2.2. Nội dung và hình thức biểu hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
2.2.2. Các hình thức biểu hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trong phạm trù nội dung và hình thức, nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật và hình thức là phương thức tồn tại, phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó. TNXH của DN bao hàm nhiều nội dung và vì thế tương ứng với nó các hình thức biểu hiện TNXH của DN khá đa dạng và phong phú. Khó có thể có hình thức nào bao hàm tất cả nội dung TNXH của DN. Việc phân loại các hình thức TNXH của DN sẽ cho chúng ta thấy TNXH của DN một cách cụ thể hơn. Để phân loại, chúng ta phải dựa trên những căn cứ nhất định:
Thứ nhất, xét dưới góc độ thành viên tham gia doanh nghiệp, TNXH của DN
bao gồm trách nhiệm của những người đứng đầu doanh nghiệp và trách nhiệm của tập thể doanh nghiệp: Người đứng đầu doanh nghiệp luôn đóng vai trò trung tâm và quyết định trong các hoạt động của doanh nghiệp nói chung và trong việc thực hiện TNXH của DN nói riêng; do vậy thường là người đề ra hoặc quyết định các giá trị của tổ
chức, các giá trị này luôn gắn với giá trị xã hội. Người đứng đầu doanh nghiệp có thể là một cá nhân hay một nhóm các cá nhân. Cũng cần nhấn mạnh rằng, có hai loại chủ doanh nghiệp là chủ sở hữu hay chủ quản lý. Chủ sở hữu (đại diện có thể là tập thể Hội đồng quản trị) có quyền quyết định tất cả mọi việc của doanh nghiệp vì tài sản của đại đa số doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân (trừ trường hợp, chủ doanh nghiệp là một cá nhân thuần túy). Nếu thực hiện tốt TNXH, những người đứng đầu doanh nghiệp dù ở tư cách cá nhân hay tư cách đại diện cho doanh nghiệp đều có ảnh hưởng tích cực tới hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Ví dụ như người tiêu dùng có thể thích dùng sản phẩm của hãng Microsoft chỉ vì Bill Gate là người tham gia nhiều hoạt động từ thiện, đặc biệt cho người nghèo trên thế giới dù có những hoạt động từ thiện của Bill Gate là hoạt động cá nhân không đại diện cho doanh nghiệp. Khi các giá trị, chuẩn mực xã hội thực sự trở thành nền tảng và mục đích cho hoạt động, các nhà quản lý sẽ tự giác thực hiện TNXH, coi đó là tôn chỉ, là nhiệm vụ sống còn của họ để duy trì sự phát triển của doanh nghiệp. Nói cách khác, giá trị xã hội chính là nền tảng và cũng là mục đích cho hoạt động quản lý của họ. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có hành vi vi phạm TNXH thì vấn đề đặt ra là trách nhiệm thuộc về chủ sở hữu hay chủ quản lý (vì đa số giám đốc doanh nghiệp chỉ là người được thuê để quản lý doanh nghiệp), người đứng đầu hay tập thể doanh nghiệp (doanh nghiệp chỉ có tư cách pháp nhân không phải tư cách cá nhân). Việc quy trách nhiệm cho chủ thể này tùy thuộc vào luật pháp của mỗi quốc gia, tuy nhiên khi doanh nghiệp có hành vi vi phạm đều có nguy cơ gây tổn thất cho doanh nghiệp, cho xã hội.
