2.3. Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
2.3.1. Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, làm gia tăng năng suất, thị phần, lợi nhuận của doanh nghiệp: thực
hiện TNXH của DN phải xuất phát từ chính nhu cầu tồn tại và phát triển của bàn thân doanh nghiệp. Điều này sẽ làm cho hoạt động mang tính TNXH thiết thực hơn, việc áp dụng các chỉ tiêu TNXH mang tính tự giác hơn. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH, quan tâm đời sống của người lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm đầy đủ, an toàn vệ sinh lao động, đào tạo nghề cho người lao động để tăng giá trị cá nhân và cơ hội phát triển nghề nghiệp, cải tiến quy trình quản lý, sản xuất…, thì doanh nghiệp sẽ quản lý nguồn nhân lực hiệu quả hơn; giảm thiểu số nhân viên nghỉ việc, thu hút lao động giỏi, có môi trường làm việc và bầu không khí làm việc trong lành, khích lệ người lao động, giúp họ cải thiện cuộc sống của mình và gia đình, vì vậy sẽ làm cho người lao động gắn bó với tổ chức, làm việc hiệu quả hơn. Mặt khác, tiết kiệm năng lượng và các nguồn tài nguyên khác giúp cho doanh nghiệp cắt giảm chi phí để tăng hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế địa phương; tham gia dự án cộng đồng; tham gia bảo vệ môi trường;… doanh nghiệp sẽ tăng năng suất lao động; tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đạo đức Kinh doanh
Văn hóa doanh nghiệp Trách nhiệm Xã hội
- Giá trị, niềm tin
- Cách thức giải quyết vấn đề
- Nguyên tắc, chuẩn mực đúng – sai
- Đối tượng hữu quan
- Các biểu trưng
- Các chương trình đạo đức - Sự đồng thuận thành nguyên tắc
- Tự nguyện tuân thủ trong tổ chức - Các nghĩa vụ - Tác động tích cực tối đa - Tác động tiêu cực tối thiểu - Phạm vi xã hội HÀNH VI
Đầu vào Đầu ra
Cơ sở để ra
quyết định Cách thức hành động
Thứ hai, tăng sức cạnh tranh, uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp: khi người lao động, khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, cộng đồng xã hội tin tưởng doanh nghiệp, họ sẽ mua hàng, liên kết kinh doanh, sử dụng hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp đó nhiều hơn. Hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp cũng được để lại dấu ấn, được khẳng định và phát triển trên thị trường. Sự cạnh tranh này là cạnh tranh an toàn và lành mạnh, đi vào chiều sâu. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp phải công khai, minh bạch về thông tin từ thông tin quảng cáo, thông tin về giá, điều kiện bảo hành sản phẩm, đến thông tin nguồn gốc, thành phần của sản phẩm… Cộng đồng xã hội sẽ có cái nhìn thân thiện hơn với doanh nghiệp. Xã hội tôn vinh những doanh nghiệp không phải chỉ qua giải thưởng, danh hiệu mà doanh nghiệp đạt được mà ở việc tuân thủ pháp luật, thực hiện nghĩa vụ thuế, bảo vệ môi trường, chăm lo phúc lợi và an sinh xã hội. Kinh doanh bền vững và thực hiện TNXH là đầu tư cho tương lai. Việc thực hiện TNXH của DN một cách toàn diện sẽ có một vai trò quan trọng trong việc tạo ra “quyền lực mềm” để nâng cao uy tín, thương hiệu.
Thứ ba, là công cụ để quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn: thực hiện TNXH
của DN đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược phát triển dài hạn và không ngừng cải tiến quản lý doanh nghiệp dựa trên việc sử dụng công nghệ, kỹ thuật quản lý hiện đại: hệ thống phần mềm quản trị nhân sự, xử lý nước thải trước khi xả thải môi trường, hệ thống phần mềm bán hàng, quản lý hàng hóa;… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chuẩn hóa các bảng biểu mẫu, các loại báo cáo liên quan quản lý lao động, quản lý hàng hóa,… để nâng cao tính chuyên nghiệp hơn.
