Khái niệm trách nhiệm, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 38 - 50)

2.1. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

2.1.1. Khái niệm trách nhiệm, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội của

Để hình dung được bản chất hiện tượng TNXH của DN, tác giả tập trung trong chương 2 để phân tích khái niệm, nội dung, đặc điểm, hình thức biểu hiện và ý nghĩa của nó đối với chính bản thân doanh nghiệp cũng như sự phát triển của xã hội. Giải quyết các vấn đề trên là tạo cơ sở phương pháp luận giúp các chủ thể liên quan định hướng nhận thức và thực thi TNXH của DN một cách đúng đắn và đầy đủ.

2.1. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

2.1.1. Khái niệm trách nhiệm, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp doanh nghiệp

Để tiếp cận khái niệm TNXH của DN với tư cách là thuộc tính vốn có trong quá trình tồn tại, vận động của doanh nghiệp, theo tác giả luận án, trước hết không thể không khái quát về quá trình nhận thức các khái niệm: Trách nhiệm, trách nhiệm xã hội.

- Khái niệm trách nhiệm:

+ Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình” [108; 1678].

+ Theo Từ điển Triết học, “trách nhiệm thuộc phạm trù đạo đức, luật học phản ánh thái độ xã hội đặc biệt và thái độ đạo đức - pháp luật của cá nhân đối với xã hội (đối với nhân loại nói chung); thái độ này biểu thị sự hoàn thành nghĩa vụ đạo đức của mình và các tiêu chuẩn pháp luật” [63; 595].

+ Trong cuốn sách Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tác giả Michel Capron và Francoise Quairel - Lanoizelee cho rằng trách nhiệm được hiểu là điều kiện quy trách (imputability) những hành động cho chủ thể nào đó [59; 42]. Theo quan niệm này, trách nhiệm là cơ sở để đánh giá và quy trách nhiệm. Phải chăng, hiểu ở nghĩa này, khái niệm

trách nhiệm chỉ được sử dụng khi có hành vi gây hậu quả. Cũng trong cuốn sách trên, các

tác giả đã chỉ rõ, về mặt từ nguyên học, thuật ngữ “trách nhiệm” - “respondere” có nguồn gốc từ tiếng Latinh, có nghĩa là “bảo đảm cho”, “sự đáp lại”.

Kế thừa một số cách nhìn về trách nhiệm nêu trên, tác giả luận án cho rằng,

trách nhiệm là phạm trù phản ánh sự nhận thức và hành động của một chủ thể xã hội

theo bổn phận vốn có của mình trong xã hội. Trong khái niệm này, có một số điểm cần

+ Trách nhiệm được thể hiện trong quan hệ giữa cá thể này với cá thể khác và với cộng đồng, cũng như với môi trường sống xung quanh.

+ Thái độ của chủ thể và hành động biểu thị thái độ đó luôn được qui định bởi bổn phận của chủ thể khi vận động trong xã hội.

+ Thái độ của chủ thể khi được thể hiện chính là kết quả của nhận thức về bổn phận và cùng với hành động thực thi thái độ ấy phản ánh chiều hướng tác động qua lại với xã hội theo hai véctơ tích cực hoặc tiêu cực.

+ Do chỗ là một chủ thể hành động trong một xã hội cụ thể, cho nên trách nhiệm luôn mang tính xã hội, tính lịch sử, tính thời đại và có đầy đủ tư cách để được xem là một hiện tượng xã hội trong đời sống của con người.

Dựa vào chiều hướng, mức độ thực thi trách nhiệm của các chủ thể, có thể phân loại các trách nhiệm theo đặc trưng giá trị, tức xét theo giá trị đóng góp, theo đó, có thể phân loại thành trách nhiệm mang tính tích cực và hay tính tiêu cực. Theo đặc trưng chủ thể, chúng ta có sự phân chia trách nhiệm thành TNXH hay trách nhiệm cá nhân. Dựa vào tính chất, thì lại có trách nhiệm bồi thường, xử lý hậu quả; trách nhiệm dự báo về hậu quả có thể xảy ra do hành vi của chủ thể, mang tính đề phòng.