Thứ hai, xét trong mối quan hệ của doanh nghiệp, có TNXH bên trong của doanh
nghiệp và TNXH bên ngoài doanh nghiệp: TNXH bên trong của DN để chỉ những trách
nhiệm đối với các bộ phận cấu thành tổ chức doanh nghiệp (trách nhiệm với cổ đông, người lao động). TNXH bên trong của DN được thể hiện trong các cam kết của doanh nghiệp với người lao động như các nội quy, quy chế, quy định (quy định về văn hóa doanh nghiệp), chính sách tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ người lao động, cam kết tuân thủ các luật, công ước (Công ước về quyền trẻ em, công ước của tổ chức lao động quốc tế), hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các bản báo cáo (báo cáo doanh thu, lãi suât, báo cáo lao động, báo cáo lương), … TNXH bên ngoài của DN để chỉ trách nhiệm với nhà nước, các ngành kinh tế liên quan, người tiêu dùng, các đối tác, bạn hàng trong và ngoài nước, công đồng xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động, rộng ra là toàn xã hội… TNXH bên ngoài của doanh nghiệp được thể hiện trong văn bản pháp luật của
Nhà nước, Bộ, ban ngành như Luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư đồng thời nó cũng thể hiện trong các cam kết (Bộ tiêu chuẩn, bộ quy tắc ứng xử với các bên liên quan), biên bản hợp tác, báo cáo (báo cáo về môi trường, báo cáo phát triển bền vững)… Bộ tiêu chuẩn là những quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý được công bố dưới dạng văn bản, dùng làm thước đo phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác nhau trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Người tiêu dùng của những quốc gia phát triển có thị hiếu thiên về sản phẩm “sạch”, thân thiện với môi trường. Họ sẵn sàng tẩy chay sản phẩm được sản xuất thiếu TNXH. Xuất phát từ những yêu cầu của người tiêu dùng, áp lực từ phía xã hội, từ doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, khiến các doanh nghiệp phải có TNXH thông qua các Bộ quy tắc ứng xử (CoC). TNXH của DN được quy định trong các CoC được hiểu là trách nhiệm của doanh nghiệp với toàn XH thông qua sản phẩm của mình. Doanh nghiệp không chỉ được chú ý đến ở sự tăng trưởng mà còn ở những đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Bộ quy tắc ứng xử hiện nay có ba nhóm chính: Quy tắc ứng xử của các tổ chức quốc tế (ISO, GC, OECD);
Quy tắc ứng xử của các tập đoàn đa quốc gia, tổ chức hiệp hội nghề nghiệp (Bộ quy tắc
ứng xử của tập đoàn Nike, Adidas, FTA - hiệp hội ngoại thương…); Quy tắc ứng xử của
các tổ chưc độc lập như SAI - Tổ chức TNXH quốc tế, FLA (Tổ chức nhượng quyền
thương mại)… Các tổ chức chứng nhận quốc tế trên thế giới có xu hướng chứng nhận cho các doanh nghiệp về từng khía cạnh của nền tảng phát triển bền vững như về TNXH có SA 8000, ISO 26000, về sức khỏe và an toàn lao động cho người lao động theo OASAH 18000, về vấn đề môi trường có ISO 14000; về Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, FLA (nhượng quyền thương mại) ETI (Bộ quy tắc ứng xử về chế độ lao động), WRAP, các công ước ILO, EMAS, BSCI,...
SA 8000 (Social Accountability 8000) do tổ chức TNXH quốc tế (SAI) là một
thành viên của Hội đồng về Quyền ưu tiên kinh tế, xây dựng năm 1998. Tiêu chuẩn này được xem là tiêu chuẩn về nơi làm việc có thể chấp nhận được trên phạm vi toàn cầu và có thể được đánh giá ở mọi công ty, ở bất kỳ nơi đâu và cho bất kỳ ngành công nghiệp nào. Cùng với việc thiết lập các tiêu chuẩn liên quan đến quyền của người lao động, SA8000 tuân theo các thỏa ước quốc tế hiện hành, bao gồm các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, Công ước của LHQ về quyền trẻ em, bao gồm các nội dung: lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khỏe và an toàn lao động, tự do hiệp hội và thương lượng tập thể, phân biệt đối xử, thi
hành kỷ luật, giờ làm việc, tiền lương và các hệ thống quản lý. Việc cấp chứng chỉ SA8000 do các công ty kiểm toán độc lập quốc tế thực hiện.