Thứ tư, là tiền đề để hình thành nên các doanh nghiệp xã hội: doanh nghiệp xã
hội (Social Enterprise - DNXH) hiện nay đã hình thành ở nhiều quốc gia trên thế giới (ở Việt Nam khoảng 300 tổ chức được xem có đầy đủ các đặc điểm của DNXH và loại hình doanh nghiệp này đã được luật hóa - điều 10, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về tiêu chí, quyền, nghĩa vụ của DNXH) [88, 53]. DNXH là những doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, được thành lập với mục tiêu là để giải quyết một vấn đề xã hội nhất định, phần lớn lợi nhuận thu được dùng để phục vụ mục tiêu xã hội và môi trường [88, 24]. DNXH có ba đặc điểm then chốt sau đây: đặt mục tiêu, sứ mệnh xã hội lên hàng đầu, ngay từ khi thành lập; sử dụng các hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng như một phương tiện để đạt mục tiêu xã hội đó; tái phân bổ phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trở lại cho tổ chức, cộng đồng, và mục
tiêu xã hội [21, 9]. Chúng ta đã thấy bước tiến từ doanh nghiệp truyền thống đến doanh nghiệp có TNXH và đến DNXH.
Doanh nghiệp truyền thống = Phát hiện nhu cầu - sản phẩm - lợi nhuận.
DNXH = Phát hiện vấn đề xã hội - mô hình kinh doanh - giải quyết vấn đề xã hội. Từ những hoạt động có tính TNXH của DN là tiền đề của sự kết hợp hài hòa mục tiêu kinh doanh và mục tiêu xã hội trong cùng một chủ thể doanh nghiệp. Nhưng với tính cách là một chủ thể có ý thức và không ngừng gia tăng sự đóng góp cho xã hội hoàn thiện hơn, DNXH ra đời cho thấy sự tự giác của chủ thể này vì mục tiêu xã hội ngay từ khi thành lập - phát triển mô hình doanh nghiệp xã hội để trong tương lai mở ra hướng tiếp cận mới trong kinh doanh lấy việc hỗ trợ cộng đồng và những đối tượng yếu thế trong xã hội làm mục đích chính.
2.3.2. Đối với xã hội
Thứ nhất, góp phần cải tạo xã hội và đáp ứng yêu cầu của xã hội: doanh nghiệp
tạo ra những sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người. Đó là sự đóng góp, bảo vệ, phát triển cộng đồng, xã hội loài người. Hơn nữa, hiện nay người ta đang đề cao mục tiêu và chiến lược phát triển xã hội cho con người và vì chính con người. Sản phẩm sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cung ứng ra xã hội tuy mang giá trị xã hội với mức độ khác nhau, song, thông qua đó chính doanh nghiệp đã góp phần cải tạo xã hội từ lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đến góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Doanh nghiệp phát triển sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Đó là chưa kể đến việc doanh nghiệp thực thi những trách nhiệm tự nguyện như tham gia xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ người cô đơn, khắc phục thiệt hại do thiên tai, hỗ trợ những nơi còn rất khó khăn… Cùng với nhà nước, các thiết chế xã hội khác, doanh nghiệp đã khắc phục, giảm thiểu những khó khăn của xã hội. Có thể nói, chính vị thế một thiết chế kinh tế đã tạo tiền đề cho doanh nghiệp thực hiện tốt vai trò một chủ thể xã hội thông qua thực thi TNXH. Quan niệm đó giúp các chủ thể TNXH như doanh nghiệp, nhà nước chủ động xây dựng những chính sách sao cho từng bước nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh thông qua một trong những phương thức phát triển là thực thi hiệu quả, chất lượng TNXH từ trong hoạt động của doanh nghiệp ra ngoài xã hội. Sự đa dạng và cụ thể hóa về tính quy trách nhiệm khiến cho các nhà quản lý doanh nghiệp không thể làm ngơ trước những đòi hỏi từ phía xã hội. Sức ép của một xã hội văn minh ngày càng buộc các doanh nghiệp phải đóng góp
không phải là hoạt đồng bề nổi hay hoạt động mang tính phong trào. Đây phải là hoạt động nội tại của doanh nghiệp trên con đường phát triển của mình. Nó không chỉ dừng lại ở sự nhận thức của doanh nghiệp mà phải bằng những hành động thực tế cam kết cụ thể. Nếu chỉ coi TNXH là hoạt động nhân đạo có vai trò thứ yếu thì doanh nghiệp chưa nhận thức hết bổn phận vị thế một thiết chế kinh tế, một chủ thể xã hội. Hai vị thế ấy không tách biệt nhau mà tương hỗ, thúc đẩy nhau và thẩm thấu trong nhau qua TNXH. Trong mối quan hệ này, xét đến cùng, một triết lý biện chứng là: Khi doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu xã hội, thì trước hết cũng đã thỏa mãn nhu cầu nội tại mang tính phát triển của doanh nghiệp.