Khái niệm trách nhiệm xã hội:

Một số quan niệm về trách nhiệm xã hội:

- TNXH nói chung và TNXH của DN nói riêng dùng để chỉ hoạt động liên

quan đến làm từ thiện. Quan niệm này rất phổ biến. Đây là cách hiểu TNXH truyền

thống, theo đó thực hiện TNXH là tham gia hoạt động giải quyết các vấn đề xã hội mang tính từ thiện, nhân đạo. Quan niệm này chưa đầy đủ và thiếu chính xác, ví dụ như đối với trường hợp vì những lí do sau: thứ nhất, nó chỉ đề cập đến một loại hoạt động hướng ngoại của doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, khi thực hiện TNXH của mình, doanh nghiệp không chỉ hướng ra bên ngoài mà còn vì chính mục tiêu lợi ích, giá trị của bản thân; thứ hai, có những doanh nghiệp mượn danh làm từ thiện như là một hình thức quảng cáo cho thương hiệu của mình.

- TNXH đòi hỏi khả năng nhìn thấy trước và nhận về mình những hậu quả của

hành vi. Theo Đỗ Hoài Nam: “TNXH là sự ý thức của mọi chủ thể về nghĩa vụ, bổn phận

của mình đối với xã hội, với cộng đồng và với người khác; được biểu hiện thông qua nhận thức và hành động cụ thể trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên. Về thực chất, TNXH được hình thành từ quyền và nghĩa vụ của cá

Cách hiểu trên đã đề cập đến sự nhận thức về bổn phận của chủ thể đối với xã hội trong mối liên hệ với các chủ thể khác theo lợi ích, nhưng chưa thấy nhận thức và hành động thực thi TNXH là một quá trình. Quá trình ấy có những chiều hướng phát triển khác nhau, có khi đối lập nhau.

Với sự phân tích quan niệm về TNXH nêu trên, tác giả luận án cho rằng: Trách nhiệm xã hội là phạm trù phản ánh sự nhận thức và hành động vì mục tiêu lợi ích, giá

trị xã hội của một chủ thể xã hội theo bổn phận là một thành viên xã hội. TNXH là một

nghĩa vụ của nhiều chủ thể trong xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể có thể được phân chia theo ba khu vực: Khu vực nhà nước (public sector), khu vực tư nhân

(private sector), khu vực xã hội (social sector - tổ chức thuộc xã hội dân sự, tổ chức phi

chính phủ…) [102; 25]. Mỗi một chủ thể có TNXH theo góc độ riêng, không lấn sang nhau. Trách nhiệm đó không phải do mỗi cá nhân, mỗi tổ chức tùy tiện đặt ra, mà do sự tồn tại và phát triển của xã hội quy định. Sự tồn tại và phát triển của xã hội đòi hỏi mỗi chủ thể phải hoàn thành trách nhiệm do xã hội quy định cho mình [102; 162].

Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

TNXH của DN là một vấn đề được nghiên cứu và phát triển ở các nước phát triển trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, về mặt học thuật, khái niệm này đòi hỏi cần có nhiều nghiên cứu, trao đổi, tranh luận để đi đến thống nhất về nội hàm cụ thể trên cơ sở xem xét TNXH như là một hiện tượng xã hội. Từ đó mới có thể khái quát được phạm vi nội dung TNXH mà doanh nghiệp không thể không thực hiện. Tính đến nay, theo thống kê của nhóm các tác giả Herman Aquinis and Ante Glavas, đã có khoảng 588 bài báo tạp chí, 102 quyển sách và các chương viết về TNXH của DN [163].

- Năm 1953, Howad R. Bowen là người đầu tiên đưa ra khái niệm TNXH của DN trong công bố Social Responsibility of the businessman (TNXH của giới kinh doanh) (Harper and Row, New York): “Nghĩa vụ của doanh nghiệp để theo đuổi những chính sách, thực hiện những quyết định, hoặc có chuỗi những hành động được mong đợi phù hợp với mục tiêu và các giá trị của xã hội của chúng ta” (“It refers to the obligation of businessmen to pursue those polices, to make those decisions, or to follow those lines of action which are desirable in terms of the objective and values of our society”) [trích theo 160]. Do đó, Bowen được coi là “người khai sinh” khái niệm TNXH của DN. Michel Capron và Francoise Quairel - Lanoizelee đánh giá về quan niệm này như sau: “Đây là một quan niệm nhấn mạnh đến lòng từ thiện với tư cách hệ luận của nguyên tắc trách