WRAP (World Responsible Apperal Product) do tổ chức Worldwide
Responsible Acredicted Product ban hành, áp dụng riêng cho ngành Dệt May, ngoài 8 tiêu chuẩn như SA8000, WRAP còn có thêm ba tiêu chuẩn: quấy rối, lạm dụng thuế quan và an ninh. Việc cấp chứng chỉ WRAP do các công ty kiểm toán độc lập, các tổ chức phi chính phủ được chỉ định và công ty kiểm toán nhỏ thực hiện.
EMAS là hệ thống quản lý môi trường và giám định của Châu Âu.
BSCI (Business Social Compliance Initiative - Bộ quy tắc TNXH trong kinh doanh) là đề xuất của Hiệp hội ngoại thương (FTA), với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát về TNXH của DN. BSCI bao gồm 9 quy tắc: tuân thủ các luật có liên quan; tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể; cấm phân biệt đối xử; trả công lao động; thời gian làm việc; an toàn nơi làm việc; cấm lao động trẻ em; cấm lao động cưỡng bức; các vấn đề về an toàn và môi trường.
BSCI ra đời với mục đích phát triển các công cụ và quy trình đối với các chương trình xây dựng TNXH trong kinh doanh ở châu Âu. Nó được coi là một mô hình đánh giá cụ thể cho việc thực hiện TNXH của DN và đã đem lại nhiều lợi ích như góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của DN trên thị trường, năng suất lao động, giảm chi phí, cải thiện điều kiện làm việc và sức khỏe người lao động, đảm bảo lợi ích người tiêu dùng, giảm các tác động xấu tới môi trường và cộng đồng.
ISO14000 (Bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường) do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng nhằm mục đích tiến tới thống nhất áp dụng hệ thống quản lý môi trường EMS, đảm bảo sự phát triển bền vững trong từng quốc gia, trong khu vực và quốc tế. Bộ tiêu chuẩn này thiết lập một hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ cho các DN, giúp các cơ sở này nhận thức và quản lý được tác động của mình với môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm, liên tục có hành động cải thiện môi trường. Bộ tiêu chuẩn này được chia thành hai nhóm: các tiêu chuẩn về tổ chức và các tiêu chuẩn về sản phẩm.
Hệ thống OASAS 18001: là tiêu chuẩn đánh giá về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Mục tiêu của nó là giảm thiểu và ngăn ngừa tai nạn, thiệt hại về con người, thiết bị, thời gian do tai nạn cũng như thiệt hại cho môi trường.
dành cho tất cả các tổ chức không phân biệt loại hình, địa điểm hay quy mô. Bộ tiêu chuẩn này bao gồm 7 phần: phạm vi, điều khoản và định nghĩa, tìm hiểu về TNXH, nguyên tắc của TNXH, nhận thức được TNXH và các bên liên quan tham gia, hướng dẫn về các môn học chính trong TNXH, hướng dẫn tích hợp TNXH trong toàn tổ chức. Tiêu chuẩn ISO 26000 - 2008 đề cập tới 6 vấn đề là: việc quản lý tổ chức; vấn đề về quyền con người; những vấn đề liên quan đến lao động, việc làm; vấn đề môi trường; những vấn đề liên quan đến lợi ích và bảo vệ người tiêu dùng; những cam kết xã hội. ISO 26000 sẽ được áp dụng với tất cả các loại hình tổ chức (tập thể, doanh nghiệp, hội đoàn…).
Hiện nay, với sự ra đời của nhiều Bộ quy tắc ứng xử có thể gây ra phiền toái cho cả bên mua và bên bán. Trong 4 ngành sử dụng Bộ quy tắc nhiều nhất (dệt may, da giày, nông nghiệp, đồ chơi), hầu hết các nhà cung ứng có nhiều doanh nghiệp mua hàng, mỗi doanh nghiệp mua hàng có một Bộ quy tắc riêng. Xu hướng là sẽ hài hòa, hợp nhất các bộ quy tắc. ISO 26000 được coi là tiêu chuẩn quốc tế, là mắt xích quan trọng giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm ra phương pháp, chiến lược tiếp cận TNXH của DN.