Thứ hai, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: TNXH đang là vấn đề
mang tính toàn cầu, hiện nay đã và đang là một phần của “luật chơi” trong nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam phải chấp nhận
“luật chơi” của thế giới, trong đó, việc đẩy mạnh thực hiện TNXH là một vấn đề bắt
buộc phải làm không phải chỉ trên bình diện doanh nghiệp mà còn trên bình diện ngành, địa phương, quốc gia. Khi gia nhập WTO, TPP, hàng rào thuế quan không còn nhưng thay vào đó là những hàng rào, quy chế mang tính kỹ thuật ví dụ quy chế PNTR, các bộ quy tắc ứng xử COC, SA 8000, ISO 14000, WRAT, FLA, ETI, các công ước của ILO... Các tiêu chuẩn TNXH chính là hàng rào kỹ thuật lớn nhất trong cạnh tranh. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn xâm nhập vào thị trường quốc tế này, cần tuân thủ một số quy tắc kinh doanh có TNXH như các doanh nghiệp quy mô trên thế giới đã làm. Khi kinh doanh với các đối tác là doanh nghiệp lớn của nước ngoài, họ đã gây sức ép rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề cam kết và thực hiện TNXH. Rõ ràng trong thời kỳ hội nhập, thực hiện TNXH là sự ràng buộc không tránh khỏi của doanh nghiệp Việt Nam trước sức ép cạnh tranh và của sự sống còn. Có thể nói, bên cạnh sức ép từ phía khách hàng, người lao động trong tổ chức, các tổ chức xã hội, các quy định của luật pháp, thái độ và ý thức của cộng đồng nói chung thì doanh nghiệp còn chịu sức ép từ phía đối tác, khách hàng của thị trường nước ngoài khiến cho các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện TNXH. Ở Việt Nam, hai ngành da giầy và dệt may là một minh chứng cho sự chịu sức ép từ bên ngoài. Các đối tác khó tính như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ buộc doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ những tiêu chuẩn riêng của họ.
Sự thay đổi trong “cách thức tiêu dùng” cũng như sự mở rộng “cơ hội lựa chọn
ngày nay không chỉ quan tâm tới hình thức, chất lượng, giá thành sản phẩm phục vụ nhu cầu của họ mà còn quan tâm tới sản phẩm đó được tạo ra như thế nào, sản phẩm đó là sản phẩm sạch, không gây tác hại với sức khỏe của họ, không gây tác hại với môi trường. Họ sẽ sẵn sàng từ bỏ những sản phẩm gây tổn hại đến sức khỏe của họ hay môi trường, thiếu thông tin chi tiết làm ra sản phẩm mặc dù hình thức sản phẩm hấp dẫn và do chính doanh nghiệp nước họ sản xuất. Doanh nghiệp khó có thể che dấu các thông tin nếu sản phẩm của doanh nghiệp vi phạm tiêu chuẩn về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhằm mở rộng thị trường, doanh nghiệp không có con đường nào khác là phải đầu tư vào sản xuất đáp ứng những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn, được pháp luật quy định, nhằm tạo ra sản phẩm có uy tín về TNXH để tạo ra niềm tin với các bên liên quan.