nhiệm cá nhân nhằm mục tiêu sửa chữa khuyết điểm của hệ thống và bồi hoàn cho những sự lạm dụng và vi phạm hơn là ngăn ngừa hay dự liệu nhằm tránh những thiệt hại do hoạt động của doanh nghiệp gây ra. Mặt khác, quan niệm này cũng phù hợp với những đặc trưng xã hội, văn hóa và thiết chế của Mỹ. Theo đó, cá nhân là trung tâm của tất cả mọi thứ, trách nhiệm chủ yếu thuộc về cá nhân. Một cách tổng quát, có thể tóm tắt quan niệm ở Mỹ về TNXH của DN qua công thức “lợi nhuận trước, bác ái sau” [59; 17-18].

Khái niệm TNXH của DN mà Bowen xây dựng, thực chất nhấn mạnh đến trách nhiệm sửa chữa những sai lầm của doanh nghiệp hơn là trách nhiệm dự báo và có ý thức phòng tránh những thiệt hại có thể xảy ra do tác động và ảnh hưởng của doanh nghiệp tới xã hội.

- Trong hai công trình: A three-Dimensional Conceptual Model of Corporate

Performmance (Mô hình cấu trúc khái niệm ba khía cạnh của hoạt động doanh nghiệp)

(1979) và Corporate social Responsibility: Evoluation of a definitional Construct

(TNXH của DN: Đánh giá qua cấu trúc định nghĩa) (1999), Archie B. Caroll, Giáo sư Đại học Georgia hiểu TNXH của DN bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định [160; 283]. Ông đã đưa ra mô hình kim tự tháp TNXH bao gồm 4 lớp: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tự nguyện. Trách nhiệm kinh tế

(economic Responsibilities) là sản xuất cho xã hội các sản phẩm và dịch vụ có giá trị xã hội cao và nhờ đó mà doanh nghiệp có thể hoàn trả các tổ chức tín dụng và các cổ đông. Trách nhiệm kinh tế thể hiện qua hiệu quả và tăng trưởng, là điều kiện tiên quyết bởi doanh nghiệp được thành lập trước hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận. Trách nhiệm pháp lý (legal Responsibilities) là trách nhiệm tuân thủ các đạo luật của Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm “mã hóa” các quy tắc xã hội, đạo đức vào văn bản luật, để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ đó một cách công bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và giá trị mà xã hội mong đợi ở họ. Trách nhiệm

đạo đức (ethical Responsibilities) là tuân thủ những niềm tin và chuẩn mực hành vi

được thừa nhận rộng rãi trong xã hội. Đó là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa được “mã hóa” vào văn bản luật. Trách nhiệm tự nguyện

(discretionary Responsibilities) hay trách nhiệm nhân văn (philanthropic Responsibilities) là các nghĩa vụ đơn thuần tự nguyện được doanh nghiệp thực hiện như quyên góp ủng hộ người kém may mắn trong xã hội, đóng góp cho dự án cộng

hết phải tạo ra lợi nhuận để hoàn thành trách nhiệm kinh tế của mình đối với cổ đông. Để tiếp tục tồn tại, doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật, do đó phải hoàn thành các trách nhiệm pháp lý. Khi thỏa mãn hai trách nhiệm cơ bản, doanh nghiệp phải tìm cách hoàn thành trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm tự nguyện. Trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm tự nguyện của doanh nghiệp đều không chịu sự ràng buộc pháp lý, song điểm khác biệt giữa hai loại trách nhiệm này là mức độ đáp ứng các chuẩn mực xã hội mong đợi.

Caroll là người đầu tiên chia TNXH của DN thành các lớp khác nhau làm cho khái niệm TNXH của DN vượt ra khỏi phạm vi kinh tế vươn tới phạm vi đạo đức. Tuy nhiên, trong khái niệm của mình, ông không đề cập quá trình nhận thức của doanh nghiệp về TNXH của DN và mục tiêu TNXH của DN hướng tới lợi ích xã hội như thế nào. Bên cạnh đó, ông cũng chưa đề cập trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của con người.

- Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD)cho rằng, TNXH của DN là s đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển bền vững, không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo thu nhập cho các cổ đông, lương cho người lao động, sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng mà còn là trách nhiệm đối với các giá trị

của xã hội và của môi trường [102; 217].

