Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu trách nhiệm xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 31 - 33)

1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu trách nhiệm xã hội của

1.3.1. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu trách nhiệm xã hộ

doanh nghiệp và hƣớng tiếp cận của luận án đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.3.1. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp doanh nghiệp

Số lượng công trình nghiên cứu về TNXH của DN ngày càng nhiều trong mấy thập niên gần đây cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này đối với xã hội. Qua nghiên cứu các công trình đã công bố về TNXH của DN, tác giả luận án đưa một số đánh giá chung như sau:

- Việc tiếp cận TNXH của DN là một quá trình nhận thức về TNXH của DN từ thấp đến cao, từ phạm vi hẹp đến rộng. Các nghiên cứu cũng cho thấy, TNXH của DN luôn diễn ra theo chiều hướng phát triển của xã hội, của thời đại. Do đó, nội hàm của khái niệm TNXH của DN sẽ được bổ sung phong phú, đa dạng hơn.

- Mỗi công trình có cách tiếp cận khác nhau đối với TNXH của DN trong mối liên hệ với xã hội - một môi trường vận động và phát triển của doanh nghiệp. Tổng hợp các cách tiếp cận ấy sẽ cho ta một cái nhìn tổng thể, đa chiều về “hình ảnh” TNXH của DN trong một xã hội nhất định.

Tuy vậy, trên bình diện lý luận, TNXH của DN còn một số khoảng trống chưa được đề cập:

Một là, các công trình nghiên cứu trước chưa xem xét TNXH như là trách

nhiệm tự thân của doanh nghiệp chưa xem xét TNXH của DN như là trách nhiệm tự

thân sẽ dấn đến rất có thể việc thực hiện TNXH của DN như hiện nay chỉ mang tính phong trào, do sức ép từ khách quan nên chỉ thực hiện khoảng thời gian nhất định trong khi TNXH của DN đáng lý phải xuất hiện ngay từ khi doanh nghiệp mới ra đời và song hành với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên tắc thực hiện TNXH của DN là theo nguyên tắc phòng ngừa chứ không phải nguyên tắc bồi thường.

Hai là,TNXH của DN chưa được phân tích như là một hiện tượng xã hội, một

quá trình vận động và đặt nó trong sự biến đổi của doanh nghiệp và của xã hội. Sự tác động qua lại giữa doanh nghiệp và xã hội tạo ra các vị thế khác nhau cho doanh

biểu hiện sẽ tương ứng.

Ba là, các công trình trước đây đa số tiếp cận TNXH của DN ở các góc độ: kinh

tế học, luật học, đạo đức học và khoa học về môi trường…

Dưới góc nhìn của kinh tế học, TNXH của DN đơn thuần là một hiện tượng

thuộc về đời sống kinh tế. Các hoạt động mang tính TNXH của DN đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Cái gì đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ làm. Nếu doanh nghiệp gây hậu quả cho xã hội, doanh nghiệp chỉ cần nộp phạt với số tiền tương ứng để khắc phục. Trên thực tế, khó có thể khắc phục những hậu quả bằng những số tiền phạt đó.

Dưới góc nhìn luật học, doanh nghiệp có TNXH là doanh nghiệp tuân thủ đầy

đủ các quy định của luật pháp (luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế). Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp không thể tách ra khỏi cộng đồng xã hội, chỉ quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Doanh nghiệp cũng cần phải tham gia vào giải quyết những vấn đề xã hội khác bằng những cam kết ngoài luật. Ngoài ra, nếu hệ thống kiểm soát, chế tài không đủ mạnh và chặt chẽ, đồng bộ thì doanh nghiệp sẽ thường xuyên trốn tránh những nghĩa vụ pháp lý cho đến khi bị phát hiện.

Dưới góc nhìn đạo đức học, TNXH của DN là hành vi có đạo đức, được quyết

định bởi lương tâm của chủ thể doanh nghiệp theo những nền tảng đạo đức xã hội. Nếu doanh nghiệp làm băng hoại đến nền tảng đạo đức đó thì sẽ bị xã hội tẩy chay. Rõ ràng, tiếp cận TNXH từ góc độ đạo đức học có ưu điểm nhất định, vì việc thực hiện TNXH do nhận thức và thái độ của chủ thể doanh nghiệp quy định. Tuy nhiên, thực hiện TNXH không thể phụ thuộc vào lương tâm của chủ thể doanh nghiệp. Xã hội kêu gọi doanh nghiệp cần kinh doanh có đạo đức nhưng trên thực tế, doanh nghiệp vô cảm với các giá trị đạo đức như kinh doanh hàng giả, hàng nhái,…gây tổn hại đến sức khỏe vẫn diễn ra phổ biến. Ngoài ra, không loại trừ những trường hợp doanh nghiệp thực hiện TNXH nhằm mục đích quảng cáo, “đánh bóng” tên tuổi của mình.

Dưới góc nhìn khoa học về môi trường, doanh nghiệp là chủ thể sử dụng nhiều

nguồn lực tài nguyên thiên nhiên cũng như là thủ phạm xả nước thải, phá hủy môi trường tàn bạo nhất. Việc quá nhấn mạnh yếu tố lợi ích kinh tế có thể dẫn đến tình trạng khai khác tài nguyên, khoáng sản bừa bãi và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó, doanh nghiệp phải dừng những hành vi vô trách nhiệm như vậy vì hành vi nêu trên sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ sau.

hiện tượng TNXH của DN. Để có cái nhìn mang tính hệ thống và toàn diện hơn, chúng ta không thể không tiếp cận triết học đối với vấn đề TNXH của DN. Tiếp cận này, sẽ cho chúng ta thấy nguồn gốc của hiện tượng trên là gì và nội hàm của nó có sự biến đổi như thế nào theo thời gian (sẽ không thể giới hạn các trách nhiệm vì đây là khái niệm động và luôn biến đổi), xu hướng vận động của hiện tượng đó tiếp theo ra sao…

Bốn là, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm đưa ra mô hình lý thuyết khác

nhau về TNXH của DN nhưng đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất. Việc không thống nhất này sẽ dẫn đến không giải quyết triệt để bài toán về TNXH của DN do thực tiễn đặt ra. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp, thể chế quản lý có đặc thù nhất định, không thể áp dụng nguyên si mô hình lý thuyết về TNXH của DN của học giả nước ngoài vào thực tiễn trong nước. Hơn nữa, các công trình nghiên cứu về TNXH của DN ở Việt Nam tập trung chỉ ra tính tất yếu của việc thực hiện TNXH của DN và TNXH của DN trong điều kiện KTTT hay phân tích TNXH của DN ở một lĩnh vực cụ thể như (ngân hàng, dệt may, hàng tiêu dùng…). Cần thiết có nghiên cứu mang tính định hướng, hệ thống hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)