Thứ ba, xét về tính chất: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang tính bắt
buộc và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang tính tự nguyện. Hình thức TNXH
bắt buộc là hình thức đáp ứng những chuẩn mực pháp lý. Nói cách khác đó là những nghĩa vụ pháp lý. Về cơ bản, đó là những điều doanh nghiệp được làm và không được làm trong Luật. Những điều đó thường liên quan 5 khía cạnh: điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, an toàn và bình đẳng, khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái [71; 23]. Hoạt động như một thiết chế kinh tế nên cơ chế vận hành, những quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp do hệ thống pháp lý điều chỉnh. Đó là quyền sản xuất, kinh doanh hàng hóa, quyền cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật; nghĩa vụ đảm bảo chất lượng, tính chất hàng hóa, yêu cầu bảo vệ môi trường và nghĩa vụ đối với nhà nước (nộp thuế, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm...). Doanh nghiệp có bổn phận thực thi những quyền, nghĩa vụ ấy. TNXH mang tính tự nguyện là hình thức đáp ứng những chuẩn mực văn hóa, chuẩn mức đạo đức chung của xã hội, không mang tính bắt buộc. Về cơ bản, những quy định ngoài luật đối với doanh nghiệp được coi là TNXH của DN mang tính tự nguyện. Hành động của doanh nghiệp như là một tuyên ngôn, một sự cam kết trách nhiệm với cộng đồng trước những nhu cầu giá trị xã hội mà cộng đồng đặt ra. Thông qua những cam kết bằng văn bản được thể chế
hóa như Bộ quy tắc ứng xử, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể…, doanh nghiệp đã thực hiện TNXH một cách tự nguyện.
- Thứ tư, xét về yếu tố tài chính, có TNXH của DN mang tính kinh tế và TNXH
của DN mang tính phi kinh tế: TNXH của DN mang tính kinh tế là những trách nhiệm
doanh nghiệp phải tính chi phí tài chính ví dụ như trách nhiệm đóng thuế, trách nhiệm từ thiện, trách nhiệm môi trường. TNXH của DN mang tính phi kinh tế đó là hành vi doanh nghiệp cam kết xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng hệ thống giá trị, triết lý kinh doanh, hành vi kinh doanh có đạo đức, tham gia hỗ trợ cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp có trụ sở gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa, tinh thần … Tuy nhiên cần phân biệt rất rõ giữa đạo đức kinh doanh – văn hóa doanh nghiệp – TNXH của DN.
Đạo đức kinh doanh là những nguyên tắc, quy định và chuẩn mực đạo đức
nhằm chỉ đạo, hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh (Đạo đức kinh doanh bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức, những phẩm chất đạo đức này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra các quyết định của chủ thể doanh nghiệp. Đó chính là “đầu vào” của quá trình lựa chọn hành vi xã hội của doanh nghiệp).
Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị, niềm tin, phương pháp tư duy được
mọi thành viên trong doanh nghiệp đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên (Văn hóa doanh nghiệp là “cách thức hành động” mà doanh nghiệp đúc rút từ các giá trị đạo đức, hình thành nên bản sắc riêng).
TNXH của DN là quá trình nhận thức và thực hiện những bổn phận và nghĩa vụ
mà doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với xã hội (đây là mục tiêu của hành động, “đầu ra” của hoạt động của doanh nghiệp. TNXH của DN quan tâm tới hậu quả của những quyết định của doanh nghiệp tới xã hội) [71; 21]
Sơ đồ 2.3: Mối quan hệ giữa Đạo đức kinh doanh – Văn hóa doanh nghiệp – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
[Nguồn: 71; 22]