Thứ ba, góp phần xây dựng một nền văn hóa kinh doanh phù hợp với điều kiện
kinh tế thị truờng, định hướng xã hội chủ nghĩa: ở nước ta, quá trình chuyển đổi nền kinh
tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường đã xác định một nền tảng cấu trúc kinh tế mới. Qua gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta không ngừng biến đổi theo hướng hợp lý hơn. Dù với cách diễn giải, định nghĩa khác nhau, nhưng thực chất đó là nền kinh tế sản xuất hàng hóa gồm nhiều thành phần khác nhau vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Tính đa dạng về thành phần và sở hữu cũng kéo theo tính đa dạng về qui mô, mức độ và giá trị của TNXH mà các doanh nghiệp thực hiện. Đồng thời, trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, nhà nước và xã hội đòi hỏi ở các doanh nghiệp thực hiện TNXH ngày một cao và cấp thiết. Chính yêu cầu ấy lại là áp lực xã hội, tạo động lực để doanh nghiệp phải từng bước phát triển để thực thi TNXH ngày một hiệu quả hơn. Do chỗ, doanh nghiệp là một thiết chế kinh tế trong thời buổi cạnh tranh gay gắt và đồng thời có vị thế một chủ thể xã hội nên doanh nghiệp tất yếu trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống kinh tế - xã hội của đất nước. Doanh nghiệp sử dụng nhiều nguồn lực vật chất và tinh thần của xã hội, được xã hội (thông qua hệ thống luật pháp của nhà nước) bảo hộ và được đảm bảo những quyền lợi hợp pháp và chính đáng. Lợi ích ấy các doanh nghiệp được thụ hưởng thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ hoàn trả lại những gì xã hội tạo giúp thông qua trách nhiệm của mình trên các khía cạnh kinh tế, luật pháp, đạo đức, bảo vệ môi trường. Hiệu quả TNXH của DN sẽ có hiệu ứng thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Doanh nghiệp là lực lượng năng động nhất trong kinh tế thị trường, gánh vác vai trò phát triển kinh tế lại không chỉ vì lợi ích kinh tế thuần túy, mà còn phải lấy phát
triển kinh tế làm động lực phát triển trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Mục tiêu lợi ích của doanh nghiệp cần gắn bó chặt chẽ với lợi ích cộng đồng theo quan điểm phát triển bền vững và cân đối hài hoà lợi ích của các đối tượng có liên quan trong xã hội, vì doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ tập trung coi trọng mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Doanh nghiệp là một loại hình tổ chức kinh tế của kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp có vai trò to lớn trong việc phát triển đồng bộ các loại thị trường. Phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan mà không một quốc gia nào không thực hiện. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế thị trường bên cạnh những thành tựu về kinh tế - xã hội mà nó mang lại thì không phải không có những mặt trái đang tác động đến con người và xã hội: lối sống vị kỷ, khuynh hướng coi trọng giá trị của thị trường là giá trị thực duy nhất dùng để quy chiếu các giá trị khác, khuynh hướng chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá… Với vị thế một chủ thể xã hội, doanh nghiệp thực hiện TNXH càng hiệu quả, thiết thực bao nhiêu thì càng góp phần giảm thiểu những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Hệ quả, doanh nghiệp góp phần tích cực xây dựng con người nhân văn hơn và xã hội lành mạnh hơn. Đây chính là nội dung quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN. Những hiện tượng sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, những hành vi ứng xử với người lao động và những vi phạm luật bảo vệ môi trường (như nêu ở trên) cho thấy giữa phương châm, triết lý và hành động thực tế thường thiếu sự thống nhất. Nếu pháp luật không nghiêm túc xử lý những hành vi gây tổn thương con người thì chẳng những trật tự, an toàn xã hội không được đảm bảo, mà nguy cơ đổ vỡ của doanh nghiệp tất yếu sẽ xảy ra. Không khác gì điều mà một ngạn ngữ Ấn Độ diễn tả: gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tư cách, gieo tư cách