Đặc điểm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 50 - 53)

2.1. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

2.1.2. Đặc điểm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Từ khái niệm tổng quát nêu trên, theo tác giả luận án, TNXH của DN có những đặc điểm sau:

Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố trong đặc điểm TNXH của DN

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)

Thứ nhất,TNXH của DN luôn đặt trong quan hệ lợi ích: lợi ích là nguồn gốc của

quá trình vận động của TNXH của DN, là động lực thúc đẩy chủ thể hành động TNXH. TNXH của DN là hành động đem lại lợi ích chính của chủ thể doanh nghiệp và lợi ích xã hội vì nó hướng tới mục tiêu xã hội, giá trị xã hội. Mỗi chủ thể có những đặc điểm

LỢI ÍCH TNXH CỦA DN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIÁ TRỊ XÃ HỘI Động lực thực hiện Hướng tới

tâm sinh lý, hoàn cảnh khác nhau, nhu cầu khác nhau và do đó, có lợi ích riêng khác nhau. Việc coi trọng nhận thức và ý thức giải quyết một cách thỏa đáng, hợp lý quan hệ lợi ích (trước hết là lợi ích kinh tế giữa các chủ thể) không chỉ tạo nên động lực thúc đẩy các chủ thể trong quá trình thực hiện lợi ích của mình, mà còn làm gia tăng tinh thần TNXH của các chủ thể. Nói tới lợi ích xã hội là phải hướng tới hoạt động vì phát triển của con người, vì sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Có những hành động không liên quan đến lợi ích bản thân chủ thể, nhưng có ích cho xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội thì chủ thể vẫn thực hiện. Trong khi thỏa mãn các lợi ích của mình, chủ thể cũng đồng thời thỏa mãn lợi ích của cộng đồng, xã hội. Lợi ích và giá trị xã hội là yếu tố nền tảng để doanh nghiệp xác định TNXH của mình. Tính xã hội (Social) trong TNXH phải được hiểu ở giá trị xã hội do hành động thực thi trách nhiệm mang lại. Ví dụ, doanh nghiệp bảo đảm điều kiện và thu nhập từ lao động tốt, cung cấp sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng, biết bảo vệ môi trường sống… là hàm chứa giá trị xã hội. Mỗi cá nhân, tổ chức muốn đạt lợi ích của mình, cách tốt nhất là phải tuân thủ và bảo vệ lợi ích cộng đồng hay nói cách khác, phải có TNXH. Nếu lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm đối lập hay loại trừ lợi ích của tập thể, lợi ích xã hội thì sự tồn tại của các chủ thể ấy chẳng khác gì một loại lực cản trở phát triển và sớm muộn cũng sẽ tiêu vong.

Hơn nữa, doanh nghiệp thực hiện TNXH là cách thức giải quyết quan hệ giữa

các lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích môi trường. Trong quá trình

tồn tại và phát triển doanh nghiệp không thể chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế thuần túy, mà vô tình hay hữu ý lãng quên tính xã hội ngay trong các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Ngay giá trị xã hội của lợi ích kinh tế của doanh nghiệp đã có quan hệ giá trị với xã hội bên ngoài, vì sự vận động của doanh nghiệp không thể tách rời sự vận động của xã hội. Chỉ trên cơ sở giá trị xã hội ấy, doanh nghiệp mới có thể vươn rộng hơn về qui mô, giá trị TNXH theo vị thế của một chủ thể xã hội. Tiếp cận này cũng chỉ ra rằng, sự thực hiện TNXH luôn diễn ra trong mâu thuẫn lợi ích. Vì vậy, thực hiện TNXH đến đâu để hài hòa các lợi ích là tùy thuộc vào nhận thức, năng lực và ý thức hành động của từng doanh nghiệp cụ thể.

- Thứ hai, TNXH của DN mang tính lịch sử cụ thể: thời đại khác nhau, nội dung,

hình thức, qui mô TNXH của DN khác nhau. Trong thời kỳ phong kiến, chính trị là công việc của triều đình, nhà vua, còn đại đa số người dân không thể có ý kiến gì về việc ban hành chính sách cai trị, mà chỉ có bổn phận thực thi. Vì thế, người dân bị hạn chế về chủ

động nhận thức và ý thức hành động TNXH, trừ trường hợp khi đất nước bị nạn ngoại xâm thì bổn phận người dân yêu nước mới được thể hiện ở nhiều hình thức trách nhiệm với Tổ quốc. Thời đại ngày nay, người dân đã và đang làm chủ bản thân, làm chủ đất nước nên nhận thức và ý thức hành động TNXH ngày một mang tính chủ động hơn, người dân có thái độ tự nguyện tự giác đáp ứng nhiều yêu cầu, đòi hỏi của xã hội nhằm góp phần đảm bảo cho xã hội duy trì sự ổn định, phát triển. Bản thân tính tự giác và tự nguyện của TNXH lại đậm nét tính thời đại hôm nay. Xã hội càng văn minh, tiến bộ thì tính tự giác, tự nguyện càng cao. Đồng thời, tính tự giác, tự nguyện cao thì xã hội mới càng văn minh, tiến bộ.

