao động. Nguyên nhân thứ nhất dẫn đến tình trạng trên là do Luật BHXH hiện hành quy định lãi chậm đóng bằng mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm, trong khi mức lãi suất của hoạt