So với các khái niệm trước đó, quan niệm này về TNXH của DN đã có nội hàm phong phú hơn: Bảo đảm lợi ích kinh tế cho cổ đông, người lao động và trách nhiệm đối với giá trị của xã hội, của môi trường. Tuy vậy, khái niệm này chưa được xem xét trong mối quan hệ của doanh nghiệp như là một thiết chế kinh tế, như là một chủ thể xã hội có bổn phận và nghĩa vụ tương ứng các vị thế đó của chính mình.

- Trong lời đề tựa của báo cáo Public Policy for corperate Social Responsibility

(Chính sách công đối với TNXH của DN) năm 2003 của nhóm tác giả Djordjija Petkoski (World Bank Institute) and Nigel Twose (World Bank Group) cho rằng:

TNXH của DN là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển kinh tế bền

vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ; cho cộng đồng; toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh

nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội” [161].

Cách hiểu này nhấn mạnh, TNXH của DN là sự cam kết đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững trong mối quan hệ với người lao động vì lời ích các chủ thể liên quan và lợi cho cả doanh nghiệp lẫn xã hội. Cốt lõi của khái niệm này là doanh nghiệp tự quyết định việc thực hiện TNXH của mình. Ưu điểm của khái niệm này là đã cho

thấy sự nhận thức (cam kết) của doanh nghiệp về TNXH của mình và hướng tới mục tiêu lợi ích xã hội, nhưng nó lại chưa chỉ ra quá trình nhận thức đó tự nguyện hay do sức ép từ phía xã hội. Giới hạn TNXH của DN dường như được mở rộng, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà phạm vi toàn cầu, ví dụ như vấn đề đối phó với biến đổi khí hậu… Khái niệm TNXH của DN của nhóm tác giả này nhanh chóng được sử dụng phổ biến trong nhiều quốc gia.

- Trong bài viết Meeting changing Expectation, Corporation Social

Responsibility (TNXH của DN, sự thay đổi những kỳ vọng) các chuyên gia của Hội

đồng kinh doanh thế giới vì sự phát triển bền vững (World Business Council for

Sustainable Development) đã sử dụng định nghĩa sau: “TNXH của DN là sự cam kết

tiếp tục hành động một cách có đạo đức trong kinh doanh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế trong khi nâng cao chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng địa phương và rộng hơn là của toàn xã hội nói

chung” [168].

Khái niệm trên nhìn nhận TNXH của DN là sự cam kết tự nguyện của doanh nghiệp, nhưng mới chỉ giới hạn trong phạm trù đạo đức hành động kinh doanh với mục đích vì người lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng địa phương và rộng hơn là của toàn xã hội, trong khi doanh nghiệp lại có TNXH ở nhiều lĩnh vực khác nhau theo bổn phận của một chủ thể xã hội cụ thể.

- Ở Pháp, có hai cuốn sách đề cập trực tiếp và có ảnh hưởng lớn đến các nghiên cứu TNXH của quốc gia khác. Cả hai cuốn này đã được dịch ra tiếng Việt. Cuốn thứ nhất có tiêu đề: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” của hai tác giả Michel Capron; Francoise Quairel - Lanoizelee. Mặc dù hai tác giả không đưa ra khái niệm mới về TNXH của DN, nhưng ngoài việc chỉ ra nguồn gốc và sơ lược lịch sử quan niệm về TNXH, hai tác giả của cuốn sách này đã phân tích cách hiểu hiện nay về khái niệm TNXH của DN cũng như chỉ ra động lực chính thôi thúc việc thực hiện TNXH của DN chính là sự sống còn của doanh nghiệp, áp lực từ các bên liên quan (vai trò của tổ chức dân sự) và sự mong đợi từ xã hội. Điều đó đòi hỏi khi xây dựng chiến lược mới, doanh nghiệp phải tìm cách kết hợp 3 mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường với nhau. Từ việc khái quát vai trò của chủ thể doanh nghiệp, các tác giả đã chỉ ra trách nhiệm của doanh nghiệp tương ứng với hai góc độ. Góc độ thứ nhất, doanh nghiệp là một đơn vị cá thể, cá nhân (doanh nghiệp tồn tại độc lập trên thị trường), doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 38 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)