Thứ ba, qui mô thực hiện TNXH của DN phụ thuộc qui mô của doanh nghiệp:

tập đoàn đa quốc gia thể hiện TNXH khác với các DN vừa và nhỏ. Tất nhiên, vấn đề là qui mô TNXH ấy tác động đến xã hội ở mức độ nào (nhiều hay ít), theo chiều hướng nào (tốt hay xấu). Ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò không nhỏ trên phương diện góp phần tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Ở những giai đoạn phát triển khác nhau, quy mô thực hiện TNXH của DN cũng khác nhau. Có thể thời điểm này doanh nghiệp tập trung vào trách nhiệm với người lao động, ở giai đoạn khác doanh nghiệp tập trung vào giải quyết vấn đề môi trường. Nếu doanh nghiệp nào có thể thực hiện đồng thời cùng một lúc các trách nhiệm đó thì cần phải được phát huy và tôn vinh.

Thứ tư, TNXH của DN gắn với phát triển bền vững: toàn cầu hóa đặt ra những

thách thức về sử dụng các nguồn lực, trong đó, vấn đề cộng đồng xã hội bình đẳng, cùng thụ hưởng lợi ích. Tham gia vào quá trình phát triển bền vững, TNXH của DN có vị trí như là một thành tố tất yếu, một động lực khả thi. Phát triển bền vững là nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của toàn thể nhân loại (vật chất và tinh thần), đồng thời bảo tồn những điều kiện tái sản xuất của tự nhiên (sự quan tâm về sinh thái) với những mối quan hệ xã hội, công bằng để đảm bảo sự hòa thuận và sự cố kết xã hội (những mong đợi về mặt xã hội). Các doanh nghiệp thực hiện TNXH là đã tự giác tiếp thu các nguyên tắc của sự phát triển bền vững và cố gắng đưa chúng vào trong các chiến lược của mình. Những khoản chi phí liên quan đến TNXH là khoản đầu tư mang tính dài hạn, được thực hiện trước, trong và sau khi làm ra sản phẩm chứ không phải là một khoản đóng góp mang tính nhân đạo, từ thiện của doanh nghiệp được trích ra từ lợi nhuận doanh nghiệp sau khi đã bán sản phẩm. Mới đây, Liên hợp quốc đã thông qua 17 mục tiêu phát triển bền vững mới trong đó có mục tiêu liên quan đến TNXH của DN như: đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người ở

mọi lứa tuổi; đảm bảo việc tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, việc làm đầy đủ, năng suất và công việc tốt cho tất cả mọi người; xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới; đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững; có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó; bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững; bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học; thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ở tất cả các cấp; đẩy mạnh cách thức thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững.

Thứ năm,hình thức thể hiện của TNXH của DN đa dạng và phong phú: hình thức

có thể thể hiện qua các tiêu chí đánh giá khác nhau nhằm thực hiện các nghĩa vụ và sự tuân thủ các cam kết của doanh nghiệp. Các tiêu chí này nhằm cụ thể hóa các chuẩn mực

nhất định. Các tiêu chí mang tính chuẩn mực này có thể được doanh nghiệp tự đặt ra hoặc do nhà nước hoặc xã hội quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ nhất định. Nó có thể được thể hiện thông qua văn bản riêng biệt hoặc lồng ghép vào các văn bản quản lý của doanh nghiệp. Các chuẩn mực đó có thể là: đảm bảo quyền con người; đảm bảo thực hiện tốt các tiêu chuẩn về lao động và môi trường được quy định bởi các Công ước quốc tế và pháp luật của các nước sở tại (thường phải tốt hơn luật); đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên (doanh nghiệp, người lao động, khách hàng, người tiêu dùng, cộng đồng, xã hội); tuân thủ pháp luật các nước sở tại; thực hiện công khai, minh bạch trong thông tin; chống tham nhũng; chống ma túy; thực hiện, kiểm tra, giám sát và công khai thông tin; tảm bảo quan hệ lao động lành mạnh; đảm bảo hệ thống quản lý tốt và hiệu quả [34; 10].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)